CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Biên Hòa có diện tích tự nhiên là 26.407,84 ha, nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu; phía Nam giáp huyện Long Thành;
phía Đông giáp huyện Trảng Bom; phía Tây giáp huyện Dĩ An; huyện Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) và Quận 9 (TP Hồ Chí Minh).
Thành phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính, số liệu về diện tích, dân số, mật độ dân số của từng phường, xã được trình bày tại Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính của Thành Phố Biên Hòa Tên
Diện tích (km²) (2015)
Dân số
(người) Mật độ (người/km²) Số lượng phường: 23
An Bình 10,4 54100 5202
Bình Đa 1,26 21725 17242
Bửu Hòa 4,17 21147 5071
Bửu Long 5,74 29770 5186
Hòa Bình 0,56 9759 17427
Hố Nai 3,89 33461 8602
Long Bình 35 89990 2571
Long Bình Tân 11,44 51230 4478
Quang Vinh 1,2 25627 21355
Quyết Thắng 1,39 20303 14606
Tam Hòa 1,22 18309 15007
Tam Hiệp 2,17 34937 16100
Tân Biên 6,11 38015 6222
Tân Hòa 3,95 42814 10839
Tân Hiệp 3,46 31983 9244
Tân Mai 1,37 21202 15476
Tân Phong 16,86 47253 2802
Tân Tiến 1,32 18374 13920
Tân Vạn 4,33 15918 3676
Tên
Diện tích (km²) (2015)
Dân số
(người) Mật độ (người/km²)
Thanh Bình 0,35 5902 16863
Thống Nhất 3,43 26530 7735
Trảng Dài 14,46 78142 5404
Trung Dũng 0,86 31861 37048
Số lƣợng xã: 7
An Hòa 9,21 21384 2321
Hóa An 6,8 31547 4732
Hiệp Hòa 6,96 13692 1967
Long Hƣng 11,73 6511 0.555
Phước Tân 42,76 41532 0.971
Tam Phước 45,65 50103 1098
Tân Hạnh 6,08 9093 1496
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Biên Hòa) 2.1.2 Đặc điểm địa hình
Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, đoạn sông Đồng Nai chảy qua Thành phố Biên Hòa có chiều dài khoảng 14,6 km, với dòng chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Địa hình thành phố Biên Hòa phức tạp và đa dạng: đồng bằng, chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du. Địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông qua Tây. Khu vực phía Đông và Bắc thành phố, địa hình có dạng đồi nhỏ, dốc thoải không đều, nghiêng dần về phía sông Đồng Nai và các suối nhỏ. Cao độ lớn nhất là 75m, cao độ thấp nhất là 2m. Về mùa mƣa, lũ tràn từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Nam.
Khu vực phía Tây và Tây Nam chủ yếu là đồng bằng. Ven bờ phải sông Đồng Nai là vùng ruộng vườn xen lẫn nhiều ao hồ do lấy đất làm gạch, gốm. Cao độ tự nhiên trung bình 1 – 2m. Khu vực cù lao có cao độ thấp từ 0,5 – 0,8m, hầu hết là ruộng vườn xen lẫn khu dân cƣ. Khu vực trung tâm Thành phố Biên Hòa có cao độ trung bình từ 2 – 10m, mật độ xây dựng dày đặc.
2.1.3 Điều kiện thủy văn
Đoạn sông Đồng Nai là con sông duy nhất chảy qua Tp. Biên Hoà trên đoạn chiều dài 10 km, phân thành nhánh phụ (sông Cái) tạo nên cù lao Hiệp Hoà. Sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa nằm ở tọa độ 10°82′0″B 106°78′0″Đ chảy qua các phường Tam hiệp, Quyết Thắng, Hiệp Hòa, Bửu Long, Hòa Bình, Quang
Vinh, Tân Phong, Long Bình Tân của thành phố Biên Hòa.Với vị trí quan trọng đó, sông Đồng Nai có ý nghĩa rất quan trọng với người dân thành phố Biên Hòa. Dòng chính sông Đồng Nai tại Biên Hòa có diện tích lưu vực 22.425km2.
Trong chế độ tự nhiên, về mùa kiệt lưu lượng trung bình sông Đồng Nai là 60 m3/s, về mùa lũ là 2000 m3/s, khi thuỷ điện Trị An hoạt động, lưu lượng xả trung bình vào mùa kiệt là 250m3/s, mùa lũ là 800 m3/s.
2.1.4 Đặc trƣng khí hậu
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình từ đầu năm đến hết tháng 9/2016 trên khu vực hầu hết cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,1 - 2.5 oC.
Nắng nóng xuất hiện khá sớm trên địa bàn thành phố từ cuối tháng 1 (nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35,6-36,2 oC), sau đó nắng nóng tăng dần và kéo dài từ ngày 12/4 đến 15/5 với nhiệt độ cao nhất ngày từ 38,5 oC.
Số giờ nắng
Tại Đồng Nai, số giờ nắng tăng lên trong mùa khô và giảm xuống trong mùa mƣa. Số giờ nắng xuất hiện nhiều vào từ thang I đến tháng IV, với tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2230 giờ/năm, sang tháng VI số giờ nắng đã bắt đầu giảm vì xuất hiện các trận mƣa trong thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa mƣa. Tháng có số giờ nắng ít nhất thường rơi vào tháng VI (1784 giờ) và tháng IX (1756 giờ).
Lƣợng mƣa
Đồng Nai chịu sự chi phối loại hình hình khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy khí hậu phân thành mùa mƣa và mùa khô rất rõ rệt. Mùa mƣa gần trùng hợp với gió mùa khô khống chế khu vực này. Tuy nhiên, hàng năm do tình hình biến động của hoàn lưu khí quyển trên quy mô lớn mà mùa mƣa bắt đầu và kết thúc sớm hay muộn.
Do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino nên trong mùa khô 2016 hầu như không có mƣa trái mùa. Từ cuối tháng 4, khu vực Đồng Nai xuất hiện mua chuyển mùa và đến giữa tháng 5 thì mùa mƣa bắt đầu. Tổng lƣợng mƣa trong 9 tháng đầu năm trên khu vực Đồng Nai từ 1230 - 1820 mm đạt 75% lƣợng mƣa trung bình năm. Có khoảng 2/3 số trạm có lƣợng mƣa hụt so với trung bình nhiều năm, 1/3 số trạm có lƣợng mƣa vƣợt trung bình nhiều năm, trong đó nơi vƣợt nhiều nhất là thành phố Biên Hòa (khoảng 27%).
Độ ẩm
Kết quả quan trắc độ ẩm trung bình các tháng trong năm tính đến hết tháng 9/2016 của tỉnh Đồng Nai tại trạm Long Khánh – trung tâm tỉnh cho thấy độ ẩm trung bình năm của tỉnh đạt khoảng 79%.