CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất
1.2.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại
Mục tiêu quan trọng của quản trị RRLS là hạn chế tối đa những thiệt hại do biến động lãi suất ảnh hưởng đến thu nhập của NH. Dù lãi suất thay đổi như thế nào, các NH luôn mong muốn đạt được thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định. Để thực hiện được mục tiêu này, các NHTM cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục Tài sản và Nguồn vốn. Thông thường đó là các tài sản sinh lợi, như các khoản cho vay và đầu tư (bên Tài sản) hay các khoản tiền gửi, khoản
26
vay trên thị trường tiền tệ (bên Nguồn vốn). Để bảo vệ thu nhập trước RRLS, NH duy trì một tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định.
Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên, viết tắt là NIM (Net Interest Margin) được tính như sau:
NIM= 𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒍ã𝒊−𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒍ã𝒊
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒄ó 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝒍ờ𝒊 x100% (1.10) Trong đó:
Thu nhập lãi: lãi cho vay, đầu tư, lãi tiền gửi tại NH khác, lãi đầu tư chứng khoán,…
Chi phí lãi: chi phí huy động vốn, đi vay,…
Tổng tài sản có sinh lời = Tổng tài sản – Tiền mặt và tài sản cố định.
Hệ số NIM chịu tác động bởi những yếu tố sau:
Thay đổi lãi suất.
Thay đổi của mức chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi.
Thay đổi về giá trị tài sản có sinh lời nhạy cảm với lãi suất mà NH nắm giữ khi mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động.
Thay đổi về giá trị tài sản nợ mà NH phải trả lãi khi sử dụng để tài trợ cho danh mục tài sản có sinh lời khi mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động.
Những thay đổi về cấu trúc của tài sản hay nợ khi NH thực hiện chuyển đổi giữa lãi suất cố định và thả nổi, giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài, giữa tài sản mang lại thu nhập thấp và tài sản mang lại thu nhập cao.
Nếu lãi suất tăng khiến chi phí trả lãi cho các nguồn vốn vay tăng nhanh hơn thu lãi trên các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm và ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH. Nếu lãi suất giảm khiến thu nhập từ các khoản cho
27
vay và chứng khoán giảm nhanh hơn chi phí trả lãi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cũng sẽ giảm. Có thể nói đường cong thu nhập không bao giờ ổn định, do đó chênh lệch từ chi phí trả lãi và khoản thu từ lãi không bao giờ cố định. Hệ số NIM được các nhà quản trị quan tâm theo dõi vì nó giúp dự báo khả năng tạo lãi thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất.
1.2.2.2. Tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Bên cạnh việc giảm thiểu những mất mát do RRLS gây ra, NH có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình với những dự đoán đúng về biến động của lãi suất trong tương lai. Nếu các NH dự đoán trước được sự tăng lên của lãi suất, họ có thể thực hiện một số điều chỉnh đối với Tài sản và Nợ để giảm quy mô của khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy hoặc sử dụng các công cụ bảo vệ (hợp đồng hoán đổi lãi suất, kỳ hạn,…)
Một số NH thường xuyên thay đổi khe hở nhạy cảm lãi suất, đặt vào trạng thái nhạy cảm Tài sản hoặc nhạy cảm Nợ dựa trên khả năng về các dự báo về lãi suất của NH đó.
Vấn đề này được gọi là phương pháp quản lý khe hở lãi suất năng động.
Việc quản lý khe hở lãi suất năng động có thể được biểu thị ở bảng sau:
Bảng 1.4. Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất năng động Những dự đoán về sự
thay đổi lãi suất
Giá trị khe hở nhạy cảm lãi suất tối ưu
Phản ứng của nhà quản lý NH
Lãi suất thị trường tăng Khe hở dương Tăng Tài sản nhạy cảm lãi suất Giảm Nợ nhạy cảm lãi suất Lãi suất thị trường giảm Khe hở âm Giảm Tài sản nhạy cảm lãi suất
Tăng Nợ nhạy cảm lãi suất Chiến lược quản lý năng động cũng buộc NH phải đối mặt với rủi ro không nhỏ.
Khả năng dự đoán đúng về sự vận động của lãi suất là rất thấp, đa số các nhà quản lý NH đều dựa vào việc dự đoán những thay đổi của lãi suất trong quá trình điều hành
28
NH. Lãi suất thay đổi không đúng như dự báo có thể tăng tổn thất cho NH. Trên lý thuyết, nếu NH dự đoán đúng biến động của lãi suất thì họ sẽ thu được phần gia tăng lợi nhuận không nhỏ này. Trên thực tế, nhiều NH đã lựa chọn chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất mang tính chất bảo vệ, tức là thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất gần bằng không tới mức tối đa để có thể giảm thiểu sự bất ổn định trong thu nhập lãi của NH.
Bảng 1.5. Phản ứng loại trừ khe hở nhạy cảm lãi suất Trạng thái khe hở nhạy
cảm lãi suất Rủi ro Những phản ứng có thể
Khe hở dương:
Tài sản nhạy cảm lãi suất >
Nợ nhạy cảm lãi suất.
Tổn thất nếu lãi suất giảm vì NIM của NH giảm.
-Không làm gì (vì có thể lãi suất sẽ lại tăng hoặc ổn định)
-Kéo dài kỳ hạn của Tài sản hoặc thu hẹp kỳ hạn của Nguồn vốn.
-Tăng Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất hoặc giảm Tài sản nhạy cảm lãi suất.
Khe hở âm:
Tài sản nhạy cảm lãi suất <
Nợ nhạy cảm lãi suất.
Tổn thất nếu lãi suất tăng vì NIM của NH giảm.
-Không làm gì (vì có thể lãi suất sẽ lại giảm hoặc ổn định)
-Thu hẹp kỳ hạn của Tài sản hoặc kéo dài kỳ hạn của Nguồn vốn.
-Giảm Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất hoặc tăng Tài sản nhạy cảm lãi suất.
29