Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại một số ngân hàng thương mại tại Việt

Một phần của tài liệu Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam (Trang 44 - 50)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất

1.2.7. Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại một số ngân hàng thương mại tại Việt

NHTM là loại hình kinh doanh hàng hóa đặc biệt, trong đó đa phần là các khoản tiền gửi phải trả khi có yêu cầu. Nguồn tiền của các NHTM đang có thay đổi mạnh mẽ do gia tăng sự cạnh tranh trong hệ thống NH, giữa NH với các tổ chức tài chính, bảo hiểm, các tổ chức phi NH và thị trường chứng khoán dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin và quá trình toàn cầu hóa. Nguồn tiền gửi của các cá nhân, doanh nghiệp trở nên dễ dàng di chuyển hơn, nhạy cảm hơn khi có sự thay đổi của lãi suất. Điều này tạo điều kiện cho các NH tìm kiếm lợi nhuận song lại tăng tính thiếu ổn định cho toàn hệ thống.

Bên cạnh đó tài sản của các NHTM chủ yếu là tài sản tài chính (các khoản cho vay, chứng khoán) với tính rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất rất lớn. Thị trường tài chính đang trong giai đoạn toàn cầu hóa, đây cũng là cơ hội để các NH đa dạng hóa đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng như phân tán rủi ro, mặt khác cũng làm tăng tính rủi ro biến động lớn trên thị trường thế giới.

42

Sau đây là một số dẫn chứng về tổn thất trong hoạt động của NHTM.

Năm 1984 ngân hàng Ilinois, năm 1991 ngân hàng BOA gặp phải sự giảm sút tiền gửi rất lớn, dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Vào những năm 90, các NHTM Nhật Bản và các hãng chứng khoán gặp nguy khốn và kéo theo sự sụp đổ của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán.

Năm 1987, Merrill Lynch tổn thất 350 triệu USD do việc nắm chứng khoán khi lãi suất tăng đột ngột.

Năm 1992, JP Morgan tổn thất 200 triệu USD trong trường hợp tương tự khi lãi suất giảm đột ngột.

Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác nhận biết và quản trị rủi ro trong kinh doanh NH, đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà nhiều kỹ thuật quản trị rủi ro lãi suất được ứng dụng. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng tùy điều kiện thực tế mà áp dụng khác nhau. Tại Mỹ và Australia các NHTM được khuyến khích áp dụng phương pháp thời lượng trong công tác dự báo rủi ro lãi suất.

Quản lý RRLS tại chi nhánh ngân hàng HSBC

Chi nhánh ngân hàng HSBC dùng phương pháp giá trị có thể tổn thất VaR và P&L (Profit and Loss) để quản trị RRLS, VaR cho HSBC biết trường hợp xấu nhất của RRLS là như thế nào và VaR đo lường độ lớn của các di chuyển của P&L trong những ngày tồi tệ nhất.

Ví dụ: VaR tại HSBC Singapore là $7 triệu

Một cách chính xác hơn, với xác suất 99%, giá trị VaR 10 ngày tới trong số Trading Book của NH là 7tr$, điều đó nghĩa là HSBC Singapore, tất của các trạng thái kinh

43

doanh không được lỗ vượt quá $7tr trong vòng 10 ngày tới, xác suất là 99%. Tuy nhiên mặt khác với xác suất 1%, HSBC có thể mất hơn 7tr$.

Con số VaR này có thể tăng lên hay giảm xuống hàng ngày dựa vào các tác động của :

Các trạng thái kinh doanh tại HSBC Singapore Sự thay đổi của lãi suất

Hiệu quả của các danh mục đầu tư và các trạng thái khác tại Singapore

VaR là sự thay đổi của thị trường áp dụng vào các trạng thái vốn. VaR với giả thiết rằng chúng ta bị tắc trong trạng thái ngày hôm nay. Sự thay đổi giá trị VaR gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất thị trường đối với những trạng thái vốn mà NH đang nắm giữ.

Giá trị VaR dùng các tư liệu trong quá khứ để tiên đoán về một tương lai gần.

Quản lý RRLS tại chi nhánh ngân hàng Calyon

Chi nhánh ngân hàng Calyon quản lý RRLS bằng phần mềm của Hội sở, dựa trên 3 phương pháp sau:

Khe hở nhạy cảm lãi suất (Cash Flow Gap – Mismatch) Phương pháp độ nhạy cảm lãi suất (Sensitivities)

Giá trị có thể tổn thất (VaR)

Cơ sở lãi suất dùng để định lượng lãi suất trong NH đối với đồng Việt Nam (VND) là các lãi suất được công bố rộng rãi bao gồm lãi suất VNIBOR đối với kỳ hạn đến 1 năm và lãi suất Trái phiếu chính phủ đối với các kỳ hạn lớn hơn 1 năm.

a. Hạn mức chênh lệch kỳ hạn trong dòng tiền trong vòng 1 tuần lễ, tức là hạn mức mà bộ phận nguồn vốn có thể âm hoặc dương trên mỗi kỳ hạn đối với từng loại dòng tiền. Hạn mức này dùng để quản lý cả rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản.

44

b. Hạn mức trên độ nhạy cảm lãi suất trên một điểm lãi suất thể hiện rằng khi lãi suất thay đổi 0.01% thì NH sẽ lãi hay lỗ bao nhiêu trên các trạng thái hiện có. Hạn mức độ nhạy cảm được tính toán bằng phần mềm dựa trên các thông số như dòng tiền và lãi suất qua đêm của từng dòng tiền.

c. Hạn mức về giá trị có thể tổn thất VaR: biện pháp dùng để đo lường rủi ro lỗ trên từng hạn mục và tất cả các hạng mục trong bảng cân đối tài sản của NH. Các hạn mức này sẽ dùng để so sánh về lỗ khi đối chiếu với giá thị trường.

Giá trị VaR được tính toán trên hệ thồng phần mềm và VaR có 5 tác dụng là quản lý rủi ro, quản lý định lượng, quản lý tài chính, báo cáo tài chính và tính toán lượng vốn cần thiết. VaR rất quan trọng vì nó sẽ giúp tiết kiệm vốn, kiểm tra mức độ nhạy cảm của thị trường, kiểm tra và dự đoán được mức độ cần rút lui, dự đoán mức độ thâm hụt.

Khi hạn mức VaR quá giới hạn, phần mềm quản trị rủi ro sẽ tạo ra các cảnh báo cho nhân viên giao dịch cũng như cán bộ quản lý biết. Lúc này NH cần thiết phải đóng các trạng thái vốn của mình để giá trị VaR nằm trong mức cho phép. Khi đóng các trạng thái vốn này, các khe hở nhạy cảm lãi suất của các kỳ hạn tự động giảm xuống. Hê thống phần mềm của NH có tên: GCE = Global Central Exposure cho phép biết được tại bất kỳ thời điểm nào hạn mức của bất kể khách hàng nào còn là bao nhiêu. Hệ thống quản trị rủi ro đặt tại hội sở Paris luôn online để cập nhật số liệu và được dùng cho toàn bộ hệ thống các chi nhánh của NH trên toàn thế giới.

Nhận xét về việc quản trị RRLS tại hai chi nhánh NH trên.

Việc áp dụng phương pháp quản trị RRLS bằng phương pháp giá trị có thể tổn thất là phương pháp mới nhất hiện nay trên thế giới, các phương pháp khác như phương pháp khe hở nhạy cảm lãi suất, khe hở kỳ hạn kinh tế là các phương pháp trước đó đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Trường hợp thứ 2, chi nhánh NH nước ngoài tại HCM đã áp dụng nhiều phương pháp khác đồng thời để quản trị RRLS. Các ưu việt trong phương pháp quản trị RRLS của 2 chi nhánh NH nước ngoài này là: (1) Áp dụng

45

phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến, (2) Có các phần mềm hiện đại với chi phí rất cao, đã được chạy thử tại Hội sở nên độ tin cậy khá lớn, (3) Có qui trình quản trị RRLS bài bản và được chuẩn hóa, (4) Quản trị RRLS bằng VaR là phương pháp hiện đại nhất hiện nay, (5) đã được chứng minh tính hiệu quả tại thị trường Việt Nam.

Kinh nghiệm có thể áp dụng được là trong hoàn cảnh hiện nay tại các NHTM Việt Nam có vốn điều lệ chưa cao, RRLS tác động rất lớn vào lợi nhuận và vốn chủ sở hữu của NH, vì vậy việc áp dụng các phương pháp quản trị hiện đại là rất cần thiết. Tuy nhiên chi phí đầu tư cho các phần mềm là tương đối cao (nếu mua) và cũng cần đội ngũ chuyên viên kỹ thuật và chuyên môn có trình độ cao để có thể tự viết các phần mềm này (nếu phần mềm là tự viết)

Khi thị trường tài chính ở Việt Nam đi vào hoàn thiện, các NHTM ngày càng phát triển, cơ cấu tài sản nợ-có ngày càng phức tạp dẫn đến áp lực cạnh tranh giữa các NH ngày càng nhiều hơn. Nhằm đảm bảo hệ thống NH phát triển ổn định, công tác quản lý rủi ro trong các NHTM được quản lý thống nhất, ngày 18/04/2007 NHNN ban hành QĐ số 16/2007/QĐ-NHNN hướng dẫn chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng. NHTMCP Công Thương VN là một trong nhóm các NH có tiềm lực tài chính, công nghệ cũng như nguồn nhân lực có chất lượng trong hệ thống NHTM hiện nay.

Ban lãnh đạo NH nhận thức rõ những rủi ro rất lớn từ RRLS trong kinh doanh NH.

Trong năm 2011, NH đã tiến hành triển khai toàn bộ hệ thống cơ chế điều chuyển vốn tập trung nhằm chuyển toàn bộ RRLS và rủi ro thanh khoản về HSC quản lý, tập trung kiện toàn bộ phận quản lý rủi ro để ứng phó những rủi ro trong tình hình mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Những thay đổi lãi suất thị trường có thể tác động tiêu cực tới lợi nhuận NH vì nó làm tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản, hạ thấp giá trị vốn chủ sở hữu của NH. Nếu không có sự quan tâm đúng mức đến việc quản lý RRLS thì các NH có thể bị thiệt hại nặng từ loại rủi ro này.

46

Chương 1 của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu một số khái niệm cơ bản về lãi suất, RRLS và quản trị RRLS, các nguyên nhân khách quan, chủ quan phát sinh RRLS trong hoạt động kinh doanh của NHTM; đồng thời nghiên cứu các phương pháp để đo lường RRLS tại các NHTM. Ngoài ra, đề tài phát triển đồng thời vận dụng kết hợp với mô hình mô phỏng Monte Carlo nhằm kiện toàn các phương pháp lượng hóa và phòng ngừa RRLS.

Trên nền tảng lý thuyết, kết quả của chương này là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng RRLS và quản trị RRLS trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương VN trong thời gian qua.

47

Một phần của tài liệu Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)