Kết quả thiết lập mô hình hồi quy cho lƣợng điện sinh hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lượng điện sinh hoạt, trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3 Thiết lập phương trình hồi quy cho lượng điện sinh hoạt

3.3.2 Kết quả thiết lập mô hình hồi quy cho lƣợng điện sinh hoạt

Sau ba lần sử dụng chức năng Regression của phần mềm SPSS 22, sinh viên lọc đi các biến không phù hợp, quá trình xử lý đó đƣợc trình bày tại Phụ Lục 13, cuối cùng sinh viên thu được phương trình hồi quy sau:

Y = - 75,630 + 38,014*X1 + 31,141*X2 + 6,886*X3 + 0,541*X4 + 101,342*X5 + 113,450*X6 - 34,574*X7 - 52,645*X8

Trong đó:

 Y: Lƣợng điện sinh hoạt hàng tháng của hộ gia đình (kWh/tháng)

 X1: Số thành viên dưới 14 tuổi

 X2: Số thành viên từ 14 tuổi đến dưới 55 tuổi

 X3: Thu nhập của cả hộ gia đình (triệu/tháng)

 X4: Diện tích cả lầu của ngôi nhà (m2)

 X5 và X6: Biến giả về Kiểu ngôi nhà. Nếu X5 = 1, X6 = 0, Kiểu ngôi nhà là Nhà đơn không kề nhà khác. Nếu X5 = 0, X6 = 1, Kiểu ngôi nhà là Nhà đơn kề nhà khác. Nếu X5 = 0, X5 = 0, Kiểu ngôi nhà là Chung cƣ hoặc nhà phố.

 X7 và X8: Biến giả về Chất liệu trần nhà. Nếu X7 = 1, X8 = 0, Chất liệu trần nhà là Trần vách nhựa. Nếu X7 = 0, X8 = 1, Chất liệu trần nhà là Trần thạch cao.

Nếu X7 = 0, X8 = 0, nghĩa là không có trần nhà.

Từ phương trình hồi quy, sinh viên có các nhận xét sau:

 Về Thành viên dưới 14 tuổi: Theo như phương trình hồi quy, số lượng thành viên dưới 14 tuổi trở xuống tăng lên 1 thì lượng điện tăng lên 38,014 kWh/tháng.

Theo nhƣ biểu đồ 3.10 thể hiện, một hộ gia đình điển hình tại TP.Biên Hòa có một thành viên dưới 14 tuổi, vậy yếu tố này đóng góp 38,014*1=38,014 kWh/tháng vào lƣợng điện sinh hoạt tiêu thụ hàng tháng của một hộ gia đình điển hình.

Tần suất

Số lượng trẻ em từ dưới 14 tuổi

Biểu đồ 3.10 Tần suất về số lượng trẻ em từ dưới 14 tuổi

 Về Thành viên trên từ 14 đến dưới 55 tuổi: Theo như phương trình hồi quy, số lƣợng thành viên từ 14 tuổi đến 55 tuổi tăng lên 1 thì lƣợng điện tăng lên 31,141 kWh/tháng.

Theo Biểu đồ 3.11 thể hiện, một hộ gia đình điển hình tại TP.Biên Hòa có ba

thành viên trên 14 đến 55 tuổi, vậy yếu tố này đóng góp 31,141*3=93,426 kWh/tháng vào lƣợng điện sinh hoạt tiêu thụ hàng tháng của một hộ gia đình điển hình.

Tần suất

Số lƣợng thành viên trên 14 tuổi đến 55 tuổi

Biểu đồ 3.11 Tần suất về Số lƣợng thành viên trên 14 tuổi đến 55 tuổi

Như vậy, tuy một thành viên dưới 14 tuổi tiêu thụ lượng điện sinh hoạt cao hơn một thành viên từ 14 đến 55 tuổi, tuy nhiên, trong một hộ gia đình điển hình, thì lƣợng điện sinh hoạt gia tăng lại đến từ các thành tiên từ 14 đến dưới 55 tuổi, vì trong một hộ gia đình điển hình, có đến 3 thành viên từ 14 đến 55 tuổi.

 Về thu nhập của hộ gia đình: Theo như phương trình hồi quy, thu nhập của cả hộ gia đình tăng lên 1 triệu đồng/tháng thì lƣợng điện tăng lên 6,886 kWh/tháng.

Theo biểu đồ 3.12 thể hiện, một hộ gia đình điển hình tại TP. Biên Hòa có thu nhập 15 triệu VNĐ/tháng, vậy yếu tố này đóng góp 6,886*15=103,29 kWh/tháng vào lƣợng điện sinh hoạt tiêu thụ hàng tháng của một hộ gia đình điển hình.

 Về diện tích ngôi nhà: Theo như phương trình hồi quy, diện tích ngôi nhà tăng lên 1 m2 thì lƣợng điện tăng lên 0,541 kWh/tháng.

Nhƣ Biểu đồ 3.13 cho thấy, một hộ gia đình điển hình sở hữu ngôi nhà có diện tích là khoảng 133,3 m2, vậy yếu tố này đóng góp 0,541*133,3 = 72,12 kWh/tháng đối với một hộ gia đình điển hình.

Tần suất

Tần suất về Thu nhập (triệu VNĐ/tháng) Biểu đồ 3.12 Tần suất về Thu nhập (triệu VNĐ/tháng)

Tần suất

Tần suất về Diện tích ngôi nhà (m2) Biểu đồ 3.13 Tần suất về Diện tích ngôi nhà (m2)

Nhận xét một cách tổng quát, đối với một hộ gia đình tiêu biểu của TP. Biên Hòa (1 thành viên từ 14 tuổi trở xuống, 3 thành viên trên 14 tuổi đến 55 tuổi, thu nhập của cả hộ gia đình vào con số 15 triệu VNĐ/tháng, Diện tích ngôi nhà là 133,3 m2), thì:

 Thu nhập (103,29 kWh/tháng) là yếu tố ảnh hưởng đến lượng điện sinh hoạt mạnh nhất.

 Thành viên trên 14 tuổi đến 55 tuổi (80,3525 kWh/tháng) là yếu tổ ảnh hưởng đến lượng điện sinh hoạt mạnh thứ hai.

 Diện tích ngôi nhà (72,12 kWh/tháng) là yếu tố ảnh hưởng đến lượng điện sinh hoạt mạnh thứ ba.

 Thành viên dưới 14 tuổi trở xuống (38,014 kWh/tháng) là yếu tố ảnh hưởng đến lượng điện sinh hoạt yếu nhất.

Đối với với các biến định tính:

 Về kiểu ngôi nhà:

Kiểu ngôi nhà là "Nhà đơn không kề nhà khác" sử dụng điện cao hơn "Chung cƣ hoặc nhà phố" một lƣợng điện là 101,342 kWh/tháng. Kiểu ngôi nhà là "Nhà đơn kề nhà khác" sử dụng điện cao hơn "Chung cƣ hoặc nhà phố" một lƣợng điện là 113,450 kWh/tháng. "Nhà đơn không kề nhà khác" dùng điện ít hơn "Nhà đơn kề nhà khác" một lƣợng là 113,450 - 101,342 = 12,108 kWh/tháng.

Theo (Rory V. Jones, Alba Fuerter, Kevin J. Lomas, 2015, p. 910) tổng hợp đƣợc, mức độ tách rời (detached level) của căn hộ càng lớn, thì lƣợng điện sinh hoạt càng cao. Nói cách khác, Nhà đơn không kề nhà khác sử dụng điện cao hơn Nhà đơn kề nhà khác, và Chung cƣ hoặc nhà phố là kiểu nhà sử dụng điện thấp nhất. Tuy nhiên, tại TP. Biên Hòa thì có một chút khác biệt, đó là loại "Nhà đơn kề nhà khác" lại sử dụng điện cao hơn loại "Nhà đơn không kề nhà khác," vậy lập luận rằng những nhà kề nhau sẽ học hỏi từ nhau các tiết kiệm điện đã không đúng.

 Về chất liệu trần nhà:

Nếu sử dụng trần vách nhựa (la phong), lƣợng điện giảm đi 34,574 kWh/tháng so với trường hợp không có trần nhà. Nếu sử dụng trần thạch cao, lượng điện giảm đi 52,645 kWh/tháng so với trường hợp không có trần nhà. Khi sử dụng trần thạch cao sẽ tiết kiệm đƣợc 52,645 - 34,574 = 18,071 kWh/tháng so với việc sử dụng trần vách nhựa. Điều này đúng với lý thuyết về kỹ thuật, khi trần thạch cao cách nhiệt tốt hơn trần vách nhựa, và việc có trần nhà cách nhiệt tốt hơn so với việc không có trần nhà.

Kiểu trần nhà đƣợc sử dụng nhiều nhất là trần vách nhựa.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lượng điện sinh hoạt, trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)