Kết quả phân tích mối liên hệ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lượng điện sinh hoạt, trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2 Mối liên hệ giữa các biến độc lập đối với lƣợng điện sinh hoạt

3.2.2 Kết quả phân tích mối liên hệ

a. Kết quả phân tích mối liên hệ của các biến định lượng đối với lượng điện sinh hoạt

Áp dụng phương pháp đã được trình bày tại 3.2.1.a, sinh viên tính toán và thu đƣợc những kết quả nhƣ sau:

 Về Số lượng thành viên từ dưới 14 tuổi: Số lượng thành viên dưới 14 tuổi càng cao thì lượng điện sinh hoạt càng lớn, mức tương quan trung bình (R = 0,408, , độ tin cậy 99%). Theo (Rory V. Jones, Alba Fuerter, Kevin J. Lomas, 2015, pp. 907, 908), kết quả về việc xuất hiện thành viên là trẻ em thì sẽ gia tăng lƣợng điện sinh hoạt đã đƣợc xác nhận qua các nghiên cứu tại tại Đan Mạch, Hà Lan, Hoa Kỳ.

(Dirk Brounen, Nils Kok, John M. Quigley, 2012, p. 942) phát biểu rằng không những việc có thành viên là trẻ em khiến lƣợng điện sinh hoạt tăng, trẻ em càng lớn càng tiêu thụ điện nhiều hơn trong việc xem tivi, sử dụng máy tính, sử dụng các thiết bị trò chơi điện tử. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện một mối tương quan yếu (R = -0,207, độ tin cậy 99%) giữa Số lượng thành viên từ dưới 14 tuổi với lượng điện đầu người, đây là một kết quả chưa có nghiên cứu nào ủng hộ, cũng như chỉ là một mức tương quan yếu, nên sinh viên bỏ qua không xét đến.

 Về Số lượng thành viên từ trên 14 đến dưới 55 tuổi và Số lượng thành viên trên 55 tuổi:

 Số lượng thành viên từ trên 14 đến dưới 55 tuổi càng cao thì lượng điện sinh hoạt càng cao, với mức tương quan trung bình (R = 0,462, , độ tin cậy 99%).

 Số lượng thành viên trên 55 tuổi càng nhiều, lượng điện đầu người càng giảm, mức tương quan yếu (R = -0,324, độ tin cậy 99%). Điều này có thể bởi người già có lượng điện đầu người ít hơn so với các độ tuổi khác, từ đó khiến bình quân lượng điện đầu người của cả hộ gia đình giảm. (Dirk Brounen, Nils Kok, John M.

Quigley, 2012, p. 942) lập luận rằng có thể mặc dù người già ở nhà nhiều hơn người trẻ, nhưng họ dường như lại sử dụng các thiết bị điện ít tiêu tốn năng lượng hơn, bên cạnh đó (Amir Kavousian, Ram Rajagopal, Martin Fischer, 2013, p. 191) phát biểu rằng những thành viên càng lớn tuổi càng có ý thức hơn trong cách sử dụng điện, và cũng có xu hướng sử dụng những thiết bị điện ít tiêu tốn điện hơn so với người trẻ.

 Về Tổng số lƣợng thành viên:

 Tổng số lƣợng thành viên càng nhiều thì lƣợng điện sinh hoạt càng cao, mức tương quan khá mạnh (R = 0,643, độ tin cậy 99%). Điều này tương đồng với kết quả của (Rory V. Jones, Alba Fuerter, Kevin J. Lomas, 2015, p. 907), rằng "phần lớn các nghiên cứu đã kết luận rằng có mối tương quan thuận giữa số lượng thành viên và lƣợng điện sinh hoạt."

 Tổng số lượng thành viên càng cao, lượng điện đầu người càng giảm, mức tương quan trung bình (R= -0,358, độ tin cậy 99%). Điều này cũng phù hợp với kết luận của (Rory V. Jones, Alba Fuerter, Kevin J. Lomas, 2015, p. 907), số lƣợng thành viên càng lớn thì tổng lượng tiêu thụ điện càng cao nhưng lượng điện đầu người lại thấp đi, kết quả này đƣợc chứng minh từ các nghiên cứu tại Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Đan Mạch, Trung Quốc. Theo (A. Druckman, T. Jackson, 2008, p.

3184), việc này chứng minh cho thấy rằng một nền kinh tế quy mô (Tiếng Anh: Econ- omies of scale; là nền kinh tế mà trong đó, nếu sản xuất với quy mô càng lớn thì chi phí và giá thành trên một đơn vị sản phẩm sẽ càng giảm) có thể đƣợc đạt đến khi ngày càng có nhiều các hộ gia đình có nhiều thành viên. Tuy nhiên, cũng theo tác giả trên, với tình trạng quy mô số lƣợng thành viên của một gia đình ngày càng ít đi (nghĩa là ngày càng có nhiều gia đình chỉ gồm một cặp vợ chồng, hoặc thậm chí 1 người) thì khía cạnh này của nền kinh tế quy mô sẽ biến mất, dẫn đến việc gia tăng lƣợng phát thải cacbon từ hộ gia đình.

 Về Thu nhập: Thu nhập càng cao thì lƣợng điện sinh hoạt càng cao, mức tương quan khá mạnh (R = 0,704, độ tin cậy 99%). (Rory V. Jones, Alba Fuerter, Kevin J. Lomas, 2015, p. 909) kh ng định rằng lƣợng điện tăng khi thu nhập cao.

Đồng thời, (A. Druckman, T. Jackson, 2008, p. 3178) cũng phát biểu rằng rằng thu nhập cao đi kèm với dấu chân cacbon càng lớn.

 Về Diện tích ngôi nhà:

 Diện tích ngôi nhà càng lớn thì lƣợng điện sinh hoạt càng cao, mức tương quan khá mạnh (R = 0,623, độ tin cậy 99%). Diện tích ngôi nhà càng cao, lượng điện đầu người càng tăng, tương tự mối tương quan giữa lượng điện và diện tích ngôi nhà, R = 0,266, mức tương quan trung bình, độ tin cậy 99%. (Rory V. Jones, Alba Fuerter, Kevin J. Lomas, 2015, p. 911), nêu rằng đã có nhiều nghiên cứu cho kết quả rằng diện tích ngôi nhà càng lớn thì lƣợng điện tiêu thụ càng cao. Còn (Suchismita Bhattacharjee, Georg Reichard, 2011, p. 3), đã kh ng định rằng, rõ ràng, không gian ngôi nhà càng lớn, thì càng cần nhiều điện cho sưởi ấm, làm lạnh, chiếu sáng (trong điều kiện của Việt Nam thì có thể bỏ qua vấn đề sưởi ấm).

 Tuy diện tích ngôi nhà càng lớn thì lƣợng điện sinh hoạt càng cao, nhƣng diện tích ngôi nhà càng lớn thì lượng điện trên diện tích càng giảm, mức tương quan trung bình (R = -0,447, độ tin cậy 99%). Điều này có thể bởi số lƣợng của một số thiết bị điện nhƣ tủ lạnh, máy giặt, tivi không phụ thuộc vào diện tích.

 Về các thiết bị điện: Thời gian sử dụng trung bình của đèn hùynh quang càng cao, lƣợng điện càng cao (R = 0,421, độ tin cậy 99%). Điều này đúng với lý thu- yết kinh tế.

b. Kết quả phân tích mối liên hệ giữa các biến định lượng với nhau

Việc chọn ra được các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc nhằm phục vụ cho việc xây dựng phương trình hồi quy, nhằm dự đoán được kết quả của biến phụ thuộc. Tuy nhiên, các biến độc lập không chỉ ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, mà còn ảnh hưởng qua lại với nhau. Trong trường một biến độc lập 1 thay đổi, kéo theo một biến độc lập 2 thay đổi, nếu biến độc lập 2 bị ảnh hưởng này sau đó ảnh hưởng lại đến biến phụ thuộc, thì xem như đây là một ảnh hưởng thứ cấp. Nếu các biến độc lập tương quan với nhau quá mạnh, sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến gây ảnh hưởng đến kết quả của biến phụ thuộc, cụ thể, theo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), sẽ gây nên:

 Hạn chế giá trị của R bình phương (thường sẽ làm tăng R bình phương).

 Làm sai lệch/ đổi dấu các hệ số hồi quy.

Nhằm dự đoán hiện tƣợng đa cộng tuyến, đồng thời cũng giúp xây dựng đƣợc mô hình sử dụng điện, sinh viên tiến hành tìm ra mối liên hệ giữa các biến độc lập định lƣợng với nhau. Sử dụng công cụ Bivariate Correlations trong SPSS 22 nhằm tính

hệ số tương quan R theo phương pháp Pearson. Kết quả thu được được trình bày tại Phụ lục 2.

Chọn những mối tương quan đáp ứng hai yêu cầu:

(1) Từ ± 0,2 (tương quan yếu) trở lên;

(2) Hợp lý (Ch ng hạn như có sự tương quan giữa số lượng thành viên từ dưới 14 tuổi và Số lƣợng thành viên từ 14 đến 55, tuy nhiên do không sử dụng đƣợc mối tương quan này nên sinh viên không sử dụng đến).

Áp dụng phương pháp đã được trình bày tại 3.2.1.a, sinh viên thu được kết quả về mối tương quan giữa các yếu tố định lượng, và trình bày tại Hình 3.1. Những mối tương quan trong hình đều là tương quan dương nên sinh viên không chú thích dấu.

Hình 3.1 Mối liên hệ giữa các biến định lƣợng độc lập Nhận xét:

 Số lƣợng thành viên từ 14 tuổi tăng thì Thu nhập tăng, Tổng diện tích cả lầu tăng.

 Số lƣợng thành viên từ 14 đến 55 tuổi tăng thì Thu nhập tăng.

 Số lƣợng thành viên từ trên 55 tuổi tăng thì Tuổi ngôi nhà tăng, Tuổi chủ hộ tăng.

 Tổng số lƣợng thành viên tăng thì Thu nhập tăng, Tổng diện tích cả lầu tăng.

c. Kết quả phân tích mối liên hệ của các biến định tính đối với lượng điện sinh hoạt

Áp dụng phương pháp đã được trình bày tại 3.2.1.b, sinh viên thu được mối liên hệ giữa các biến định tính đối với lƣợng điện sinh hoạt nhƣ sau:

Về giới tính của chủ hộ, có sự khác biệt về trung bình của nhóm chủ hộ nam và nhóm chủ hộ nữ.

 Về trình độ học vấn của chủ hộ, không có sự khác biệt phương sai về giữa các nhóm chủ hộ có học vấn khác nhau.

 Về kiểu ngôi nhà, có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm kiểu ngôi nhà sau: "Nhà đơn kề nhà khác", "Nhà đơn không kề nhà khác", "Chung cƣ hoặc nhà phố."

 Về tình trạng sở hữu nhà, có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm tình trạng sở hữu sau: "Thường trú", "Tạm trú có KT3", "Ở trọ."

 Về chất liệu mái nhà, có sự khác biệt phương sai giữa các ngôi nhà sở hữu các loại mái nhà khác nhau: Ngôi nhà với mái xi măng, Ngôi nhà với mái tôn kim loại, Ngôi nhà với mái ngói.

 Về chất liệu trần nhà, có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm ngôi nhà sở hữu các loại trần nhà khác nhau: Ngôi nhà với trần thạch cao, Ngôi nhà với trần vách nhựa, Ngôi nhà không có trần nhà.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lượng điện sinh hoạt, trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)