Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lượng điện sinh hoạt, trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai (Trang 37 - 41)

1.2 Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Hiện nay tại Việt Nam, các yếu tố về sử dụng điện hộ gia đình chƣa đƣợc nghiên cứu sâu và rộng, thông thường các nghiên cứu đó thuộc lĩnh vực tiêu dùng xanh, vấn đề năng lƣợng nói chung và điện nói riêng chỉ là một thành phần nhỏ trong nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến lượng điện tiêu thụ hộ gia đình vẫn rất ít được đề cập đến.

(Phạm Bảo Trân, 2014) khi tìm hiểu về thực trạng tiêu dùng bền vững của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có những kết luận liên quan đến năng lƣợng nói chung và điện nói riêng nhƣ sau:

 Có sự khác biệt về tỉ lệ sinh viên biết cách tiết kiệm điện khi sử dụng các thiết bị điện giữa hai giới, trong đó nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn

 Đa số sinh viên ở cả hai khu vực nội thành và ngoại thành đều đồng ý rằng sức khỏe là vấn đề đƣợc quan tâm nhiều nhất trong ƣu tiên 1. Vấn đề quan tâm ƣu tiên 2 là kinh tế, thu nhập cá nhân và môi trường là vấn đề quan tâm trong ưu tiên 3.

 Tỉ lệ sinh viên nhóm nội thành quan tâm đến độ bền cao gấp 2 lần sinh viên nhóm ngoại thành. Còn sinh viên ngoại thành lại ƣu tiên cho giá cả.

(Nguyễn Ngọc Nam, 2016) khi tìm hiểu về hiện trạng nhận thức và hành vi tiêu dùng bền vững của sinh viên các trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Kinh tế trên địa bàn TP. HCM, đã kết luận về mức độ ƣu tiên khi chọn mua thiết bị điện nhƣ sau: Sinh viên quan tâm nhất là độ bền của sản phẩm. Sau đó sinh viên quan tâm đến hiệu suất sử dụng điện và giá cả;

(Hà Thị Ngọc Anh, 2016) khi khảo sát hiện trạng tiêu dùng xanh tại các hộ gia đình ở Phường An Cựu, Thành phố Huế có kết quả như sau:

 Đa số người dân quan tâm đến vấn đề sức khỏe và kinh tế nhiều hơn vấn đề môi trường khi đi mua sắm.

 Chỉ 61% số hộ có sử dụng thiết bị điện kèm nhãn năng lƣợng là có nhận thức về nhãn đó, còn lại là mua sắm một cách ngẫu nhiên; bên cạnh đó đối với những gia đình có nhu cầu mua sắm mới các thiết bị điện thì họ lại thiếu thông tin về các sản phẩm và sự hiểu biết khi phân biệt giữa thiết bị có dán nhãn và không dán nhãn năng

lƣợng.

 Khi đƣợc khảo sát về mức độ sẵn sàng thay đổi thói quen để mua sắm và tiêu dùng bền vững hơn, có 40% cho biết họ sẵn sàng thay đổi, 6% không muốn thay đổi và 34% sẽ thay đổi nếu có điều kiện.

Vấn đề sử dụng điện hộ gia đình gần đây đang dần nhận đƣợc giới nghiên cứu quan tâm. (Phạm Hoàng Thu Na, 2016) khi điều tra hiện trạng sử dụng năng lƣợng ở 2 căn hộ chung cư Sơn Kỳ và Khanh Gia Tân Hương, Quận Tân Phú đã kết luận rằng tủ lạnh, điều hòa không khí và máy giặt tuy có tính năng tiết kiệm điện, nhƣng do thời gian và công suất hoạt động lớn nên trong quá trình hoạt động đã tiêu tốn một khối lƣợng điện năng đáng kể.

Nghiên cứu gần với đề tài nhất là của (Đỗ Thị Hiệp, 2016), trong đó tác giả phân tích tương quan giữa các yếu tố về giá điện bình quân, thu nhập hộ gia đình và số thành viên của hộ gia đình lên lƣợng điện tiêu thụ, kết quả thu đƣợc cho thấy:

 Khi số thành viên của hộ gia đình tăng thêm 1 người, cầu về điện năng tăng thêm trung bình 36.339 kWh, với điều kiện các yếu tố khác không đổi;

 Khi thu nhập của hộ gia đình tăng thêm 1 triệu VNĐ, cầu về điện năng tăng thêm 20.889 kWh, với điều kiện các yếu tố khác không đổi;

 Giá điện bình quân thay đổi không làm thay đổi nhiều hành vi tiêu thụ điện năng của hộ gia đình;

 Các yếu tố tổng thu nhập của hộ gia đình, số thành viên của hộ gia đình, giá mua điện trung bình chỉ giải thích đƣợc 38% sự biến thiên của lƣợng điện tiêu thụ, các yếu tố không được đưa vào mô hình ảnh hưởng đến 62% sự biến thiên của lượng điện tiêu thụ.

b. Các giải pháp kỹ thuật nhằm tiết kiệm năng lượng cho hộ gia đình

Hiện nay, xu hướng thiết kế các tòa nhà xanh ngày càng được coi trọng, tuy nhiên, theo (Nguyễn Tố Lăng, Hoàng Mạnh Nguyên, 2012) trình bày tại hội thảo

“Ngôi nhà xanh tại Việt Nam: Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại” nằm trong khuôn khổ của Dự án nghiên cứu Siêu đô thị của thành phố Hồ Chí Minh – Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, số lƣợng các tài liệu về kiến trúc xanh lưu hành tại Việt Nam chưa nhiều và chưa được phổ cập rộng rãi. Đa phần các tài liệu có xuất xứ từ Châu Âu hay Bắc Mỹ, nơi chủ yếu chống lạnh, trong khi tại Việt Nam, vấn đề chống nóng và thoát ẩm phải đặt lên hàng đầu.

Trước đó, cũng trong khuôn khổ của dự án trên, (Christoph Hesse, Dirk Schwede, Michael Waibei, 2011) đã cho ra đời “Sổ tay ngôi nhà xanh: Giải pháp thích ứng và tiết kiệm năng lƣợng cho công trình tại thành phố Hồ Chí Minh” với phiên bản dành cho nhà phố. Trong đó có các chỉ dẫn liên quan đến năng lƣợng sau:

 Nguyên tắc thiết kế, gồm cấu trúc không gian, thi công xây dựng, công năng sử dụng.

 Che chắn nắng cho công trình, gồm lựa chọn màu sắc và vật liệu, cách kiến tạo hệ thống che mát, các hệ thống che mát.

 Thông gió và làm mát, gồm hệ thống kính, cách nhiệt.

 Cấu trúc vỏ bọc công trình.

 Bình nước nóng năng lượng mặt trời

 Thái độ và hành động của người sử dụng

 Thiết bị tiết kiệm điện

(Chương trình Mục tiêu quốc gia về Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả, 2012) đã ban hành “Tài liệu hướng dẫn xây dựng mô hình hộ gia đình sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả” nhằm hỗ trợ việc thực hiện đề án “Triển khai thí điểm cuộc vận động xây dựng mô hình sử dụng tiết kiệm năng lƣợng hiệu quả trong mỗi hộ gia đình” trong khuôn khổ hoạt động của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Sử dụng Năng lƣợng Tiết kiệm và Hiệu quả, trong đó quy định về tiêu chí mô hình hộ gia đình sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả nhƣ sau:

 Đối với hộ gia đình đăng ký lần đầu:

 Chứng minh đƣợc mức tiêu thụ điện bằng hoặc thấp hơn định mức tiêu thụ năng lƣợng. Định mức này đƣợc trình bày ở Phụ lục 1

 Sử dụng ít nhất ba loại thiết bị tiết kiệm năng lƣợng.

 Có kiến thức về tiết kiệm năng lƣợng với ít nhất ba loại thiết bị, mỗi loại ít nhất ba kỹ thuật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả.

 Đối với hộ gia đình đã được công nhận năm trước:

 Chứng minh đƣợc định mức tiêu thụ điện năm tiếp theo thấp hơn 8% so với năm trước.

Nói về tòa nhà hộ gia đình, từ năm 2015 đến giữa năm 2016, Hội đồng công

trình xanh Việt Nam đã phát hành các loại hướng dẫn kỹ thuật của hệ thống đánh giá công trình xanh LOTUS dành cho các đối tƣợng: Căn hộ đa gia đình (Multi-Family) gồm nhiều hơn 4 lầu và nhiều đơn vị cƣ ngụ riêng lẻ; Nhà ở (Home) gồm biệt thự, nhà liên kế (nhà phố), nhà truyền thống.

Bên cạnh đó, về mặt hành vi tiết kiệm năng lượng, Chương trình Mục tiêu quốc gia về Sử dụng Năng lƣợng Tiết kiệm và Hiệu quả cũng nhƣ là EVN và Trung tâm Tiết kiệm Năng lƣợng Hà Nội đã lần lƣợt cho ra đời các loại cẩm nang tiết kiệm điện dành cho hộ gia đình.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lượng điện sinh hoạt, trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)