3.5.1 Tồn tại:
- Mặc dù tình hình nợ xấu trong năm 2014 đã có chiều hướng tích cực hơn, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 2.18%, giảm 27.7% so với năm 2013, nhƣng nếu đánh giá kĩ hơn thì dƣ nợ thuộc nhóm Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ xấu của ACB, điển hình là nợ nhóm 5 chiếm tới hơn 70% tổng nợ xấu. Do đó, việc nợ xấu giảm nhƣng rủi ro thiệt hại đến từ nợ xấu lại rất cao.
- Thực tế việc bán nợ xấu cho VAMC không đƣợc thuận lợi hoàn toàn khi ACB chỉ bán đƣợc khoản nợ xấu ít hơn nhiều so với dự kiến. Không những vậy, các khoản nợ xấu của ACB còn phải bán với giá thấp cho VAMC (nguồn: tapchitaichinh.vn).
- Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lớn trong năm qua dù có thể hạn chế đƣợc những thiệt hại do nợ xấu gây ra nhƣng lại làm cho lợi nhuận kinh doanh của ACB bị giảm sụt.
- Quá trình xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vẫn còn gặp nhiều vướng mắc và khó khăn, đặc biệt là các tài sản đảm bảo nhƣ nhà cửa, đất đai. (nguồn: cafef.vn).
- Công tác thu hồi nợ xấu tốn kém rất nhiều chi phí, mà khả năng thu hồi đƣợc các khoản nợ này là chƣa chắc chắn.
3.5.2 Nguyên nhân:
- Nền kinh tế vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng nên gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ tình hình tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Quá trình hoạt động của VAMC bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, chưa quy định cơ chế trách nhiệm của VAMC trong xử lý nợ xấu nên chƣa nâng cao đƣợc tinh thần và hiệu quả công việc của VAMC.
- Thủ tục phát mãi, đấu giá tài sản; thi hành án còn gặp nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian, tốn kém chi phí cho ngân hàng trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm nợ vay để thu hồi nợ.
- Các khoản nợ xấu thực chất vẫn – đã tồn tại trong bảng cân đối của các ngân hàng từ trước đó, nhưng do cách hạch toán trước đây thì ngân hàng có thể tái cơ cấu lại nợ, đảo nợ để giảm tỷ lệ này xuống. Tuy nhiên, khi Thông tƣ 09 đƣợc áp dụng từ 1/6 dù có một số quy định đƣợc hoãn lại tới sang năm, với quy định khắt khe đã khiến nợ xấu tăng lên và trở về đúng giá trị thực trong bảng cân đối tài chính của các ngân hàng. (nguồn:
infonet.vn)
- Để duy trì hoạt động của công ty thu hồi và xử lý nợ thì ngân hàng phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.
CHƯƠNG 4.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
4.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NỢ XẤU
Nợ xấu là vấn đề không thể xử lý ngay đƣợc mà phải có lộ trình cụ thể, lâu dài. Ngoài việc ACB phải chủ động tự xử lý nợ xấu thông qua việc nâng cao chất lƣợng quản trị điều hành, phát triển hệ thống quản trị rủi ro và các chiến lƣợc phát triển kinh doanh, thủ tục cấp tín dụng theo hướng lành mạnh, thận trọng thì khách hàng vay nợ cũng phải tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị, tăng cường ứng dụng công nghệ và khả năng sản xuất, kinh doanh để có thê chủ động trong việc thanh toán các khoản vay cgo ngân hàng. Cùng với đó là sự hỗ trợ đến từ các chính sách của NHNN và các tổ chức kinh tế khác. Cụ thể:
4.1.1. Hoàn thiện và nâng cao vai trò hoạt động của VAMC.
- Việc nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của VAMC trong mua, bán, xử lý nợ xấu đóng vai trò nhƣ là động lực thúc đẩy cung, cầu về mua, bán nợ xấu thông qua tăng vốn điều lệ cho VAMC, triển khai mua bán nợ theo cơ chế thị trường, các hoạt động đấu giá, định giá nợ và tài sản bảo đảm.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua nợ, tài sản bảo đảm của TCTD và VAMC.
- Hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ trong năm 2015. (nguồn: cafef.vn) 4.1.2. Có những biện pháp thiết thực và hiệu quả để hạn phát sinh các nhóm
nợ quá hạn
- Tích cực trong công tác nhắc nhở khách hàng thanh toán các khoản nợ, khoản lãi khi đến hạn.
- Đƣa ra mức phí phạt trễ hạn cao để làm động lực cho khách hàng thanh toán nợ đúng hạn.
- Đối với những khách hàng thường xuyên chậm trễ trong các kì thanh toán thì cần được lưu ý đặc biệt để kịp thời nhắc nhở nhằm hạn chế tình trạng quá hạn kéo dài.
4.1.3. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định tín dụng
Thẩm định có tính chất quyết định tới hiệu quả cho vay sau này, vì kết thúc khâu thẩm định sẽ đƣa ra kết quả có chấp nhận cho khách hàng đó vay hay không. Thẩm định gồm hai bước cơ bản là thu thập thông tin và xử lý thông tin. Trong quá trình thu thập thông tin cần tập trung vào nguồn gốc của thông tin.
Hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin với độ chính xác lẫn lộn nhau. Vì vậy, việc ngân hàng chọn lựa thông tin nào chính xác hơn cả là rất khó khăn. Nếu chỉ thu thập nguồn tin từ phía khách hàng thì không có độ tin cậy cao vì chúng ta biết rằng khách hàng luôn muốn vay ngân hàng một cách nhanh chóng nhất nên thường xuyên xảy ra hiện tƣợng thiếu trung thực khi đƣa ra những thông tin về mình. Chính vì thế, ngân hàng cần mở rộng phạm vi thu thập các nguồn khác nhau về thông tin tín dụng nhƣng phải biết chọn lọc để tránh “loãng thông tin”, trang bị các phương tiện thông tin hiện đại, nâng cao chất lượng thu thập, lưu trữ thông tin về khách hàng một cách khoa học nhất.
Do tính chất phức tạp của kinh tế thị trường, sự phức tạp và đầy khó khăn trong công tác cho vay thực tế đòi hỏi cán bộ thẩm định luôn phải học hỏi, trau dồi kiến thức nghiệp vụ, phải có bản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp, phải có đạo đức trách nhiệm nghề nghiệp cao. Vì vậy, ACB cần thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ để trang bị những kiến thức vững chắc về lĩnh vực nhƣ giá cả, kỹ thuật, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm cho cán bộ thẩm định.
Tổ chức các cuộc kiểm tra trình độ nhân viên định kì để có hướng đào tạo phát triển thêm hay bố trí phân công công việc hợp lí, thu đƣợc kết quả cao nhất. Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm làm việc giữa toàn thể nhân viên trong ngân hàng, đồng thời giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau, tạo mối quan hệ bền chặt, đoàn kết giữa mọi người, tạo môi trường làm việc thoải mái, hiểu biết lẫn nhau.
Có những hình thức khen thưởng đặc biệt cho những nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc, kinh doanh tốt, đem lại hiệu quả cho ngân hàng, tạo điều kiện cho họ phát huy hết năng lực và lòng nhiệt huyết với công việc. Bên cạnh đó phải có hình thức trách phạt nghiêm khắc, để ngăn chặn ngay từ đầu những rủi ro do vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây ra, quy chế, quy trình nghiệp vụ tính dụng, làm thất thoát vốn… phải nghiêm khắc, đặc biệt đối với cán bộ tha hoá biến chất, đạo đức yếu kém. Có làm đƣợc nhƣ vậy, mới tạo ra bầu không khì thi đua, khuyến khích sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân trong việc đầu tƣ vốn sao cho hiệu quả.
4.1.4. Nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý
Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công. Vì vậy, để hạn chế ruiro trong hoạt động tín dụng, cần phải có đội ngũ cán bộ có phẩm chất, có năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm cao và tận tụy với công việc.
Thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Một người có đạo đức tốt, thái độ hành xử đúng mực sẽ rất cân nhắc trong việc giải quyết cho vay trên cơ sở đầy đủ thủ tục theo quy định và dự án có hiệu quả.
4.1.5. Thực hiện tốt công tác xét duyệt cho vay; kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động có nhiều khả năng xảy ra rủi ro nhất, do đó sự kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm
bảo cho hoạt động cho vay nói riêng và tín dụng nói chung đạt chất lƣợng cao và đƣợc coi là một hoạt động thường xuyên của công tác quản trị điều hành. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm tra kiểm soát và phân tích thực trạng chất lƣợng cho vay ở trên thì tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng cho vay của ACB. Do vậy, ngân hàng Á Châu cần tiếp tục hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát theo hướng:
- Đảm bảo thực hiện kiểm tra kiểm soát trên tất cả các khâu của quá trình cho vay.
- Kiểm tra trước khi cho vay: thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn theo nguyên tắc 5C là Cá tính - Character, Năng lực – Capacity, Điều kiện – Conditions, Vật đảm bảo – Collateral, Vốn – Capital (nguồn : http://agro.gov.vn).
- Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra việc rút vốn vay, chuyển tiền thanh toán của khách hàng có phù hợp với mục đích vay hay không, có đủ căn cứ hợp pháp, hợp lệ hay không
- Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không? Kiểm tra vật tƣ đảm bảo vốn vay, kiểm tra khả năng thu hồi nợ vay trên cơ sở theo dõi tình hình luân chuyển vật tƣ hàng hoá hình thành từ vốn vay và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
4.1.6. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt
Mặt tiêu cực của việc sử dụng tiền mặt là tăng thêm chi phí của xã hội (in ấn, kiểm đếm, vận chuyển, bảo vệ…), không kiểm soát đƣợc dòng tiền của tổ chức và cá nhân, tạo điều kiện cho các tội phạm rửa tiền, sử dụng vốn sai mục đích khi vay vốn ngân hàng.
Thông tƣ 09/2012/TT-NHNN của Thống đốc NHNN đƣợc ban hành ngày 1/6/2012 quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Theo đó, các NHTM sẽ không giải ngân từ 100 triệu đồng trở lên bằng tiền mặt cho một số đối tƣợng vay vốn. Việc áp dụng qui định này đã góp phần đẩy mạnh chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng giám sát đƣợc vốn cho vay, giúp ích cho công tác quản trị, điều hành trong hoạt động tín dụng ngân hàng và phòng ngừa rủi ro, bảo đảm nguồn vốn vay đƣợc khách hàng sử dụng đúng mục đích, từ đó cũng làm cho khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
4.1.7. Những biện pháp khác
Giữ vững và ngày càng nâng cao hơn nữa thương hiệu, uy tín của ngân hàng.
Thường xuyên tổ chức những hoạt động vui chơi, giải trí nhưng không gây lãng phí nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết giữa cán bộ công nhân viên với nhau.
Giao lưu, thiết lập mối quan hệ với các ngân hàng, doanh nghiệp trên và ngoài địa bàn nhằm học hỏi kinh nghiệm, tăng cường kĩ năng.