Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, tình hình hoạt động kinh doanh của ACB có sự biến động mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do sự đi xuống của nền kinh tế sau các cuộc khủng hoảng, kèm theo đó là sự kiện tài chính nghiêm trọng xảy ra vào tháng 8/2012 nên ACB phải tập trung toàn bộ nguồn lực để giải quyết và khắc phục hậu quả.
Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ACB. Cụ thể:
Bảng 2.2: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ACB trong giai đoạn 2011- 2014
Đơn vị tính: triệu VND
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Thu nhập lãi thuần 6,701,811 6,920,376 4,206,529 4,484,078 Chi phí hoạt động 2,970,534 4,105,148 3,626,086 3,735,962 Lợi nhuận sau thuế 3,193,881 737,534 825,596 922,249 Tổng tài sản 226,842,267 162,828,602 154,074,466 168,024,809 Vốn huy động 232,981,904 159,265,155 151,416,640 164,700,656 Vốn tự có 11,767,170 12,386,031 12,264,887 12,128,606
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011 đến năm 2014 của Ngân hàng TMCP Á Châu
Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB trong giai đoạn 2011-2014 Đơn vị tính: Triệu VND
Biểu đồ 2.3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của ACB trong giai đoạn 2011-2014 Đơn vị tính: Triệu VND
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2011 đến năm 2014 của ACB 2.3.1. Về mặt thu nhập lãi thuần:
Trong 2 năm 2011 và 2012, thu nhập lãi thuần của ACB thay đổi không đáng kể. Cụ thể là năm 2012 tăng 3% so với năm 2011, sở dĩ không có sự thay đổi nhiều là vì tình hình kinh tế chung vẫn còn nhiều khó khăn. So với năm 2012 thì thu nhập lãi thuần năm
0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000
Thu nhập lãi thuần Chi phí hoạt động Lợi nhuận sau thuế
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
0 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000
Tổng tài sản Vốn huy động Vốn tự có
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
2013 giảm rất mạnh, từ 6,920,376 triệu VND (năm 2012) giảm xuống còn 4,206,529 triệu VND (năm 2013), tương ứng giảm 39% . Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm mạnh mẽ này là do nguồn thu từ hoạt động cho vay khách hàng và các TCTD khác giảm, cùng với đó, ACB mất đi một khoản thu lớn từ lãi tiền gửi tại các TCTD do phải dùng toàn bộ nguồn lực để khắc phục hậu quả sau biến cố xảy ra vào tháng 8/2012. Từ cuối 2013 đến nay tình hình kinh tế trong nước đang dần khôi phục vì thế kết quả kinh doanh của ACB cũng đã phần nào tăng trưởng trở lại, thể hiện qua việc thu nhập lãi thuần tính đến cuối năm 2014 tăng 7% so với cùng kì năm 2013. Mặc dù 7% chƣa phải là lớn nhƣng khi hoạt động tín dụng trong thời gian gần đây không đƣợc phát triển mạnh mẽ nhƣ những năm trước thì kết quả này cũng sẽ là động lực để ACB tiếp tục cố gắng. Trong thời gian tới, kì vọng nền kinh tế sẽ nhanh chóng phục hồi và đi vào ổn định các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng có điều kiện phát triển bền vững hơn.
2.3.2. Về mặt chi phí hoạt động
Mặc dù giai đoạn 2011- 2012 chứng kiến sự biến động lớn về chi phí hoạt động của ACB (năm 2012 chi phí hoạt động tăng 38% so với năm 2011) nhưng bước sang giai đoạn từ năm 2013 – 2014 thì ACB đã kiểm soát chi phí tốt hơn. Cụ thể chi phí hoạt động năm 2013 đã giảm 12% so năm 2012, trong đó chi phí nhân viên giảm 17.5%, chi phí quản lý công vụ giảm 11.9% và chi về tài sản giảm 6.7%. Qua đến năm 2014 thì chi phí hoạt động có tăng nhẹ so với năm 2013, tăng 3%. Sở dĩ có sự gia tăng này là do các khoản chi phí thuế, chi cho nhân viên và chi dự phòng đều cao hơn so với cùng kì năm trước. Nhìn chung, tuy chi phí năm 2012 cao, nhưng nguyên nhân là do ACB phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn rất nhiều so với mọi năm. Việc làm này là rất cần thiết vì hệ thống ngân hàng của nước ta đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng rất lớn, đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu cao.
2.3.3. Về mặt lợi nhuận sau thuế
Tín dụng tăng thấp, lãi suất vay giảm, chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tăng cao là những nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận của ngành ngân hàng năm 2012 không sáng sủa, ACB cũng không ngoại lệ. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm 77% so với năm 2011, nhƣng có thể lý giải bởi những biến cố mà ACB phải trải qua trong thời gian đó là vô cùng khó khăn. Bước sang năm 2013 và 2014, tình hình lãi ròng có chiều hướng tăng trưởng trở lại và ổn định hơn khi cả 2 năm này đều tăng trưởng 12% so với cùng kì năm trước. Mặc dù kết quả hoạt động của ACB những năm gần đây là khiêm tốn nhưng có thể hiểu đƣợc trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn có nhiều khó khăn, ngành ngân hàng có nhiều rủi ro trước mặt, và ACB phải cấu trúc lại bảng tổng kết tài sản của mình. Nhìn chung thì kết quả kinh doanh của ACB trên các lĩnh vực đều khởi sắc hơn.
Triển vọng kinh doanh năm 2015 là khả quan khi nền kinh tế đang dần phục hồi, các chuẩn mực hoạt động ngân hàng đƣợc nâng lên theo một loạt quy định mới của Ngân hàng Nhà nước. Trong bối cảnh này, định hướng hoạt động của ACB là giải quyết các vấn đề tồn đọng, củng cố nền tảng và tiếp tục khôi phục dần quy mô hoạt động.
2.3.4. Về mặt Tổng tài sản
Tổng tài sản của ACB ghi nhận sự sụt giảm đáng kể trong năm 2012. Cụ thể, năm 2011 tổng tài sản là 226,842,267 triệu VND nhƣng đến năm 2012 chỉ còn lại 162,828,602 triệu VND , giảm 28.2%. Sự sụt giảm này xuất phát từ việc các khoản tiền gửi tại các TCTD giảm mạnh. Qua năm 2013 tổng tài sản là 154,074,466 triệu VND, giảm 5% so với năm 2012, nguyên nhân là do sự gia tăng trích lập dự phòng, ngoài ra còn có sự đi xuống của các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (nguồn: Báo cáo tài chính các năm của ACB). Với những khó khăn mà ACB nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung phải gánh chịu trong thời gian qua thì việc thu hẹp lại các khoản tiền gửi tại các đơn vị khác là điều bình thường. Tuy vậy. bước sang năm 2014 thì tổng tài sản lại tăng lên thành 168,024,809 triệu VND, tăng 9% so với năm 2013, có đƣợc sự gia tăng này là nhờ vào việc tăng hơn 3 lần khoản tiền kinh doanh chứng khoán.
2.3.5. Về mặt Vốn huy động
Nhƣ đã phân tích ở trên, vì tình hình hoạt động của ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong những năm qua cho nên việc huy động các nguồn lực từ bên ngoài cũng vì thế mà suy giảm. Tuy nhiên, so với mức giảm 32% của năm 2012 so với năm 2011 thì mức giảm 5% của năm 2013 so với năm 2012 là một sự cải thiện rõ rệt. Không chỉ vậy, theo số liệu tổng hợp của năm 2014, vốn huy động đã tăng 9% so với cùng kì năm 2013. Đây cũng là một tín hiệu khả quan cho ACB, bởi lợi nhuân mang lại từ nguồn vốn huy động từ bên ngoài sẽ cao hơn việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của đơn vị.
2.3.6. Về mặt Vốn tự có
Qua những số liệu thống kê đƣợc ta thấy, nguồn vốn tự có của ACB gần nhƣ không biến động nhiều qua các năm. Cụ thể là vốn tự có năm 2012 tăng nhẹ 5% so với năm 2011. Sau đó kể từ năm 2013 và năm 2014 thì lại giảm mỗi năm 1%. Vì không có sự thay đổi vốn điều lệ nên việc biến động lợi nhuận giữ lại của các năm không làm ảnh hưởng nhiều đến nguồn vốn tự có của ngân hàng.