Bảng 3.16: Tỷ lệ cho vay khách hàng trong giai đoạn 2011 – 2014 của ACB
Đơn vị tính: Triệu VND
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
Dƣ nợ cho vay khách
hàng 101,897,633 101,832,103 106,178,937 115,353,743 Tài sản sinh lời 218,132,295 155,732,396 152,031,053 165,528,543 Tỷ lệ cho vay khách
hàng 46.71% 65.39% 69.84% 69.69%
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2011 đến năm 2014 của ACB Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ cho vay của một số ngân hàng
Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2014
Qua biểu đồ, ta thấy: Tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản sinh lời của ACB khác cao so với những ngân hàng khác và tỷ lệ này tăng lên qua các năm. Cụ thể:
- Năm 2011: tổng tài sản sinh lời của ACB rất cao, lên đến 218,132,295 triệu VND, trong khi đó dƣ nợ cho vay khách hàng chỉ là 101,897,633 triệu VND, làm cho tỷ lệ cho
46.71%
65.39%
69.84% 69.69%
66.99% 73.11% 75.84% 74.19%
39.91% 44.31% 44.87% 50.25% 50.32% 51.97% 50.72% 57.48%
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
2011 2012 2013 2014
ACB Sacombank Techcombank Eximbank
vay khách hàng chỉ chiếm 46.71% trong tổng tài sản sinh lời. Điều này đồng nghĩa với việc đồng tiền dùng để kinh doanh tạo ra lợi nhuận của ACB chƣa đƣợc đầu tƣ nhiều vào họat động cho vay khách hàng. Sở dĩ tỷ lệ này thấp là bởi vì trong năm này khoản tiền ACB gửi có kì hạn tại các TCTD khác là khá lớn, chiếm gần 36% tổng tài sản sinh lời.
Trong điều kiện nền kinh tế biến động phức tạp, rủi ro hoạt động tín dụng là tương đối cao, thêm vào đó là lãi suất huy động của các TCTD hấp dẫn (nguồn: cafef.vn) thì việc ACB lựa chọn hình thức gửi tiền có kì hạn vào các TCTD đƣợc xem là giải pháp kinh doanh an toàn. Cũng giống nhƣ ACB, hai ngân hàng là Techcombank và Eximbank cũng có tỷ lệ cho vay khách hàng thấp do tài sản đƣợc dùng để gửi tiết kiệm tại các TCTD khác và đầu tƣ chứng khoán. Chỉ có Sacombank chú trọng tập trung phần lớn nguồn lực kinh doanh vào việc cho vay, thể hiện ở mức tỷ lệ cho vay khác hàng là 66.99% tài sản sinh lời.
- Năm 2012: Mặc dù dƣ nợ cho vay khách hàng không có sự thay đổi so với năm 2011 nhƣng do tổng tài sản sinh lời giảm mạnh nên tỷ lệ cho vay khách hàng đã tăng lên mạnh mẽ, đạt 65.39%, tăng 40% so với năm ngoái. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm tài sản là do trong năm này ACB gặp phải biến cố lớn vào tháng 8/ 2012, cho nên ACB phải rút các khoản tiền gửi tiết kiệm tại các TCTD khác để khắc phục những thiệt hại mà vụ việc này gây ra. Không chỉ riêng ACB mà tỷ lệ cho vay khách hàng của các ngân hàng khác nhƣ Techcombank, Sacombank và Eximbank cũng đều tăng lên, nhƣng chỉ có ACB là gia tăng nhiều nhất.
- Năm 2013: Dưới những nỗ lực khôi phục nền kinh tế của nhà nước, tình hình hoạt động của các ngân hàng có chiều hướng tích cực hơn. Điển hình là việc dư nợ cho vay của hầu hết các ngân hàng đều tăng lên (nguồn: số liệu báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2013). Chính vì vậy mà tỷ lệ cho vay khách hàng của ngân hàng đều cao hơn so với cùng kì năm trước. Cụ thể, tại ACB tỷ lệ này đã tăng lên thành 69.84% trên tài sản sinh lời, còn ở Techcombank, Sacombank, và Eximbank thì cũng lần lƣợt đặt các mức 50.32%, 75.84% và 51.97%. Qua đó thấy đƣợc trong năm 2013 hoạt động tín dụng đang đƣợc đẩy mạnh trong kế hoạch kinh doanh của các ngân.
- Năm 2014: Dƣ nợ cho vay khách hàng của ACB tiếp tục tăng 8.6% so với năm 2013, tuy vậy tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tài sản sinh lời lại có chút sụt giảm, nhƣng mức độ sụt giảm không đáng kể, vẫn đạt hơn 69%. Nguyên nhân là do trong năm này ACB có gia tăng thêm đầu tƣ vào lĩnh vực chứng khoán. So với các ngân hàng cạnh tranh nhƣ Techcombank và Eximbank thì tỷ lệ dƣ nợ cho vay khách hàng của ACB vẫn khá cao, bởi lẽ hai ngân hàng này chỉ ở mức 50.72% và 57.48%. Tuy vậy, cũng không thế đáng giá là các ngân hàng này hoạt động tín dụng chƣa tót bởi vì tùy theo mỗi ngân hàng có chiến lược và điịnh hướng phát triển riêng.
3.4.2 Hệ số dƣ nợ
Bảng 3.17: Hệ số dƣ nợ của ACB tự năm 2011 đến năm 2014
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
Dƣ nợ cho vay khách
hàng 101,897,633 101,832,103 106,178,937 115,353,743 Vốn huy động 232,981,904 159,265,155 151,416,640 164,700,656
Hệ số dƣ nợ 43.74% 63.94% 70.12% 70.04%
Nguồn: Báp cáo tài chính 2011 – 2014 của ACB
Biểu đồ 3.14: Hệ số dƣ nợ của một số ngân hàng trong giai đoạn 2011- 2014
Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng
Nhận xét: Dựa vào các số liệu thống kê đƣợc, ta thấy: Nhìn chung, hệ số dƣ nợ của ACB trong giai đoạn 2011 – 2014 tăng trưởng qua các năm. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng ngày càng tốt hơn. Cụ thể:
- Năm 2011: Tổng nguồn vốn huy động đƣợc là 232,981,904 triệu VND, trong khi đó dư nợ cho vay là 101,897,633 triệu VND, tương ứng với hiệu suất sử dụng vốn huy
43.74%
63.94% 70.12%
70.04%
70.35%
76.02% 76.61% 74.20%
39.04% 42.59% 49.85%
61.10%
51.04% 53.31% 54.32%
59.88%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
2011 2012 2013 2014
ACB Sacombank Techcombank Eximbank
động là 43.47%. So với các ngân hàng nhƣ Sacombank (70.35%) hay Eximbank (51.04%) thì hệ số này tương đối thấp, cho thấy ACB chưa thực sự chủ động trong việc tạo ra lợi nhuận bằng việc cho vay từ nguồn vốn huy động đƣợc. Nhƣ đã phân tích ở phần trên thì trong năm này ACB phân bổ nguồn lực vào tiền gửi tại các TCTD khá nhiều, nên không phải toàn bộ vốn huy động đều đƣợc tài trợ cho hoạt động cho vay khách hàng.
Chỉ những ngân hàng tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay nhƣ Sacombank thì mới có hiệu suất sử dụng vốn huy động lớn.
- Năm 2012: Do tình hình kinh tế khó khăn, thêm vào đó là những trở ngại mà ACB gặp phải trong năm này đã khiến cho nguồn vốn huy động của ACB bị giảm sụt đáng kể, giảm 31.6% so với năm 2011. Vì vậy, mặc dù dƣ nợ cho vay không thay đổi nhƣng hệ số dư nợ năm 2012 lại tăng vượt trội so với năm trước, từ 43.47% (năm 2011) đến năm nay đã là 63.69%. Không chỉ riêng ACB mà các ngân hàng khác cũng đều tăng trưởng hệ số dƣ nợ trong năm này. Giờ đây hiệu quả sử dụng vốn huy động của ACB đã cao hơn các ngân hàng cạnh tranh nhƣ Techcombank và Eximbank.
- Năm 2013: Dù không có sự đi xuống của nguồn vốn huy động nhƣng hệ số dƣ nợ của ACB trong năm 2013 này vẫn tiếp tục gia tăng. Nguyên nhân là do dƣ nợ cho vay khách hàng đã tăng lên nhiều so với năm trước. Điều này cho thấy ACB đang ngày càng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn huy động của mình. Hệ số dƣ nợ lúc này của ACB là 70.12%, cao hơn nhiều so với Techcombank và Eximbank. Tuy vẫn chƣa thể bằng đƣợc với Sacombank (76.61%) nhƣng đây cũng xem là nỗ lực đáng khen ngợi của ACB, bởi Sacombank trong nhiều năm qua vẫn duy trì hệ số dƣ nợ rất cao.Việc hầu hết các ngân hàng đều nâng cao hiệu suất sử dụng vốn huy động là một tín hiệu đáng mừng vì nó chứng tỏ các ngân hàng cải thiện dần hiệu quả vốn huy động đƣợc, tránh tình trạng lãng phí vốn trên thị trường.
- Sang năm 2014: Không có thay đổi nhiều trong tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng vốn huy động của ACB vẫn là 70.04%, mặc dù trong năm nay dƣ nợ cho vay khách hàng đã tăng 8.6% so với năm 2013. Lý giải cho việc này là vì sau nhiều nỗ lực khôi phục nền kinh tế thì đến năm 2014 tình hình thị trường tài chính của đất nước nói chung và ACB nói riêng đã phần nào khắc phục đƣợc những khó khăn, hoạt động kinh doanh của ACB đạt kết quả tích cực hơn những năm trước đó (nguồn: báo cáo tài chính của ACB), vì vậy nguồn vốn huy động được trong năm 2014 này cùng tăng 9% so với cùng kì năm trước, nên dù dƣ nợ cho vay có tăng thì cũng không làm thay đổi tỷ lệ dƣ nợ trên tổng vốn huy động. Trong khi ACB không có sự biến động hệ số dƣ nợ thì cả Techcombank và Eximbank đều gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là Techcombank với hệ số dƣ nợ lúc này đã là 61.1%, chỉ có Sacombank là có dấu hiệu đi xuống khi giảm còn 74.2%.
3.4.3 Lãi suất cho vay bình quân
Bảng 13.9: Lãi suất cho vay bình quân của ACB trong giai đoạn 2011 – 2014
Đơn vị tính: Triệu VND
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
Thu nhập lãi và các khoản
thu nhập tương tự 25,369,688 23,643,862 15,433,897 13,789,493 Tổng dƣ nợ cho vay bình
quân 183,958,895 124,372,377 114,200,801 120,932,496 Lãi xuất cho vay bình
quân 13.8% 19.0% 13.5% 11.4%
Nguồn: báo cáo tài chính 2011 – 2014 của ACB Biểu đồ 3.15: Tình hình lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng
Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng giai đoạn 2011 – 2014
Nhìn chung, lãi xuất cho vay bình quân của hệ thống ngân hàng nói chung và ACB nói riêng tăng cao trong năm 2011- 2012, sau đó từ năm 2013 đến nay liên tục sụt giảm.
Cụ thể: nếu năm 2011, lãi suất cho vay bình quân của ACB chỉ là 13.8% thì sang đến năm 2012, mức lãi suất này đã là 19%, rất cao. Tuy nhiên, mặc dù lãi suất tăng lên nhƣng do dư nợ cho vay giảm xuống nên thu nhập từ lãi và các khoản tương đương khác không có sự biến động đáng kể. Khác hẳn với ACB, các ngân hàng nhƣ Sacombank và
13.80%
19.00%
13.50%
11.40%
19.41%
16.30% 13.88%
11.52%
18.68%
17.68%
15.50%
13.03%
12.61% 12.78%
7.72%
6.76%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
2011 2012 2013 2014
ACB Sacombank Techcombank Eximbank
Techcombank lại có mức lãi suất rất cao trong năm 2011, khi của Sacombank là 19.41%, của Techcombank là 18.68%, thì sang năm 2012 lãi suất của 2 ngân hàng này lại giảm xuống, thấp hơn mức lãi suất của ACB trong năm đó, chỉ có Eximbank là duy trì ở mức lãi suất thấp 12.7%. Trong 2 năm 2011-2012, nhằm hạn chế lạm phát và khắc phục những khó khăn của nền kinh tế sau khủng hoảng, NHNN đã ban hành các qui định về hạ lãi suất cho vay cũng nhƣ lãi suất huy động của các TCTD, tuy nhiên vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả khả quan. Qua giai đoạn 2013-2014, sau nhiều lần nỗ lực ban hành quyết định hạ lãi suất cùng những chính sách kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng của NHNN thì tình hình lãi suất cho vay trên thị trường đã được hạ thấp hơn rất nhiều so với trước đây. Điển hình như ACB, lãi suất cho vay bình quân năm 2013 đã giảm 29% so với năm 2012, khi chỉ ở mức 13.5%, sang đến năm 2014 thì lãi suất tiếp tục giảm, còn 11.4%. Không chỉ riêng ACB mà hầu hết các ngân hàng lớn khác nhƣ Sacombank, Techcombank hay Eximbank cũng đều hạ dần lãi suất trong hai năm qua để tuân thủ đúng quy định cuả NHNN. Việc lãi suất cho vay khá thấp nhƣ hiện nay chắc chắn sẽ đƣợc rất nhiều nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy, ACB cần phải có những chính sách kinh doanh cũng nhƣ chiến lƣợc bán hàng để có thể tạo sự khác biệt đối với các ngân hàng khác, thu hút khách hàng về với ACB. Sự cạnh tranh của các ngân hàng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng cũng nhƣ phát triển qui mô kinh doanh của mình bằng cách lựa chọn tiếp cận với nguồn vốn vay tốt nhất.