CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất
1.2.5. Chuẩn mực Basel về quản trị rủi ro lãi suất
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng một nền tảng so sánh hiệu quả hoạt động NH và đảm bảo hạn chế rủi ro trong hệ thống thanh toán NH toàn cầu đã dẫn đến sự ra đời của hiệp ước Basel I. Nội dung của Basel I là yêu cầu các NH phải có tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro ở mức an toàn là 8%. Theo đó, NH có mức vốn tốt nhất là NH có tỷ lệ vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR) >10%, có mức vốn thích hợp khi CAR >8%, thiếu vốn khi CAR <8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR
<6%, và thiếu vốn trầm trọng khi CAR <2%. Một thành tựu khác của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế về các loại vốn của NH. Theo đó vốn của NH được chia thành 3 loại:
Vốn cấp 1: là vốn sẵn có chắc chắn và các khoản dự phòng được công bố gồm:
vốn chủ sở hữu vĩnh viễn (vốn điều lệ hay vốn cổ phần phổ thông), vốn dự trữ đã công bố (lợi nhuận không chia), lợi ích thiểu số tại các công ty con có hợp nhất báo cáo tài chính; lợi thế kinh doanh.
Vốn cấp 2: là nguồn vốn bổ sung có độ tin cậy thấp hơn như: vốn tăng do đánh giá lại tài sản, các khoản dự phòng tổn thất chung, vốn bổ sung từ các công cụ nợ hỗn hợp (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, và một số công cụ nợ thứ cấp ), đầu tư tài chính vào các công ty con và các tổ chức tài chính khác.
Vốn cấp 3: là các khoản vay ngắn hạn. Rõ ràng, khả năng chủ động trong việc sử dụng các nguồn vốn nói trên để ứng phó với rủi ro giảm dần từ vốn cấp 1 đến vốn cấp 3, trong đó độ tin cậy của vốn cấp 3 với việc ứng phó rủi ro là thấp nhất. Chính vì vậy,
35
Basel I đặt ra tiêu chuẩn: Vốn cấp I ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3.Vì vốn cấp 3 là vốn có độ tin cậy thấp nhất nên khi xác định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) thường chỉ xét đến vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
Về hệ số rủi ro của tài sản, Basel I đưa ra 4 mức rủi ro cho các loại tài sản là 0%, 20%, 50% và 100% tương ứng với các khoản cho vay chính phủ, NH hay doanh nghiệp.
Mặc dù Basel I giúp quản trị NH hiệu quả hơn, đảm bảo khả năng chống đỡ của NH với rủi ro tốt hơn. Tuy nhiên qua quá trình áp dụng, Basel I đã bộc lô một số vấn đề:
Việc phân loại rủi ro chưa chi tiết cho các khoản vay.
Basel I chưa tính đến lợi ích của đa dạng hóa các hoạt động. Theo Basel I, quy định về vốn tối thiểu không khác biệt giữa một NH có hoạt động kinh doanh đa dạng và một NH kinh doanh tập trung.
Basel I chưa tính đến các rủi ro khác như rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối,…
Một số các quy tắc do Basel I đưa ra chỉ có thể vận dụng trong trường hợp NH hoạt động theo kiểu NH đơn, không dựa trên một sự sát nhập hay doạt động theo kiểu tập đoàn NH, ngân hàng mẹ,…
Một số quy định trong Basel I đã không còn phù hợp khi các NH dần sát nhập nhau để tạo thành những tập đoàn lớn có khả năng cạnh tranh cao. Các NH không còn hoạt độngtrong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà luôn vươn ra tầm quốc tế.
1.2.5.2. Hiệp ước Basel II
Để đảm bảo an toàn trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với những tập đoàn NH lớn có phạm vi hoạt động quốc tế, phiên bản mới của hiệp ước Basel I là Basel II được hoàn thiện và ra đời. Basel II có hiệu lực từ tháng 1/2007 và kết thúc thời gian chuyển đổi đến năm 2010.
36
Basel II tạo bước hoàn thiện hơn trong xác định tỷ lệ an toàn vốn nhằm khắc phục các hạn chế của Basel I và khuyến khích các NH thực hiện các phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến hơn.
Basel II đưa ra các phương án lưa chọn, cho phép quyền tự quyết rất lớn trong giám sát hoạt động NH. Basel II gồm một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản lý rủi ro và được cấu trúc theo 3 mức:
Cấp độ I: quy định yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động.
Cấp độ II: đưa ra các hướng dẫn liên quan đến quá trình giám sát.
Cấp độ III: yêu cầu các NH cần cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến khích các nguyên tắc của thị trường.
Basel II đề xuất 2 phương pháp:
Phương pháp chuẩn: phương pháp tiếp cận này đo lường rủi ro tín dụng tương tự như Basel I, nhưng ở mức độ nhạy cảm với rủi ro hơn vì phương pháp này sử dụng phân hạng tài chính do các tổ chức phân hạng độc lập cung cấp làm hệ số khi tính toán tài sản điều chỉnh theo rủi ro.
Phương pháp phân hạng nội bộ: phương pháp này chủ yếu dựa vào đánh giá nội bộ của NH về hệ số rủi ro để xác định tỷ lệ vốn cần thiết, mà vẫn dựa vào hướng dẫn của Ủy ban Basel để xác định rủi ro cho từng loại tài sản gồm:
Yếu tố cấu thành rủi ro: gồm các đánh giá về hệ số rủi ro (xác suất rủi ro, tổng số tiền của món vay, số tiền cho vay có khả năng thất thoát, thời hạn cho vay hiệu quả) do Nh tự tính toán.
Phương trình rủi ro: công thức để tính toán tài sản điều chỉnh theo rủi ro dựa vào các yếu tố cấu thành theo rủi ro.
37
Mức yêu cầu vốn tối thiểu: tiêu chuẩn tối thiểu cho một NH sử dụng phương pháp phân hạng nội bộ cho từng loại tài sản.
Về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu: Basel II đề cập tới vấn đề vốn tự có của tổ chức tín dụng, các tài sản được điều chỉnh theo mức độ rủi ro trong đó nhấn mạnh tới các phương pháp để tính mức độ rủi ro tín dụng như: phương pháp chuẩn hóa, phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ.
Về quy trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý, Basel II đưa ra 4 quy tắc cơ bản giám sát và quản trị NH gồm:
Các NH phải có 1 quy trình đánh giá mức vốn an toàn tương ứng với cơ cấu rủi ro của NH và 1 chiến lược để duy trì mức vốn của mình.
Các cơ quan quản lý phải liên tục xem xét và đánh giá hệ thống xác định vốn an toàn của nội bộ các NH cũng như khả năng giám sát và tuân thủ của họ đối với quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Đồng thời các cơ quan quản lý cũng phải có biện pháp can thiệp thích đáng nếu họ không hài lòng về kết quả đánh giá.
Các cơ quan quản lý phải yêu cầu các NH hoạt động với mức vốn cao hơn mức vốn an toàn tối thiểu và phải duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu.
Các cơ quan quản lý phải can thiệp nhằm ngăn chặn vốn NH thấp hơn mức yêu cầu và phải yêu cầu NH có biện pháp sữa chữa kịp thời nếu mức vốn an toàn không được khôi phục và duy trì.
Trong các quy tắc thị trường, Basel II đưa ra các khuyến cáo là NH phải có chính sách minh bạch và công khai được hội đồng quản trị thông qua. Chính sách này phải thể hiện rõ các mục tiêu và chiến lược dành cho việc công khai hóa các thông tin về tình hình tài chình và hoạt động của NH. Ngoài ra, các NH cũng phài xây dựng kế hoạch thực hiện công khai tài chính gồm chu kỳ công bố, công khai cơ cấu vốn, cơ cấu rủi ro, đánh giá rủi ro và hiện trạng phù hợp vốn.
38
1.2.5.3. Hiệp ước Basel III
Trước những diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính toàn cầu và những tác động lâu dài đối với nền kinh tế, Ủy ban Basel thông qua phiên bản thứ 3 (Hiệp ước Basel III) về các tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu. Nội dung bao gồm:
Nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần lưu thông) từ 2% lên 4,5%;
Nâng tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6%;
Bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu 2,5%.
Tùy theo bối cảnh của mỗi quốc gia, một tỷ lệ vốn đệm phòng ngừa sự suy giảm theo chu kỳ kinh tế có thể được thiết lập với tỷ lệ từ 0 – 2,5% và phải được đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu phổ thông. Phần vốn dự phòng này chỉ đòi hỏi trong trường hợp có sự tăng trưởng tín dụng nóng dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động tín dụng một cách có hệ thống.
Ngoài ra, Hiệp ước Basel III đưa ra các biện pháp giám sát chặt chẽ các NH và ngăn chặn việc lạm dụng chia thưởng hoặc chia cổ tức cao trong bối cảnh tình trạng tài chính và tỷ lệ an toàn vốn không đảm bảo. Hiệp ước cũng đồng thời rà soát lại các tiêu chuẩn vốn cấp 1, vốn cấp 2 và loại bỏ các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn khi giám sát chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu