VẤN ĐỀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Toàn cảnh thực trạng nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 24 - 30)

1.3.1 Khái niệm và bản chất của Nợ xấu

Theo Quyết định 493/2005/QĐ - Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước, Nợ xấu được định nghĩa như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào Nhóm 3 (Nhóm nợ dưới chuẩn), Nhóm 4 (Nhóm nợ nghi ngờ) và Nhóm 5 (Nhóm nợ có khả năng mất vốn)”.

Nhƣ vậy Nợ xấu đƣợc xác định theo 2 yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây đƣợc coi là định nghĩa của chung trong chuyên ngành tín dụng.

Còn theo định nghĩa nợ xấu của các tổ chức tín dụng thế giới thì: một khoản nợ đƣợc coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chƣa trả từ 90 ngày trở lên đã đƣợc nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ đƣợc thanh toán đầy đủ.

Về mặt bản chất, nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại đƣợc và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, Nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại đƣợc do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản.v.v..

1.3.2 Các nhóm Nợ xấu:

 Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Các khoản nợ này đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, hoặc nếu có thu hồi đƣợc thì cũng có thể bị tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

 Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Các khoản nợ này đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

1.3.3 Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%): chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng dƣ nợ cho vay thì sẽ có bao nhiêu đồng nợ quá hạn.

Công thức tính:

Tỷ lệ nợ quá hạn đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có tỷ lệ này càng thấp nghĩa là chất lƣợng tín dụng của ngân hàng này càng cao.

1.3.4 Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ Nợ xấu trên tổng dư nợ (%): là chỉ tiêu phản ánh phần trăm của các khoản nợ từ Nhóm 3 đến Nhóm 5 trên tổng dƣ nợ cho vay của Ngân hàng.

Công thức tính:

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lƣợng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, cứ một đồng dƣ nợ cho vay sẽ có bao nhiêu đồng nợ xấu. Nếu tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lƣợng các khoản cho vay.

1.3.5 Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay

Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay (%): chỉ tiêu này thể hiện số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro cho vay sẽ là bao nhiêu phần trăm trên tổng dƣ nợ cho vay.

Công thức tính:

Tỷ lệ này thường tuân theo các qui định của Ngân hàng Nhà nước và phải phù hợp với tình hình kinh tế chung trên thị trường, cũng như tình hình kinh doanh riêng của từng Ngân hàng. Tỷ lệ dự phòng càng lớn thì sẽ càng hạn chế đƣợc hậu quả khi rủi ro xảy ra, nhƣng sẽ làm tăng chi phí hoạt động của đơn vị.

1.3.6 Các chỉ tiêu đánh giá

1.3.6.1. Tỷ lệ cho vay khách hàng

Tỷ lệ cho vay khách hàng (%): chỉ tiêu này thể hiện phần trăm khoản tiền cho vay khách hàng trên tổng tài sản sinh lời của đơn vị.

Công thức tính:

Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng càng hiệu quả. Nghĩa là đồng tiền dùng để tạo ra lợi nhuận của ngân hàng đƣợc sử dụng chủ yếu cho hoạt động cho vay.

1.3.6.2. Hệ số dƣ nợ

Hệ số dư nợ (%): Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay đƣợc bao nhiêu so với nguồn vốn huy động

Công thức tính:

Hệ số này nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chƣa. Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chƣa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chƣa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chƣa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

1.3.6.3. Lãi xuất cho vay bình quân

Lãi xuất cho vay bình quân (%): chỉ tiêu này biểu thị mức lợi nhuận mà ngân hàng thu đƣợc từ một đồng vốn cho vay.

Công thức tính:

Mức lãi suất này càng cao thì chƣa hẳn đã có lợi cho các ngân hàng, bởi vì khi đó khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng sẽ giảm đi, dẫn đến kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn. Thông thường mức lãi suất cho vay được Ngân hàng Nhà nước qui định và phải phù hợp với tình hình kinh tế chung trên thị trường.

1.3.7 Nguyên nhân phát sinh Nợ xấu 1.3.7.1. Nguyên nhân khách quan

Trong giai đoạn 2008-2012, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, phải đối diện với tình trạng lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm. Điều này phản ảnh khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ sức cầu tiêu dùng của nền kinh tế đang ở mức rất yếu, dẫn đến việc ứ đọng vốn trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ vay, do đó làm tăng tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng. Bên cạnh đó, những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về việc xử lý tài sản bảo đảm cũng gây ra những rủi ro cho các ngân hàng trong công tác tiếp nhận, định giá và bán đấu giá tài sản đảm bảo.v.v... Ngoài ra, việc sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng cũng đem lại rất nhiều rủi ro, khi chất lƣợng tín dụng giảm xuống gây ra tình trạng nợ xấu nhƣ hiện nay.

1.3.7.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh: Nhiều khách hàng đã phán đoán không chính xác xu hướng phát triển của thị trường, hoặc đưa ra chiến lược kinh doanh không hợp thời điểm, dẫn đến kết quả đạt đƣợc không nhƣ mong đợi, doanh nghiệp bị thua lỗ và phải đối mặt với rủi ro tài chính là không còn khả năng thanh toán khoản vay.

Do đó, nợ xấu gia tăng.

- Tình hình tài chính của khách hàng không lành mạnh: Những thông tin trên các báo cáo mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng là thiếu minh bạch, không đáng tin cậy hoặc có sự che giấu bớt các thông tin để làm “đẹp hơn” các chỉ số tài chính của mình.

- Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích: Mặc dù việc sử dụng vốn vay phải đúng mục đích ban đầu khi đi vay là một trong những nguyên tắc của hoạt động tín dụng, nhưng vẫn có nhiều trường hợp khách hàng lại sử dụng vốn vay vào công việc khác. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

- Tư cách, đạo đức của người vay kém: Đó là việc khách hàng không muốn trả nợ hoặc cố tình kéo dài thời hạn thanh toán nhằm mục đích làm lợi cho bản thân mình.

Đây thực sự là một khó khăn rất lớn cho ngân hàng.

1.3.7.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ: Chủ quan đƣa ra các ý kiến về giá trị của tài sản thế chấp, đầu tƣ, hoặc thiếu sự nhất quán trong qui định thẩm định tín dụng dẫn đến hệ lụy là giá trị ƣớc tính của tài sản thế chấp đó có mức độ tin cậy không cao, kém chính xác, gây thiệt hại cho ngân hàng.

- Cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro không hợp lý: do chƣa đánh giá đúng thực chất những rủi ro có thể xảy ra khi cho khách hàng vay vốn hoặc chính sách của ngân hàng chƣa phù hợp.

- Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng còn non kém: không ƣớc lƣợng hết những rủi ro cũng nhƣ mức độ thiệt hại của chúng hoặc không đƣa ra đánh giá chính xác trong công tác thẩm định, gây nguy cơ tiềm ẩn về nợ xấu cho ngân hàng.

- Ngân hàng nới lỏng điều kiện phê duyệt tín dụng: Nhằm tạo lợi thế trong việc cạnh tranh thu hút khách hàng.

- Khâu thẩm định chƣa kĩ càng: dẫn đến không phát hiện kịp thời những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải, đến khi khách hàng làm ăn thua lỗ thì không còn nguồn khác để trả nợ.

- Nguồn cung cấp thông tin còn hạn chế: Ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn với các kênh thông tin về khách hàng. Rất khó kiểm chứng đƣợc toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng.

1.3.7.4. Một số nguyên nhân khác:

Một số ngân hàng nhỏ không có phòng thẩm định giá hay chỉ duy trì lực lƣợng thẩm định giá rất mỏng, công việc thẩm định giá thường xuyên quá tải. Nhiều ngân hàng thiếu điều kiện hỗ trợ chuyên môn nhƣ nguồn dữ liệu so sánh và không đƣợc cập nhật kiến thức, nghiệp vụ. Khả năng quản trị của một số ngân hàng còn nhiều bất cập so với quy mô…

1.3.8 Ảnh hưởng của Nợ xấu:

Nợ xấu và xử lý nợ xấu luôn là mối quan tâm lớn của các quốc gia trên thế giới. Khi khối lượng nợ xấu gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế nói chung và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nói riêng.

1.3.8.1. Đối với ngân hàng:

Nợ xấu đang là một gánh nặng cho Ngành ngân hàng. Khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng gia tăng, các ngân hàng buộc phải tăng khoản trích lập dự phòng rủi ro lên cao, làm cho chi phí cũng gia tăng theo, và kết quả là lợi nhuận của ngân hàng giảm mạnh. Nợ xấu càng kéo dài thì các chi phí bỏ ra về mặt hữu hình và vô hình đối với xử lý nợ xấu càng lớn. Về mặt hữu hình, việc các tài sản cầm cố tại ngân hàng sẽ ngày càng bị hao mòn, hƣ hỏng, giá trị và giá trị sử dụng sẽ mất dần. Về mặt vô hình, khi quá trình xử lý nợ xấu kéo dài, dẫn tới hệ số tín nhiệm của Việt Nam sẽ khó mà duy trì đƣợc mức tín nhiệm nhƣ hiện

nay, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư. Không những vậy, ngân hàng lo ngại không dám cho vay vì sợ phát sinh thêm nợ xấu, dẫn đến việc hoạt động tín dụng tăng trưởng chậm. Nợ xấu không chỉ làm trì trệ sự phát triển tín dụng trong nền kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Do đó, giải quyết nợ xấu sẽ cải thiện đƣợc năng lực tài chính của các ngân hàng, năng lực tài chính tốt thì việc điều hành chính sách tiền tệ mới dễ dàng và hoạt động cung cấp tín dụng cho nền kinh tế mới thực sự tốt.

1.3.8.2. Đối với nền kinh tế:

Ngân hàng thừa tiền nhƣng không cho vay đƣợc, trong khi các doanh nghiệp lại đang thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho ngành ngân hàng, mà còn kìm hãm sự phát triển chung của cả nền kinh tế. Do vốn không đƣợc quay, dòng tiền trong nền kinh tế không lưu thông được, dẫn đến việc nền kinh tế sẽ mất đi một lƣợng vốn lớn. Bên cạnh đó, nợ xấu còn làm cho khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước có trình độ tương đương bị suy giảm, gây cản trợ quá trình phục hồi của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, nếu nợ xấu đƣợc giải quyết càng nhanh thì Việt Nam càng sớm lấy lại niềm tin cho thị trường và sẽ khơi thông được dòng vốn, kích thích tăng trưởng, phát triển một nền kinh tế vững mạnh để cải thiện vị thế của nước ta trên thị trường khu vực.

1.3.9 Công tác xử lý Nợ xấu

Trong thời gian qua, các TCTD đã ban hành và tích cực triển khai thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu. Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định an toàn hoạt động, chất lƣợng tài sản, tình hình tài chính, nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu;

đồng thời hoàn thiện các quy định về cơ cấu lại nợ, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ, minh bạch và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Năm 2013, Chính phủ đã thành lập Công ty quản lý tài sản các TCTD (viết tắt là VAMC) nhằm xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế. Tuy nhiên, việc giải quyết nợ xấu hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức có nguy cơ làm giảm hiệu quả, chậm lại tiến trình cơ cấu lại các TCTD. Cụ thể nhƣ: mô hình VAMC bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, với mức vốn điều lệ 500 tỷ đồng không thể giúp VAMC mua đứt khoản nợ xấu thay vì mua và giữ hộ nhƣ hiện nay; bên cạnh đó, ở Việt Nam cũng chưa có thị trường mua bán nợ xấu và chưa có cơ chế định giá nợ xấu nên phải mất nhiều thời gian để định giá nợ xấu; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và cơ quan chức năng với Ngân hàng Nhà nước trong tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu chưa chặt chẽ và có hiệu quả.

Ngoài ra, nhiều Ngân hàng đã tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để thực hiện việc thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản. Tuy nhiên, khi thực hiện giải pháp này, các ngân hàng mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để thu hồi nợ xấu, mà tính khả thi không cao. Hoặc ngân hàng có thể bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp, đây

là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp thu hồi một phần. Hiện nay, mới chỉ có Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính đang thực hiện nghiệp vụ này.

Nhìn chung, để xử lý nợ xấu có rất nhiều biện pháp nhƣng biện pháp từ nội tại các ngân hàng đƣợc coi là chủ yếu nhất, bởi chỉ có bản thân các ngân hàng mới hiểu đƣợc nguyên nhân nợ xấu và hướng xử lý. NHNN tuy có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo các NHTM tập trung giải quyết nợ xấu, nhưng xử lý nợ xấu trước hết là việc làm của các NHTM, Nhà nước không có ngân sách để giải quyết thay mà chỉ tạo cơ chế và hỗ trợ chính sách. Trong thời gian qua, Chính Phủ đã tích cực chỉ đạo NHNN và các bộ ngành triển khai đồng bộ, quyết liệt những giải pháp nhằm mở rộng tín dụng gắn với kiểm soát, nâng cao chất lƣợng tín dụng, tập trung xử lý nợ xấu, những giải pháp mà không phải quốc gia nào cũng làm đƣợc. Năm 2012, NHNN đã đƣa ra một số chính sách lớn nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tự xử lý nợ xấu, cơ cấu nợ và xử lý các tài sản bảo đảm. Cụ thể, NHNN đã thực hiện các chính sách nhƣ: xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi; giảm mặt bằng lãi suất; đưa ra các gói chương trình tín dụng để hỗ trợ cho các lĩnh vực, các ngành kinh tế có ảnh hưởng đến an sinh xã hội; định hướng tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên có tầm chiến lược và quan trọng của đất nước; gia hạn thêm 01 năm (đến 31/12/2014) cho một số đối tƣợng đƣợc vay ngoại tệ phục vụ cho một số lĩnh vực thiết yếu, các lĩnh vực ƣu tiên, khuyến khích sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ... Ðến nay, tốc độ tăng của nợ xấu đã giảm đi rất nhiều. Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo hướng: Tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu, nhất là quy định về mua, bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm, trách nhiệm của người đi vay và quyền hạn của chủ nợ. Hoàn thiện chức năng, tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực, phát huy vai trò của VAMC. khuyến khích các nhà đầu tƣ trong và ngoài nước tham gia mua bán nợ xấu. Yêu cầu các tổ chức tín dụng công khai, minh bạch về nợ xấu và kết quả xử lý, thực hiện các giải pháp kiểm soát chất lƣợng tín dụng, hạn chế nợ xấu gia tăng. Tăng cường thanh tra, giám sát về nợ xấu, chất lượng tín dụng và việc thực hiện quy định pháp luật về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.

Một phần của tài liệu Toàn cảnh thực trạng nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)