3.3. PHÂN TÍCH NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
3.3.3 Phân tích nợ xấu
Nợ xấu đƣợc xem nhƣ là một gánh nặng của nền kinh tế nói chung và các ngân hàng nói riêng. Việc nợ xấu gia tăng cộng với lãi suất cho vay cao ngất ngƣỡng giống nhƣ một lực cản làm triệt tiêu mọi động lực phát triển của các ngân hàng. Hai năm qua, Thống đốc ngân hàng nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật yêu cầu ngân hàng gọi đúng tên các khoản nợ, yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và thành lập Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VAMC; cùng với đó là những chuyển biến tích cực khi nền kinh
tế đang phục hồi , đây sẽ là điều kiện thuân lợi để ACB khắc phục cũng nhƣ kiểm soát tình trạng nợ xấu trong hoạt động tín dụng của đơn vị.
Biểu đồ 3.10: Tình hình nợ xấu trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 tại ACB Đơn vị tính: Triệu VND
Nguồn: báo cáo tài chính từ năm 2011 đến năm 2014 của ACB
Tại ACB, nợ xấu tăng giảm liên tục. Cụ thể, năm 2012 nợ xấu là 2,526,117 triệu VND, tương ứng tăng 189% so với năm 2011. Qua đến năm 2013, tốc độ gia tăng của nợ xấu đã đƣợc kiềm hãm hơn, khi chỉ tăng 27% so với năm 2012, ở mức 3,204,318 triệu VND. Tuy nhiên so với mặt bằng chung các ngân hàng thì việc tăng nợ xấu nhƣ vậy cũng rất đáng lo ngại. Sang năm 2014, tình hình nợ xấu có chiều hướng khả quan hơn khi giảm 695617 triệu VND so với năm 2013, dù cho 6 tháng đầu năm này nợ xấu có sự gia tăng mạnh mẽ.
Bảng 3.14: Tỷ lệ nợ xấu của ACB trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014.
Đơn vị tính: Triệu VND Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng nợ xấu 873,516 2,526,117 3,204,318 2,508,701
Tổng dƣ nợ cho vay khách
hàng 101,897,633 101,832,103 106,178,937 115,353,743
Tỷ lệ nợ xấu 0.86% 2.48% 3.0% 2.17%
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2011 đến năm 2014 của ACB 873,516
2,526,117
3,204,318
2,508,701
0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng nợ xấu
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ nợ xấu tại một số ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2014.
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank Qua biểu đồ trên, ta thấy tỷ lệ nợ xấu tại ACB khá cao trong giai đoạn 2012 - 2014.
Cụ thể:
- Năm 2011: Tỷ lệ nợ xấu là 0.86% trong tổng dƣ nợ, so với các ngân hàng cạnh tranh thì mức tỷ lệ này tương đối thấp, khi ở Techcombank là 2.83% và Eximbank là 1.61%. Điều này chứng tỏ trong điều kiện kinh tế lúc bấy giờ vô cùng khủng hoảng nhƣng ACB vẫn thực hiện công tác quản lý nợ khá tốt.
- Năm 2012: Tỷ lệ nợ xấu gia tăng gần 189% so với năm 2011, đạt mức 2.48%
trong tổng dư nợ. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Không chỉ riêng ACB, các ngân hàng khác cũng chịu ảnh hưởng lớn trước tình hình khó khăn chung, nên tỷ lệ nợ xấu đều tăng cao, điển hình là Sacombank với tỷ lệ nợ xấu là 2.05%, Techcombank là 2.7%, duy chỉ có Eximbank là có được tỷ lệ nợ xấu thấp dưới 2%. Cho nên việc ACB có tỷ lệ nợ xấu là 2.48% thì cũng có thể chấp nhận đƣợc.
- Năm 2013: Tình hình kinh tế đất nước đang dần được phục hồi hơn nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng tại ACB và các ngân hàng khác. Cụ thể tỷ lệ nợ xấu năm này ở mức 3%, tăng 21.2% so với năm 2012. Mặc dù vẫn chưa vượt ngưỡng an toàn do nhà nước qui định nhƣng cũng rất đáng báo động. Nếu xét với các ngân hàng cạnh tranh thì tỷ lệ nợ xấu của ACB và Techcombank (3.65%) đang ở mức cao khi Sacombank và Eximbank chỉ lần lƣợt ở các mức 1.4%; 1.98%. Do vậy, công việc phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ACB lúc này là rất cấp bách. Trong năm này, ACB dự kiến sẽ 1,500 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, nếu việc mua bán nợ xấu này hoàn thành thuận lợi thì ACB có thể giảm tỷ lệ nợ xấu năm 2013 xuống còn 2%. Tuy nhiên, thực tế thì ACB chỉ bán đƣợc 423 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, thu về 318 tỷ trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành và thực hiện trích
0.86%
2.48%
3.00%
2.17%
0.56%
2.05%
1.4% 1.50%
2.83% 2.7%
3.65%
2.38%
1.61%
1.32%
1.98%
2.46%
0.00%
0.50%
1.00%
1.50%
2.00%
2.50%
3.00%
3.50%
4.00%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
ACB Sacombank Techcombank Eximbank
lập dự phòng bắt đầu từ năm 2014, do đó tỷ lệ nợ xấu vẫn còn khá cao, 3% (nguồn:
tinnhanhchungkhoan.vn).
- Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của ACB đƣợc cải thiện mạnh mẽ, trở về mức 2.17%, thấp hơn cả năm 2012. Có thể thấy đƣợc nỗ lực to lớn của ACB trong công tác khắc phục nợ xấu, vì trước đó theo báo cáo của 6 tháng đầu năm thì tỷ lệ nợ xấu đã chính thức vượt 3%
- ngưỡng an toàn do Ngân hàng nhà nước và các tổ chức quốc tế đặt ra, là 3.51%, tăng 20% so với cùng kì năm ngoái, mặc dù trong quý I/2014 ACB đã bán thêm 80 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC (nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn). Lý giải cho việc nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2014 lại có mức tăng khác biệt nhƣ vậy, các chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định đây là tác động của cơ chế Phân loại và trích lập dự phòng theo Thông tƣ 09- 2014/TT-NHNN (thông tƣ bổ sung một số điều của thông tƣ 02-2013/TT-NHNN), chặt chẽ và có những tiêu chuẩn cao hơn. Trong khi ACB đang giảm dần tỷ lệ nợ xấu thì một ngân hàng khác là Eximbank lại có dấu hiệu của sự suy giảm chất lƣợng tín dụng, thể hiện qua việc tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này liên lục tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2014, cụ thể là hiện nay đã ở mức 2.46%. Riêng Techcombank thì tỷ lệ nợ xấu đã giảm rất mạnh, chỉ còn chiếm 2.38% tổng dƣ nợ cho vay.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro rất lớn, và một trong những rủi ro ấy là tỷ lệ nợ xấu đang diễn biến phức tạp, rất có thể tình hình nợ xấu thực chất tại các ngân hàng còn nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì đƣợc công bố.
Vì vậy, việc ACB tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu là vô cùng cần thiết.