9.1 An toàn lao động
An toàn lao động trong nhà máy có vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, sức khỏe, tính mạng công nhân cũng như tình trạng máy móc, thiết bị. Vì vậy cần phải quan tâm đúng mức, phổ biến rộng rãi để người công nhân hiểu rõ được tầm quan trọng của nó, bằng việc đề ra nội quy và biện pháp phòng ngừa.
9.1.1 Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động
- Tổ chức lao động và sự liên hệ giữa các bộ phận không chặt chẽ.
- Các thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn.
- Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa cao.
- Vận hành thiết bị, máy móc không đúng quy trình kỹ thuật.
- Trình độ lành nghề và nắm vững về mặt kỹ thuật của công nhân còn yếu.
- Các thiết bị, máy móc được trang bị không tốt hoặc chưa hợp lý.
9.1.2 Các biện pháp hạn chế tai nạn lao động
- Cần có nội qui, qui chế làm việc cụ thể cho từng bộ phận, phân xưởng sản xuất.
CBCNV phải thực hiện theo chỉ dẫn của bảng cấm, bảng hướng dẫn an toàn.
- Máy móc thiết bị phải có bảng hướng dẫn vận hành và sử dụng cụ thể. CBCNV phải sử dụng đúng mục đích các trang bị đã được cung cấp.
- Trong thời gian làm việc CBCNV không được đi lại nơi không thuộc phạm vi của mình. Nếu không được phân công thì không được sử dụng và sửa chữa thiết bị.
- Các sản phẩm, hàng hoá vật tư, thành phẩm đóng gói, để cách tường 0,5 mét, cách xa cửa thoát nạn, cầu dao điện, phương tiện chữa cháy, tủ thuốc cấp cứu.
- Khi sửa chữa máy phải ngắt công tắc điện và có biển báo mới sửa chữa.
- Khi chuẩn bị vận hành máy phải kiểm tra lại dụng cụ, chi tiết có nằm trên máy không và không có người đứng trong vòng nguy hiểm mới cho máy vận hành.
- Không được để dầu, mỡ, nhớt máy rơi vãi trên sàn xưởng, nơi làm việc.
9.1.3. Những yêu cầu cụ thể về an toàn lao động
❖ Đảm bảo ánh sáng khi làm việc: các phòng, phân xưởng sản xuất phải có đủ
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thúy Giáo viên hướng dẫn: TS. Mạc Thị Hà Thanh 116
ánh sáng và thích họp với từng công việc. Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo không bị lấp bóng hoặc lóa mắt. Bố trí cửa phù họp để tận dụng ánh sáng tự nhiên.
❖ Thông gió: nhà sản xuất và làm việc phải được thông gió tốt. Phân xưởng thải nhiều nhiệt cần phải bố trí thêm quạt, tạo điều kiện thoải mái cho công nhân làm việc.
❖ An toàn về điện
- Hệ thống điện điều khiển phải được tập trung vào bảng điện, có hệ thống chuông điện báo và hệ thống đèn màu báo động.
- Trạm biến áp, máy phát phải có biến báo, bố trí xa nơi sản xuất.
- Các thiết bị điện phải được che chắn, bảo hiểm.
- Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân cơ điện.
❖ An toàn sử dụng thiết bị
- Thiết bị, máy móc phải sử dụng đúng chức năng, đúng công suất.
- Bố trí lắp đặt thiết bị phù hợp với quá trình sản xuất.
- Các đường ống hơi nhiệt phải có lớp bảo ôn, có áp kế.
- Mỗi loại thiết bị phải có hồ sơ rõ ràng. Sau mỗi ca làm việc phải có sự bàn giao máy móc, nêu rõ tình trạng để ca sau xử lý.
- Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy móc, thiết bị.
- Có chế độ vệ sinh, sát trùng, vô dầu mỡ cho thiết bị.
- Phát hiện và sửa chữa kịp thời khi có hư hỏng.
❖ Phòng chống cháy nổ
• Yêu cầu chung:
- Nguyên nhân xảy ra cháy nổ là do tiếp xúc với lửa, do tác động của tia lửa điện, do cạn nước trong lò hơi, các ống hơi bị co giãn, cong lại gây nổ.
- Tuyệt đối tuân theo các thao tác về thiết bị đã được hướng dẫn.
- Không hút thuốc tại kho nguyên liệu, xăng dầu, gara ô tô,...
- Thường xuyên tham gia hội thao phòng cháy chữa cháy.
• Yêu cầu trong thiết kế thi công:
- Kho xăng, dầu, nguyên liệu phải đặt xa nguồn nhiệt. Trong kho phải có bình C02 chống cháy và vòi nước để dập lửa.
- Tăng tiết diện ngang của cấu trúc, bề dày lớp bảo vệ cấu kiện bê tông cốt thép.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thúy Giáo viên hướng dẫn: TS. Mạc Thị Hà Thanh 117
- Bố trí khoảng cách các khu nhà trong mặt bằng sao cho hợp lý để thuận lợi trong phòng và chữa cháy.
- Xung quanh nhà máy cần phải có đường ôtô ra vào để phòng và chữa cháy.
• Yêu cầu đối với trang thiết bị:
- Đối với thiết bị dễ cháy nổ cần tuân thủ một cách nghiêm ngặc những qui định về thao tác, sử dụng và cần đặt cuối hướng gió.
❖ An toàn với hoá chất: các hóa chất phải đặt đúng nơi quy định. Khi sử dụng phải tuân theo quy định đề ra để tránh gây độc hại, ăn mòn và hư hỏng thiết bị.
❖ Chống sét: để đảm bảo an toàn cho các công trình trong nhà máy, phải có cột thu lôi cho những công trình ở vị trí cao.
9.2 Vệ sinh công nghiệp
Vấn đề vệ sinh công nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nhà máy sữa.
Nếu tiêu chuẩn vệ sinh trong nhà máy không đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng cũng như công nhân.
9.2.1 Vệ sinh cá nhân công nhân
Vấn đề này yêu cầu rất cao, đặc biệt là công nhân trực tiếp làm việc tại các phân xưởng sản xuất chính:
- Trong giờ làm việc, CBCNV phải sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao động.
- Không được ăn uống trong khu vực sản xuất.
- Đội trưởng hoặc quản đốc có thể buộc công nhân viên ngừng việc khi phát hiện công nhân viên có sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu, bia,...
- Thực hiện tốt chế độ khám sức khỏe cho CBCNV theo định kỳ 6 tháng một lần.
Không để người đau ốm vào khu vực sản xuất. Nếu trong quá trình làm việc CBCNV cảm thấy cơ thể không bình thường có thể dẫn đến tai nạn lao động thì phải ngưng việc ngay và báo cho đội trưởng hoặc quản đốc giải quyết kịp thời.
9.2.2 Vệ sinh máy móc, thiết bị
Hệ thống CIP (Clean in place): CIP là quá trình vệ sinh, tẩy rửa, sát trùng trại chỗ mà thiết bị không cần phải tháo lắp. Có nhiều ưu điểm như không phải tháo lắp thiết bị, rửa ở những vị trí khó rửa bằng rửa thông thường, giảm nguy cơ lây nhiễm hóa học, vi sinh, tiết kiệm thời gian vệ sinh thủ công và nhất là cái thiện chất lượng, kéo dài tuối thọ sản phẩm.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thúy Giáo viên hướng dẫn: TS. Mạc Thị Hà Thanh 118
❖ Các loại chất bẩn tồn tại trong thiết bị và trong đường ống: đường, chất béo, đạm, khoáng,..
❖ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch: nhiệt độ, thời gian, vận ttocs chất làm sạch và nồng độ dung dịch làm sạch.
9.2.3 Vệ sinh xí nghiệp
Sau mỗi mẻ, mỗi ca cần phải làm vệ sinh khu làm việc.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài các phân xưởng.
9.2.4 Xử lý nước thải
Nước thải chứa nhiều tạp chất hữu cơ nên vi sinh vật dễ phát triển gây ô nhiễm cho môi trường sống của con người. Để đảm bảo vệ sinh, đường ống dẫn nước thải thường chôn sâu dưới đất hoặc rãnh có nắp đậy kín và đảm bảo về vấn đề tự chảy. Khi nước thải ra không được nối trực tiếp xuống cống mà phải qua hệ thống xử lý nước thải. Nước thải sau khi xử lý phải đạt các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh. Cuối cùng nước thải sẽ được tập trung về khu xử lý nước thải chung của khu công nghiệp và xử lý 1 lần nữa mới xả ra ao, hồ...
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thúy Giáo viên hướng dẫn: TS. Mạc Thị Hà Thanh 119
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu tài liệu cùng với những kiến thức đã được học, và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn TS. Mạc Thị Hà Thanh, đến nay tôi đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế nhà máy sữa từ nguyên liệu sữa tươi gồm 2 dây chuyền sản xuất: sữa cô đặc có đường với năng suất 25,7 triệu lít nguyên liệu/
ca và phô mai ủ chín Camembert với năng suất 3,8tấn sản phẩm/năm”, tôi đã phần nào nắm được những kiến thức cơ bản về thiết kế nhà máy thực phẩm nói chung và nhà máy sản xuất sữa nói riêng, đặc biệt là về quy trình và dây chuyền công nghệ sản xuất sữa tiệt trùng có đường và phô mai Camembert, về cách bố trí thiết bị sao cho kinh tế và hợp lí nhất. Với các số liệu ban đầu từ nguồn liêu liệu sữa tươi và số liệu kĩ thuật của sản phẩm, tôi đã tính toán được lượng các nguyên liệu cần dùng cho nhà máy sản xuất trong một ca, lựa chọn và sắp đặt hệ thống các thiết bị cho hai dây chuyền sản xuất. Dựa trên cơ sở đó tôi đã thiết kế được phân xưởng sản xuất chính có diện tích 2160 m2; tính toán xây dựng các công trình và khu vực phụ trợ để hình thành nên tổng mặt bằng nhà máy chế biến sữa với tổng diện tích 12369 m2.
Tuy nhiên do kiến thức bản thân còn hạn chế, tài liệu thiếu thốn, đồng thời việc áp dụng lý thuyết vào thực tế gặp rất nhiều khó khăn, nên không tránh khỏi những vướng mắc và thiếu sót.
Rất mong được sự góp ý, giúp đỡ khắc phục những sai sót của cô hướng dẫn và các thầy cô giáo phản biện, cùng hội đồng bảo vệ để tôi có thêm những kiến thức quý giá sau này áp dụng vào thực tiễn cuộc sống một cách có hiệu quả hơn.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thúy Giáo viên hướng dẫn: TS. Mạc Thị Hà Thanh 120