3.3. PHÂN TÍCH NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
3.3.1 Phân tích dƣ nợ cho vay theo nhóm nợ
Bảng 3.11: Phân tích dƣ nợ theo nhóm nợ của ACB từ năm 2011 đến năm 2014.
Đơn vị tính: Triệu VND
Nhóm
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%) Nhóm 1 100,697,359 98.82 93,884,858 92.20 100,007,601 94.19 109,851,108 95.23 Nhóm 2 326,758 0.32 5,421,128 5.32 2,967,018 2.79 2,993,934 2.60 Nhóm 3 274,973 0.27 747,218 0.73 656,978 0.62 293,035 0.25 Nhóm 4 301,204 0.30 628,508 0.62 463,358 0.44 444,308 0.39 Nhóm 5 297,339 0.29 1,150,391 1.13 2,083,982 1.96 1,771,358 1.54 Tổng 101,897,633 100 101,832,103 100 106,178,937 100 115,353,743 100
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2011 đến năm 2014 của Ngân hàng TMCP Á Châu Có thể dễ dàng thấy rằng từ năm 2011 đến nay, Nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ tín dụng (lớn hơn 90%). Từ đó có thể nhận định rằng chất lƣợng tín dụng và khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng là khá tốt. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 -2013, các khoản dƣ nợ từ Nhóm 2 đến Nhóm 5 dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng lại đang tăng lên, đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nợ quá hạn gia tăng, không chỉ riêng ACB mà hầu hết các ngân hàng đều gặp phải hoàn cảnh này. Bước sang năm 2014, tình hình phân tích dư nợ theo từng nhóm của ACB có chiều hướng khả quan hơn khi tỷ trọng của dư nợ thuộc Nhóm 1 tăng lên, còn các khoản nợ thuộc từ Nhóm 2 trở lên đều giảm so với cùng kì năm 2013. Qua đây cùng phần nào cho thấy ACB đã có những biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng nợ quá hạn của mình.
Nợ xấu của ngân hàng bao gồm các khoản nợ thuộc từ Nhóm 3 đến Nhóm 5 theo tiêu chí phân loại được qui định bởi Ngân hàng nhà nước. Nhìn chung, nợ xấu của ACB trong những năm qua diễn biến khá phức tạp. Cụ thể:
Bảng 3.12: Tình hình các nhóm nợ xấu của ACB
Đơn vị tính: Triệu VND Nhóm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nhóm 3 274,973 747,218 656,978 293,035
Nhóm 4 301,204 628,508 463,358 444,308
Nhóm 5 297,339 1,150,391 2,083,982 1,771,358
Tổng nợ xấu 873,516 2,526,117 3,204,318 2,508,701
Biểu đồ 3.8: Tình hình các nhóm nợ xấu của ACB
Đơn vị tính: Triệu VND
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011 – 2014 của ACB
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng nợ thuộc Nhóm 3 - Các khoản nợ này đƣợc đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, hoặc nếu có thu hồi đƣợc thì cũng có thể bị tổn thất một phần nợ gốc và lãi, đang có xu hướng giảm dần trong tổng dư nợ xấu từ năm 2013 – 2014 sau khi tăng mạnh trong năm 2012 của ACB. Mặc dù dƣ nợ Nhóm 3 tăng từ 274,973 triệu VND (năm 2011) lên thành 747,218 triệu VND (năm 2012) nhƣng xét về tỷ trọng trên tổng dƣ nợ xấu thì lại đang giảm. Năm 2012, tỷ trọng nợ Nhóm 3 chiếm 29.58% trên tổng nợ xấu, và ở mức 0.73%
trong tổng dƣ nợ, nhƣng sang đến năm 2013 thì tỷ trọng nhóm này chỉ còn 20.5% trên tổng nợ xấu, tương ứng 0.62% tổng dư nợ. Sang đến cuối năm 2014 tình hình càng tốt hơn khi báo cáo cho thấy nợ Nhóm 3 chỉ còn chiếm 0.25% trong tổng dƣ nợ cho vay.
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: Nhìn vào số liệu thống kê, ta thấy số dƣ các khoản nợ thuộc Nhóm 4 – nhóm nợ có thời gian quá hạn nằm trong khoảng từ 181 đến dưới 360 ngày, đang biến động theo chiều hướng tích cực. Năm 2011, tỷ trọng dư nợ Nhóm 4 là 34.48%
trên tổng nợ xấu, sang năm 2012 thì tỷ trọng này chỉ còn 24.88%, giảm 28% so với năm trước, chiếm 0.62% tổng dư nợ. Đến năm 2013, dư nợ Nhóm 4 tiếp tục giảm, còn 14.46%
trên tổng nợ xấu và 0.44% trên tổng dƣ nợ. Không có sự biến động nhiều trong năm 2014 khi dư nợ Nhóm 4 vẫn giảm, tuy nhiên mức độ giảm tương đối thấp, chiếm 0.39% tổng dƣ nợ. Tình trạng tỷ trọng dƣ nợ Nhóm 3 và Nhóm 4 trong giai đoạn 2012 – 2014 liên tục giảm, trong khi tổng nợ xấu năm 2013 lại tăng là một tín hiệu không tốt, báo động dƣ nợ Nhóm 5 trong năm này đang tăng cao.
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: Từ năm 2011 đến cuối năm 2014, dƣ nợ thuộc Nhóm 5 – Nhóm nợ rủi ro mất vốn cao nhất đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu cũng nhƣ trong tổng dƣ nợ cho vay của ACB. Cụ thể, năm 2012 với tình hình khó khăn của đơn vị và sự khủng hoảng của các ngành bất động sản, tài chính… mức dƣ nợ
0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000
Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nhóm 5 đã lên đến 1,150,391 triệu VND, tăng 287% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 45.54% trong tổng nợ xấu và 1.13% trong tổng dƣ nợ. Qua năm 2013 tình hình vẫn chƣa khả quan hơn, tiếp tục chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các khoản nợ có khả năng mất vốn lên mức 2,083,982 triệu VND, tương ứng chiếm 65.04% tổng dư nợ xấu. Rủi ro quá lớn trong hoạt động tín dụng của ACB khi tỷ trọng nhóm nợ này trong tổng dƣ nợ cuối năm 2014 mặc dù có dấu hiệu giảm xuống nhƣng vẫn còn ở mức rất cao, chiếm 1.54%. Nếu xét trông tổng nợ xấu thì nợ Nhóm 5 của năm 2014 đã chiếm hơn 70%. Kì vọng trong thời gian sắp tới tình hình kinh tế đất nước phục hồi mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện cho các các doanh nghiệp phát triển tốt trở lại để có khả năng trả nợ cho ngân hàng, nhằm giảm áp lực nợ xấu cho ACB nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nới chung.