Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK
Tên viết tắt: ACB
Mã chứng khoán: ACB, đƣợc niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Vốn điều lệ: 9,376,965,060,000 đồng (Bằng chữ: Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng).
Trụ sở chính: 442Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: (84.8) 3929 0999
Số fax: (84.8) 3839 9885
Website: www.acb.com.vn
Logo:
Các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Á Châu:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tƣ.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác.
- Kinh doanh chứng khoán, môi giới và tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán;
- Lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tƣ và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
- Làm dịch vụ thanh toán liên ngân hàng.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu
Bối cảnh thành lập
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính đƣợc ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã đƣợc thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Các giai đoạn phát triển:
Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. ACB đƣợc NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động cho thời hạn hoạt động là 50 năm với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ VND. Giai đoạn này, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng và cung ứng sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có.
Giai đoạn 1996 - 2000: ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại thông qua một chương trình đào tạo do các giảng viên nước ngoài thực hiện. Năm 1999, ACB khởi động chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc hoạt động tại Hội sở theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Tháng 6/2000, ACB thành lập Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), bắt đầu chiến lƣợc đa dạng hóa hoạt động.
Giai đoạn 2001 – 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Năm 2004, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) đƣợc thành lập. Vốn điều lệ công ty là 481.138 tỷ VND. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lƣợc của ACB. Ngày 21/03/2005, do trả cổ tức năm 2004 nên Vốn điều lệ nâng lên thành 600 tỷ VND. Ngày 19/07/2005, ACB phát hành cổ phần cho SCB, nâng Vốn điều lệ lên 656.18 tỷ VND. Ngày 11/08/2005, Vốn điều lệ của ACB tiếp tục nâng lên là 948.316 tỷ đồng, do phát hành cổ phiếu cho SCB.
Giai đoạn 2006 - 2010: Ngày 09/03/2006, do trả cổ tức năm 2005 nên Vốn điều lệ nâng lên 1,100 tỷ VND. ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Trong năm 2007, ACB tiếp tục thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB (ACBL). Ngày 31/05/2007, Vốn điều lệ nâng lên 2,530 tỷ VND, do trả cổ tức năm 2006. Ngày 12/12/2007, do phát hành 100 tỷ mệnh giá cổ phần nên Vốn điều lệ nâng lên thành 2,630 tỷ VND. Sang năm 2008, Vốn điều lệ nâng lên 6,356 tỷ VND do phát hành cổ phiểu thưởng. Đến năm 2009, Vốn điều lệ đã là 7,814 tỷ VND. Kể từ ngày 31/12/2010, Vốn điều lệ của ACB là 9,376,965,060,000 đồng và duy trì cho đến hiện nay. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và phòng giao dịch; và ACB được Nhà nước
Việt Nam tặng hai huân chương lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Năm 2011: “Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015và tầm nhìn 2020” đƣợc ban hành vào đầu năm. Cuối năm, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center) tại Tp. Hồ Chí Minh. Trong năm, ACB đƣa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch.
Năm 2012: Sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. Tuy nhiên ACB đã ứng phó tốt sự cố; và nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dƣ huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. Thành lập mới 16 chi nhánh và phòng giao dịch.
Năm 2013: Nợ xấu đƣợc kiểm soát ở mức 3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Về nhân sự, quy mô đƣợc tinh giản, và việc thay thế và bổ sung cấp quản lý được thực hiện thường xuyên. Mạng lưới kênh phân phối cũng được sắp xếp lại theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước.
2.1.2. Vị thế của Ngân hàng TMCP Á Châu trên thị trường hiện nay
ACB là một ngân hàng có thương hiệu mạnh và độ tín nhiệm cao trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam. ACB hiện có gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch, cung cấp cho khách hàng hơn 200 sản phẩm cơ bản (tương đương hơn 600 sản phẩm tiện ích) và là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ đƣợc xếp vào loại phong phú nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của ACB trong thời gian qua đã nhận đƣợc sự đánh giá rất cao của xã hội, khách hàng, đối tác và đặc biệt là của các cơ quan quản lý, các tổ chức tài chính hàng đầu trên thế giới qua những giải thưởng danh giá như: “Huân chương lao động hạng Nhì“ do Chủ tịch nước trao tặng; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009”, “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008”, Danh hiệu “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008” do người tiêu dùng bình chọn và vị trí số 1 trong Top 10 “Ngân hàng thương mại được hài lòng nhất Việt Nam”; Cúp “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất” trong lĩnh vực Đội ngũ lao động do Hội đồng tƣ vấn doanh nghiệp ASEAN (ASEAN-BAC) trao tặng năm 2007, cùng rất nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý khác.
Trong thời gian qua, ACB luôn nằm trong Top 10 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất nước ta. Không những vậy, ACB luôn là một trong các ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh rất cao.
2.1.3. Tầm nhìn, chiến lƣợc 2.1.3.1 Tầm nhìn
Ngay từ những ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và
nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng mới thành lập nhƣ ACB.
Với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, ACB quyết tâm và nỗ lực phấn đấu để đến năm 2015 trở thành một trong bốn ngân hàng có quy mô lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả ở Việt Nam. ACB sẽ tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về định hướng khách hàng, kết quả tài chính bền vững, quản lý rủi ro chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả và đạo đức kinh doanh.
2.1.3.2 Chiến lược
ACB tập trung nguồn lực trong các lĩnh vực sau: định hướng khách hàng, quản lý rủi ro, kết quả tài chính bền vững, năng suất và hiệu quả, đạo đức kinh doanh. Các giá trị cốt lõi của ACB đã đƣợc xác định là: Chính trực, Cẩn trọng, Cách tân, Hài hòa và Hiệu quả, là nền tảng cho các nguyên tắc hành động cũng nhƣ chính sách đối với các đối tƣợng liên quan bao gồm cổ đông, nhân viên, khách hàng, cơ quan quản lý và cộng đồng. Định hướng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2014 – 2018 bao gồm:
Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ, ACB tiếp tục tập trung vào phân đoạn khách hàng có thu nhập cao và trung bình. Các tiểu dự án chiến lƣợc sẽ chú trọng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.
Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, ACB hướng đến khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với các doanh nghiệp lớn. Các tiểu dự án chiến lược liên quan đến thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chú trọng thu hút và gắn kết khách hàng với ACB.
Trong lĩnh vực thị trường tài chính, ACB chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng, bao gồm quản lý tài sản nợ và tài sản có; cung cấp dịch vụ bán hàng và bảo hiểm các dịch vụ cho khách hàng; và thúc đẩy hoạt động tự doanh.
2.1.4. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu 2.1.4.1 Mạng lưới chi nhánh
Đến 31/05/2014, ACB có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Tính theo số lượng chi nhánh và phòng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận Ngân hàng, thì Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thị trường trọng yếu của Ngân hàng.
2.1.4.2 Mạng lưới khách hàng
ACB đã và đang nỗ lực cải tiến toàn diện để đặt khách hàng vào trọng tâm, tích cực nâng cao trải nghiệm của khách hàng với ACB, đồng thời xây dựng năng lực cạnh tranh trên nền tảng các giá trị cốt lõi nhằm duy trì đƣợc các thế mạnh kinh doanh tạo sự khác biệt.
Cá nhân: là những người có thu nhập ổn định tại các khu vực thành thị và vùng kinh tế trọng yếu.
Doanh nghiệp: là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lịch sử hoạt động hiệu quả thuộc những ngành kinh tế không quá nhạy cảm với các biến động kinh tế - xã hội. Tiếp cận có chọn lọc với các doanh nghiệp lớn.
Các định chế tài chính trong và ngoài nước.
2.1.4.3 Kế hoạch phát triển mạng lưới phân phối
Trong thời gian tới, ACB dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng qui mô hoạt động của mình bằng việc phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên phạm vi toàn quốc. Việc này đòi hỏi ACB phải không ngừng hoàn thiện công tác quản trị, thực hiện các giải pháp điều hành linh hoạt, kiểm soát và tiết kiệm chi phí nhằm chủ động ứng phó kịp thời vói các biến động của thị trường.
2.1.5. Cơ cấu tổ chức
2.1.5.1 Các cơ quan chính
Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, và Tổng giám đốc (theo nhƣ quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010).
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng (theo Điều 27.1 Điều lệ ACB 2012). Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát (Điều 29.1.d Điều lệ ACB 2012).
Hội đồng Quản trị (HĐQT) của ACB gồm mười thành viên và không tham gia điều hành trực tiếp. Hội đồng họp định kỳ hàng tháng/ quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. Hội đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành. Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập nhƣ Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Tín dụng, Ủy ban Đầu tƣ, Ủy ban Chiến lƣợc.
Ban Kiểm soát thực hiện chức năng nhiệm vụ thông qua việc tham dự các phiên họp và phối hợp hoạt động của Ban Kiểm soát với Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành trong các lĩnh vực giám sát hoạt động hệ thống; kiểm soát chi phí điều hành; thẩm định báo cáo tài chính của Ngân hàng và hợp nhất với các công ty con. Ban Kiểm soát sử dụng bộ máy kiểm toán nội bộ thực hiện công tác kiểm toán định kỳ theo kế hoạch và kiểm toán đột xuất theo định hướng rủi ro, kiểm toán theo yêu cầu ngoài kế hoạch của Ban Kiểm soát, của Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành.
Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc điều hành chung, sáu Phó Tổng Giám đốc phụ tá cho Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc Tài chính, Giám đốc Công nghệ Thông tin. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lƣợc tổng thể và các mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lƣợc, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.
2.1.5.2 Tóm tắt sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Á Châu:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC VP HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ CÁC ỦY BAN
BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ CÁC HỘI
ĐỒNG
PHÒNG PHÁP CHẾ & TUÂN THỦ
GĐTC & CÁC PHÒNG TRỰC THUỘC
PHÒNG ĐẦU TƢ
TRUNG TÂM QUẢN LÝ NỢ
PHÒNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
PHÒNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH
VĂN PHÒNG DỰ ÁN CHIẾN LƢỢC
KTT & CÁC PHÒNG TRỰC THUỘC
PHÒNG TỔNG HỢP
PHÒNG THẨM ĐỊNH TÀI SẢN
PHÒNG QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU
PHÒNG QUẢN TRỊ TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG
KHỐI KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN
KHỐI KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP
KHỐI THỊ TRƯỜN
G TÀI CHÍNH
KHỐI QUẢN LÝ RỦI
RO
KHỐI VẬN HÀNH
KHỐI QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC
KHỐI QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH
KHỐI CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN
CÁC CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCH
BAN KIỂM SOÁT
2.1.6. Cơ cấu cổ đông
Bảng 2.1: Cơ cấu cổ đông của ACB (ngày 31/12/2013)
Cổ đông Cổ phần Tỷ lệ %
• Cá nhân trong nước 425,520,173 45.38
• Tổ chức trong nước 231,230,535 24.66
• Cá nhân nước ngoài 159,477 0.02
• Tổ chức nước ngoài 280,786,321 29.94
Nguồn: http://finance.vietstock.vn Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cổ đông
Nhận xét: Qua biểu đồ, ta thấy nguồn vốn của ACB phần lớn đƣợc tài trợ bởi các cá nhân và tổ chức trong nước, chiếm gần 70% cơ cấu cổ đông. Phần vốn còn lại được tài trợ bởi các tổ chức nước ngoài (chiếm 29.94%). Không có nhiều cá nhân nước ngoài đầu tư vào ACB, thể hiện ở việc tỷ trọng cổ đổng là cá nhân nước ngoài chỉ chiếm 0.02%.
Việc các cổ đông trong nước chiếm tỷ trọng lớn là tình hình chung của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam. Nguyên nhân là do sự dè dặt với vốn ngoại và các chỉ đạo của NHNN nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của nguồn vốn ngoại vào cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Việt Nam, với mục đích xây dựng một ngân hàng “ nội” vươn tầm khu vực (nguồn: cafef.vn).
45.38%
24.66%
0.02%
29.94%
• Cá nhân trong nước
• Tổ chức trong nước
• Cá nhân nước ngoài
• Tổ chức nước ngoài