PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO CHO

Một phần của tài liệu Toàn cảnh thực trạng nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 21 - 24)

1.2.1 Khái niệm phân loại nợ:

Phân loại nợ là việc sắp xếp các khoản nợ gốc vào các nhóm nợ theo qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay.

Tín dụng là nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để chống đỡ với các rủi ro có thể xảy ra, các NHTM phải tiến hành phân loại nợ để làm cơ sở cho việc đánh giá chất lƣợng tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo định kỳ.

1.2.2 Cách thức phân loại nợ

1.2.2.1. Phương Pháp "Định Lượng"

Theo Quyết Định 493, Nợ đƣợc phân thành năm nhóm, bao gồm:

 Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm: Các khoản nợ trong hạn (hoặc quá hạn dưới 10 ngày) và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

 Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.

 Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

 Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và đƣợc TCTD đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đƣợc cơ cấu lại, TCTD có thể phân loại lại khoản nợ đó vào Nhóm 1.

Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với TCTD mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì TCTD bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Đối với các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà TCTD có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì TCTDchủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

1.2.2.2. Phương Pháp "Định Tính"

Ngoài cách phân loại nợ theo phương pháp "định lượng" tương tự như các quy định trước đây, Quyết Định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2005 còn cho phép các tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện đƣợc thực hiện phân loại nợ theo phương pháp "Định tính" nếu được NHNN chấp thuận bằng văn bản. Theo phương pháp này, nợ cũng được phân thành 5 nhóm tương ứng như 5 nhóm nợ theo cách phân loại nợ theo phương pháp “Định lượng”, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chƣa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng đƣợc NHNN chấp thuận. Các nhóm nợ bao gồm:

 Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

 Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

 Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn hoặc có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

 Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

1.2.3 Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ

Hoạt động tín dụng luôn tồn tại rất nhiều rủi ro. Vì vậy, để phòng ngừa những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hàng qui định về việc trích lập dự phòng cho các nhóm nợ nhƣ sau:

1.2.3.1. Dự phòng chung:

Tổ chức tín dụng thực hiện việc trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ Nhóm 1 đến Nhóm 4 (tức là không bao gồm các khoản nợ có khả năng mất vốn).

1.2.3.2. Dự phòng cụ thể:

Bảng 1.1: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ:

Nhóm nợ Tỷ lệ dự phòng

Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

Nhóm 2 – Nợ cần chú ý 5%

Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ 50%

Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn 100%

Nguồn: Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đƣợc tính theo công thức sau:

R = max {0, (A - C)} x r Trong đó:

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ

C: giá trị của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Bảng 1.2: Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản bảo đảm (xem phụ lục 1) Giá trị của tài sản bảo đảm (C) đƣợc xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ áp dụng với:

- Giá trị thị trường của vàng

- Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, và các loại giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng

- Giá trị thị trường của chứng khoán của doanh nghiệp và của tổ chức tín dụng khác

- Giá trị của tài sản bảo đảm là động sản, bất động sản và các tài sản bảo đảm khác ghi trên hợp đồng bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính.

Riêng đối với các khoản cho thuê tài chính, tài sản cho thuê đƣợc tính là tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu Toàn cảnh thực trạng nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)