Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lượng điện sinh hoạt, trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai (Trang 33 - 37)

1.2 Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

(Suchismita Bhattacharjee, Georg Reichard, 2011) với việc tổng hợp từ hơn 50 bài báo nghiên cứu từ trước tại Hoa Kỳ, đã chọn ra một danh sách gồm 15 yếu tố về kinh tế -xã hội, cả của hộ gia đình lẫn tầm vĩ mô có ảnh hưởng lên lượng năng lượng tiêu thụ của hộ gia đình tại Hoa Kỳ, năng lƣợng ở đây là điện, gas v.v…, gồm:

 Số lượng người trong một gia đình: Có mối tương quan nghịch giữa số lượng người trong một gia đình với lượng điện tiêu thụ, bởi họ dùng chung một số thiết bị.

 Tuổi của chủ hộ: Lƣợng năng lƣợng đƣợc sử dụng nhiều khi chủ hộ là người lớn hơn 50 tuổi, điều này được lý giải theo lý thuyết là bởi họ thiếu thông tin và kiến thức về tiết kiệm điện, không dám thay đổi, ngoài ra còn bởi họ sử dụng nhiều năng lƣợng cho việc giải trí, thƣ giãn.

 Thời gian ở nhà: Càng ở nhà nhiều thì con người càng tiêu thụ năng lượng nhiều. Người trẻ làm việc bên ngoài nhiều có xu hướng sử dụng ít năng lượng hơn so với các gia đình làm việc tại gia hoặc dành nhiều thời gian ở nhà. Khi một đứa trẻ lớn lên và bắt đầu hoạt động ở ngoài xã hội nhiều hơn, lƣợng năng lƣợng tiêu thụ sẽ giảm, nhưng sẽ tăng khi người đó đạt đến tuổi làm cha mẹ. Sự gia tăng này sẽ cứ tiếp tục theo các năm sau đó bởi người già có xu hướng dành nhiều thời gian tại gia hơn và cần một mức nhiệt độ cao hơn để đảm bảo cho sức khỏe (do Hoa Kỳ là xứ lạnh).

 Mức độ đô thị hóa của khu vực: Mức đô thị hóa gia tăng khiến lƣợng tiêu thụ năng lượng trên đầu người gia tăng. Với việc cách sống được đô thị hóa, năng lƣợng trong hộ gia đình dành cho nấu ăn giảm, nhƣng năng lƣợng dành cho giải trí và

thƣ giãn tăng đáng kể.

 Kích cỡ nhà ở và số lƣợng phòng: Kích cỡ nhà càng lớn và số lƣợng phòng càng nhiều thì hộ gia đình đó càng tiêu thụ nhiều năng lƣợng, bởi nhà càng lớn thì càng đòi hỏi nhiều năng lượng cho sưởi ấm, làm lạnh và chiếu sáng.

 Kiểu nhà ở: Kiểu nhà ở khác nhau bao gồm nhà một gia đình và không chung vách, nhà chung vách, nhà đa gia đình, chung cƣ. Các nghiên cứu cho thấy nhà đơn một gia đình là kiểu nhà ở tiêu thụ nhiều năng lƣợng nhất.

 Tuổi và đặc điểm của ngôi nhà: ngôi nhà càng cổ càng tiêu thụ nhiều năng lượng cho sưởi ấm hoặc làm lạnh. Ngôi nhà cũ thường thiếu hiệu quả năng lượng, vậy nên cần đầu tư cho các phương pháp tiết kiệm năng lượng, ch ng hạn như cửa sổ cách nhiệt (bao gồm mức cách nhiệt, mức độ tiếp xúc với gió, thiết kế cửa kính, hiệu quả của hệ thống HVAC v.v…)

 Giáo dục và kiến thức: trình độ giáo dục của chủ hộ có một tác động lên niềm tin và hành vi tiết tiệm năng lƣợng. Trình độ giáo dục càng cao thì càng có mức tiêu thụ năng lượng thấp. Họ thường hay tiếp xúc với các phương pháp tiết kiệm lƣợng, bao gồm cả thông tin về giá năng lƣợng, sử dụng năng lƣợng, hành vi tiết kiệm năng lƣợng và kết quả của những hành vi này.

 Sức ì thay đổi: Người dân khó khăn trong việc nhận ra lợi ích trả lại từ việc đầu tƣ cho các sự thay đổi tiết kiệm năng lƣợng.

 Điều kiện kinh tế: Một nền kinh tế tốt có thể mang lại những công nghệ phục vụ cho việc sử dụng hiệu quả năng lƣợng.

 Giá năng lƣợng: Các nhà nghiên cứu phát biểu rằng sự thay đổi nhỏ về giá năng lƣợng không phải lúc nào cũng có tác động lên sự tiêu dùng năng lƣợng của hộ gia đình. Chỉ khi mức giá vƣợt qua một ngƣỡng cụ thể nào đó thì mới có một sự giảm nhu cầu năng lƣợng rõ ràng.

 Khả năng mua đƣợc các thiết bị hiệu quả năng lƣợng: Khả năng mua đƣợc các thiết bị đó phụ thuộc vào mức giá của chúng, và thứ này thì phụ thuộc vào mức lương của một xã hội. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhu cầu năng lƣợng.

 Khí hậu và thời tiết: Bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và số ngày nắng.

 Vi khí hậu của căn nhà: Vi khí hậu nghĩa là nhiệt độ cục bộ xung quanh một căn nhà, nó được hình thành từ cao trình, cấu trúc đô thị, vùng nước (water body), thực vật v.v…

 Sự gia tăng việc sử dụng năng lƣợng tái tạo: Năng lƣợng tái tạo khiến giá điện rẻ hơn, khiến việc sử dụng năng lƣợng tăng lên.

Vài năm sau, (Rory V. Jones, Alba Fuerter, Kevin J. Lomas, 2015) đã đƣa ra một cái nhìn tổng quát hơn, bao gồm cả các yếu tố kinh tế-xã hội lẫn các yếu tố về nhà ở, thiết bị điện liên quan đến tiêu thụ điện hộ gia đình. Bài báo này tổng hợp tất cả các yếu tố đã từng đƣợc nghiên cứu đến.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã tìm ra 62 yếu tố có tiềm năng ảnh hưởng đến lượng điện tiêu thụ hộ gia đình, bao gồm 13 yếu tố kinh tế-xã hội, 12 yếu tố nhà ở, 38 yếu tố liên quan đến thiết bị điện (trong đó gồm 28 yếu tố về sự sở hữu thiết bị điện, 7 yếu tố về cách sử dụng và 1 yếu tố về nguồn điện).

Tuy nhiên, bởi vẫn không thể xác nhận chắc chắn đƣợc rằng có hay không ảnh hưởng tương quan thuận, tương quan nghịch hoặc không ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, từ 62 yếu tố đã thu thập đƣợc, các tác giả của bài báo này chỉ có thể kết luận các yếu tố sau là có ảnh hưởng một cách chắc chắn lên lượng điện tiêu thụ của hộ gia đình:

 4 yếu tố kinh tế-xã hội

 Số người của hộ gia đình

 Thành phần tuổi tác của các thành viên

 Tuổi, nghề nghiệp, trình độ giáo dục của chủ hộ

 Kiểu cƣ trú

Về các yếu tố kinh tế-xã hội, các nhà khoa học kết luận rằng, việc có nhiều người trong một hộ gia đình, sự hiện diện của thiếu niên, thu nhập cao dẫn đến một sự gia tăng rõ rệt (tương quan thuận) song song lượng tiêu thụ điện hộ gia đình. Ngoài ra, cơ cấu tuổi tác của các thành viên trong gia đình, trình độ giáo dục và các trạng thái kinh tế-xã hội, ch ng hạn như thu nhập, của chủ hộ cũng có ảnh hưởng đến lượng điện tiêu thụ của hộ gia đình, tuy nhiên các yếu tố này ít đƣợc nghiên cứu hơn so với các yếu tố vừa liệt kê. Bên cạnh đó, tuổi của chủ hộ cũng có ảnh hưởng, và trạng thái cư trú (thường trú, tạm trú…) có thể ảnh hưởng hoặc không tùy vào tương tác với các yếu tố khác.

 7 yếu tố về nhà ở

 Kiểu nhà

 Tuổi căn nhà

 Số lƣợng phòng

 Số lƣợng phòng ngủ

 Số lƣợng lầu

 Diện tích lầu

 Sự hiện hiện của các hệ thống sử dụng điện (làm ấm không gian, thông gió, điều hòa, máy nước nóng, hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng)

Về các yếu tố về nhà ở, tuổi của căn nhà, số lƣợng phòng, số lƣợng phòng ngủ, tổng diện tích các lầu có một mối tương quan thuận với lượng điện sử dụng; ví dụ như lƣợng điện sử dụng càng nhiều khi ngôi nhà càng rộng và cũ, điều này cũng đúng đối vơi diện tích lầu, số phòng hoặc số phòng ngủ. Mức độ riêng lẻ của ngôi nhà cũng có một ảnh hưởng rõ rệt lên lượng điện tiêu thụ.

 9 yếu tố về thiết bị điện.

 Sự sở hữu các thiết bị công nghệ thông tin.

 Sự sở hữu các thiết bị giải trí.

 Sự sở hữu hệ thống HVAC.

 Sự sở hữu các htiết bị nấu ăn.

 Sự sở hữu các thiết bị làm lạnh và bảo quản.

 Sự sở hữu các thiết bị giặt.

 Sự sở hữu các thiết bị sấy khô.

 Sự sở hữu các thiết bị bảo trì ngôi nhà.

 Sự sở hữu các thiết bị thƣ giãn.

 Ngoài ra cũng phải nói đến tổng số lƣợng các thiết bị.

Đối với yếu tố thiết bị điện, các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng số lượng cao của các thiết bị điện, sự sở hữu của máy tính để bàn, máy truyền hình, lò điện, tủ lạnh, máy rửa chén, cũng nhƣ là việc tiêu tốn nhiều điện vào máy giặt dẫn đến việc lƣợng

điện tiêu thụ gia tăng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lượng điện sinh hoạt, trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)