CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
1.1.3. Các phương pháp đánh giá rủi ro lãi suất
1.1.3.2. Mô hình định giá lại
Mô hình định giá lại đo lường sự thay đổi giá trị của tài sản và nợ khi lãi suất biến động dựa vào việc chia nhóm tài sản và nợ theo kỳ hạn định giá lại của chúng. Nội
19
dung là phân tích luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi suất từ tài sản có với chi phí lãi suất phải trả cho tài sản nợ về cùng nhóm có cùng kỳ hạn từ đó đo lường sự thay đổi của thu nhập ròng từ lãi suất của các nhóm với sự thay đổi của lãi suất thị trường. Giá trị tài sản và nợ trong các nhóm dùng để tính chênh lệch là giá trị lịch sử, khe hở nhạy cảm lãi suất được dùng để đo lường nhạy cảm lãi suất.
IS GAP = Giá trị tài sản có
nhạy cảm lãi suất (ISA) – Giá trị tài sản nợ
nhạy cảm lãi suất (ISL) (1.2) Giá trị tài sản Có nhạy cảm lãi suất (có thể được định giá lại) bao gồm:
Các khoản cho vay có lãi suất biến đổi.
Các khoản cho vay ngắn hạn với thời hạn dưới n tháng.
Các khoản cho vay với thời hạn còn lại dưới n tháng.
Các khoản chứng khoán với thời hạn còn lại dưới n tháng.
Tiền gửi trên thị trường liên NH, tiền gửi không kỳ hạn tại NH khác, các khoản đầu tư tài chính có thời hạn còn lại dưới n tháng.
Giá trị tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất (có thể được định giá lại) bao gồm:
Tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng.
Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn thời hạn còn lại dưới n tháng.
Các khoản vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ với thời hạn dưới n tháng (vay qua đêm, vay tái chiết khấu thời hạn dưới n tháng)
Mức thay đổi
lợi nhuận NH = Tổng TS nhạy
cảm lãi suất - Tổng nợ
nhạy lãi x Mức thay đổi LS
(1.3)
= Khe hở nhạy cảm lãi suất x Mức thay đổi LS Gọi:
20
ΔIIi: sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất nhóm i.
GAPi: chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản nợ (giá trị ghi sổ) của nhóm i.
Δri: mức thay đổi lãi suất của nhóm i.
Ta có:
ΔIIi = (GAPi) x Δri = (ISAi – ISLi) x Δri (1.4)
Trong đó: ISAi là số dư ghi sổ của tài sản có nhạy cảm lãi suất thuộc nhóm i, ISLi là số dư ghi sổ của tài sản nợ nhạy cảm lãi suất thuộc nhóm i. Bằng phương pháp này ta có thể tính riêng biệt RRLS cho từng nhóm loại tài sản Nợ - Có trước khi tính rủi ro cho toàn bộ loại tài sản Nợ - Có.
Các trường hợp có thể xảy ra:
IS GAP=0=> Tổng tài sản nhạy lãi = Tổng nợ nhạy lãi Lãi suất biến động tăng
(hay giảm) cũng không ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH, vì mức tăng (giảm) của thu nhập lãi và chi phí lãi bằng nhau.
IS GAP>0=> Tổng tài sản nhạy lãi > Tổng nợ nhạy lãi Lãi suất biến động tăng, lợi nhuận của NH tăng và ngược lại.
IS GAP<0=> Tổng tài sản nhạy lãi < Tổng nợ nhạy lãi Lãi suất biến động tăng, lợi nhuận của NH giảm và ngược lại.
Bảng 1.1. Quan hệ giữa khe hở nhạy cảm lãi suất và thu nhập
IS GAP Lãi suất Thu nhập
IS GAP>0
Tổng tài sản nhạy lãi >
Tổng nợ nhạy lãi
Tăng Giảm
Tăng Giảm
IS GAP<0 Tăng Giảm
21
Tổng tài sản nhạy lãi <
Tổng nợ nhạy lãi
Giảm Tăng
IS GAP=0
Tổng tài sản nhạy lãi = Tổng nợ nhạy lãi
Tăng Giảm
Không thay đổi Không thay đổi
Bảng 1.2. Phương pháp quản trị chủ động RRLS
Độ lệch tiền tệ Rủi ro xảy ra khi Biện pháp quản trị Tài sản nhạy lãi
(Độ lệch tích cực) Lãi suất giảm Giảm tài sản nhạy lãi Tăng nợ nhạy lãi Nợ nhạy lãi
(Độ lệch tiêu cực) Lãi suất tăng Tăng tài sản nhạy lãi Giảm nợ nhạy lãi Khả năng vận dụng mô hình tại NHTM VN
Điều kiện ứng dụng: Tài sản Có và tài sản Nợ nhạy lãi cần được phân nhóm theo thời gian đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn.
Ưu điểm của mô hình: Cung cấp thông tin về cơ cấu tài sản Có và tài sản Nợ sẽ được định giá lại và dễ dàng xác định sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi lãi suất thay đổi.
Nhược điểm của mô hình: Sự thay đổi lãi suất ngoài ảnh hưởng lên thu nhập còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản Có và tài sản Nợ. Tuy nhiên, mô hình tái định giá chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ của tài sản mà không đề cập đến giá trị thị trường của chúng; do đó, mô hình chỉ phản ánh được một phần RRLS đối với NH mà thôi.
Khuyến nghị thực hiện: Sử dụng kết hợp với mô hình thời lượng để phản ánh chính xác nhất về RRLS tổng thể của NH.