Ứng dụng mô hình định giá lại và mô hình mô phỏng trong việc đo lường và phòng ngừa rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam (Trang 81 - 88)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công Thương Việt Nam

2.2.3. Tình hình quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công thương Việt Nam thời

2.2.3.2. Ứng dụng mô hình định giá lại và mô hình mô phỏng trong việc đo lường và phòng ngừa rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công thương Việt Nam

Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất được thực hiện trước hết qua việc phân nhóm các khoản mục tài sản Có và tài sản Nợ từ khoảng thời gian trong tương lai cho tới khi từng khoản mục được đánh giá lại. Trên cơ sở này, ta sẽ xác định tình trạng nhạy cảm tài sản hoặc nợ và đánh giá tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NH trước biến động lãi suất. Thời hạn định lại lãi suất thực tế là thời hạn còn lại tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất cho tới kỳ định lại lãi suất gần nhất của các khoản mục tài sản và nguồn vốn. Các giả định và điều kiện sau được áp

79

dụng trong thời hạn định giá lại lãi suất thực tế của các tài sản và công nợ của NH.

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý, góp vốn đầu tư dài hạn và các tài sản có khác (bao gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản có khác) được xếp là khoản mục không chịu lãi.

Tiền gửi NHNN được xếp là tiền gửi thanh toán, do đó kỳ hạn định lại lãi suất thực tế được xếp loại đến một tháng.

Thời hạn định giá lại lãi suất thực tế của chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh được tính dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất của từng loại chứng khoán.

Thời hạn định giá lại lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD; các khoản cho vay khách hàng; các khoản nợ Chính phủ và NHNN; các khoản tiền gửi và vay các TCTD và khoản mục tiền gửi của khách hàng được xác định như sau:

Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian hợp đồng: thời hạn định giá lại lãi suất thực tế dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Các khoản mục có lãi suất thả nổi: thời hạn định giá lại lãi suất thực tế dựa trên kỳ định lãi suất gần nhất tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Thời hạn định giá lại lãi suất thực tế của khoản mục phát hành giấy tờ có giá dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của từng loại giấy tờ có giá.

Thời hạn định giá lại lãi suất thực tế của khoản mục nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho vay TCTD chịu rủi ro dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của giao dịch do các giao dịch này có lãi suất cố định.

Theo quy định của NHNN, tổng tài sản thể hiện giá trị gộp và chưa loại trừ phần dự phòng rủi ro tín dụng và giảm giá chứng khoán. Từ số liệu thu thập, ta có

80

bảng phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất NHTMCP Công thương VN năm 2012 (phụ lục 01). Kết quả phân tích cho thấy trong năm 2012 NH có trạng thái nhạy cảm tài sản Nợ ở các kỳ hạn từ 1-3 tháng và từ 6-12 tháng và nhạy cảm tài sản Có ở các kỳ hạn còn lại. Đây là mẫu hình tiêu biểu cho các NH có chiến lược nắm giữ những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn (dưới 1 năm) và đầu tư những tài sản kỳ hạn dài hơn. Với giả định lãi suất thay đổi 2% thì NIM trong từng giai đoạn sẽ thay đổi như sau:

Nguồn: Tính toán từ chương trình Excel

Hình 2.3. Phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất Vietinbank năm 2012 Qua nghiên cứu báo cáo tài chính của Vietinbank các năm 2008-2012 cho thấy mức chênh lệch giữa tài sản Có và tài sản Nợ đều là số dương. Điều này nghĩa là NH sẽ có lợi trong trường hợp lãi suất tăng lên, tuy nhiên tình hình biến động lãi suất thực tế trong giai đoạn năm 2011 và 2012 cho thấy lãi suất có xu hướng giảm xuống do cơ chế điều hành lãi suất của NHNN, do đó NHTMCP Công thương sẽ đối diện với rủi ro rất lớn trong quá trình kinh doanh.

81

2.2.3.2.2. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng mô hình mô phỏng

Bảng 2.7. Chênh lệch TSC với TSN nhạy cảm lãi suất của NHTMCP Công thương giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: triệu đồng

Năm TS Có nhạy cảm lãi suất

TS Nợ nhạy cảm lãi suất

Chênh lệch nhạy cảm với LS nội ngoại bảng

Tốc độ thay đồi 2010 308.383.833 306.760.259 58.717.509 41,76 % 2011 511.800.689 431.468.722 80.331.967 36,81 % 2012 551.368.016 469.199.075 82.168.941 2,28%

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2010, 2011, 2012

Sau khi lượng hóa RRLS bằng phương pháp định giá lại, ta sẽ kết hợp với mô hình mô phỏng nhằm dự báo chiều hướng biến động của lãi suất (dựa vào các nhân tố như cung cầu về vốn tín dụng, tỷ lệ lạm phát dự kiến, chính sách tiền tệ của NHNN trong từng thời kỳ) để điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất (IS GAP) một cách tối ưu nhất nhằm phòng ngừa rủi ro khi lãi suất biến động.

Trường hợp lãi suất tăng: NH nên duy trì IS GAP ở trạng thái dương (TS Có nhạy cảm lãi suất > TS Nợ nhạy cảm lãi suất) sẽ làm tăng thu nhập lãi và giá trị ròng của NH.

Trường hợp lãi suất giảm: NH nên duy trì IS GAP ở trạng thái âm (TS Có nhạy cảm lãi suất < TS Nợ nhạy cảm lãi suất) sẽ làm tăng thu nhập lãi và giá trị ròng của NH.

Chiến lược này tuy hấp dẫn nhưng cũng buộc NH đối mặt với rủi ro không hề nhỏ, bởi lãi suất biến đổi khôn lường nên khả năng dự đoán đúng về sự vận động của lãi suất là rất thấp. Mô hình mô phỏng sẽ trả lời câu hỏi:

Giá trị mong đợi, giá trị tốt nhất và xấu nhất của NIM trước sự thay đổi của lãi suất là bao nhiêu?

82

Xác suất để giá trị NIM có giá trị dương hay đạt một khoảng giá trị bất kỳ?

Mô hình mô phỏng được thực hiện trên cơ sở biến dự báo là giá trị Δ NIM và biến giả thiết là ΔR (mức thay đổi của lãi suất thị trường). Qua quá trình khảo sát sự biến động của các loại lãi suất định hướng trên thị trường VN (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cơ bản) giai đoạn 2003-2012 (phụ lục 3, phụ lục 4, phụ lục 5) cho thấy: quy luật phân phối xác suất phù hợp giả thiết là phân phối chuẩn với giá trị trung bình 0,056%, độ lệch chuẩn 1,093%,…

Nguồn: Tính toán từ chương trình Crystal ball Hình 2.4. Hàm phân phối xác suất mức thay đổi lãi suất

Bảng 2.8. Kết quả phân phối xác suất mức thay đổi lãi suất Mean 0.000560284 Skewness 2.310653799 Standard Error 0.000921219 Range 0.075

Mode 0 Minimum -0.02

Standard Deviation 0.010938868 Maximum 0.055

83

Sample Variance 0.000119659 Sum 0.079 Kurtosis 9.093080534 Count 141

Nguồn: Tính toán từ chương trình Excel

Thực hiện mô phỏng 10.000 phép thử với giả định lãi suất tăng 2% (ΔR=

+2%). Với biến dự báo đang xét là mức thay đổi tỷ lệ NIM. Tiến trình khai báo được thực hiện tương tự cho tài sản Có, tài sản Nợ nhạy lãi trong từng nhóm thời gian khác nhau.

Nguồn: Tính toán từ chương trình Excel

Hình 2.5. Thống kê thay đổi NIM các nhóm thời gian

84

Nguồn: Tính toán từ chương trình Crystal ball

Hình 2.6. Thống kê kết quả thay đổi NIM nhóm “đến một tháng”

Từ kết quả hình trên, giá trị trung bình ước tính của ΔNIM nhóm “đến một tháng” là 0,004% với độ lệch chuẩn là 0,127%. ΔNIM trong trường hợp xấu nhất là -0,516% và tốt nhất là 0,481%. Khả năng để giá trị ΔNIM biến động theo hướng có lợi (>0) là 51,47%. Tuy nhiên kết quả trên chỉ mang giá trị tham khảo, kết quả này khuyến nghị với nhà quản trị NH rằng nếu lãi suất trên thị trường 1 tháng tới biến động nhiều thì NH nên điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất sang trạng thái nhạy cảm tài sản. Đối với các nhóm còn lại phân tích tương tự với nhóm “đến 1 tháng”, sau khi có kết quả phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất với mô hình mô phỏng và dự đoán tình hình biến động thời gian tới, NH sẽ chủ động phòng ngừa rủi ro bằng cách sử dụng công cụ điều chuyển vốn FTP nhằm điều chỉnh cơ cấu tài sản Có và tài sản Nợ cho phù hợp đồng thời kết hợp với các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất khác.

85

Một phần của tài liệu Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)