CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
1.1.3. Các phương pháp đánh giá rủi ro lãi suất
1.1.3.3. Mô hình thời lượng
22
Mô hình thời lượng hoàn hảo hơn so với mô hình kỳ hạn đến hạn và định giá lại trong việc đo mức độ nhạy cảm của tài sản Có và tài sản Nợ đối với lãi suất, bởi vì nó đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản Nợ và tài sản Có. Thời lượng của một tài sản tài chính là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản này, được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó. Ta có công thức tổng quát về thời lượng như sau:
D=
∑𝒏𝒕=𝟏(𝟏+𝒀𝑻𝑴)𝒕𝐭 × 𝑪𝑭𝒕
∑ 𝑪𝑭𝒕
(𝟏+𝒀𝑻𝑴)𝒕 𝒏𝒕=𝟏
(1.5)
Trong đó:
D: thời lượng (kỳ hạn hoàn vốn hay kỳ hạn hoàn trả) của công cụ tài chính.
n: tổng số luồng tiền xảy ra; t: thời điểm xảy ra luồng tiền (t = 1, 2, 3, …, n).
CFt: luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t.
YTM: tỷ lệ thu nhập khi công cụ tài chính đến hạn.
Kỳ hạn hoàn vốn đo lường mức độ nhạy cảm giữa giá trị thị trường của chứng khoán đầu tư (kể cả khoản cho vay) với sự thay đổi của lãi suất. Khi lãi suất thị trường thay đổi, giá trị thị trường của chứng khoán đầu tư thay đổi theo công thức sau:
𝚫𝐏
𝐏= -D 𝟏+𝑹𝚫𝐑 (1.6)
Trong đó:
ΔP
P : phần trăm thay đổi của giá trị thị trường.
23
ΔR
1+𝑅 : sự thay đổi tương đối của lãi suất.
Da: kỳ hoàn vốn.
Dấu (-): thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá trị thị trường tài sản tài chính với lãi suất thị trường.
Để đo lường mức chênh lệch về thời lượng của tài sản Có và tài sản Nợ trên bảng cân đối tài sản và từ đó xác định sự thay đổi tài sản của NH, trước hết ta định nghĩa thời lượng của tài sản Có và tài sản Nợ như sau:
DA = ∑𝒏𝒊=𝟏𝒘𝑨𝒊𝑫𝑨𝒊 và Dl = ∑𝒎𝒋=𝟏𝒘𝑳𝒋𝑫𝑳𝒋 (1.7) Trong đó:
DA: Thời lượng toàn bộ tài sản Có.
DAi: Thời lượng của tài sản Có thứ i.
DLj: Thời lượng của tài sản Nợ thứ j.
DL: Thời lượng của toàn bộ tài sản Nợ.
WAi: Tỷ trọng của tài sản Có thứ i trong danh mục tài sản Có.
WLj: Tỷ trọng của tài sản Nợ thứ j trong danh mục tài sản Nợ.
WA1 + WA2 +… + WAn = 1; WL1 + WL2 +… + WLn = 1
Từ các kết quả trên, ta xác định được sự thay đổi của ΔNW khi lãi suất biến động trong mối quan hệ với thời lượng như sau:
24
ΔNW = −(DA – DL . k). A . 𝚫𝐑
(𝟏+𝑹) (1.8) Từ công thức, ta rút ra 3 kết luận quan trọng:
Chênh lệch thời lượng giữa tài sản Có và tài sản Nợ đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ đòn bẫy k = L/A. Chênh lệch thời lượng được tính bằng năm, phản ánh sự không cân xứng về thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản. Đặc biệt, nếu chênh lệch này lớn thì tiềm ẩn RRLS đối với NH càng cao.
Quy mô của NH, tức tổng tài sản Có A càng lớn thì tiềm ẩn RRLS đối với NH càng cao.
Mức thay đổi lãi suất ΔR/(1+R) càng nhiều, thì tiềm ẩn RRLS đối với NH càng cao. RRLS đối với vốn tự có của NH có thể biểu diễn thành:
ΔNW = −Chênh lệch thời lượng đã điều chỉnh × Quy mô tài sản × Mức thay
đổi LS (1.9)
Bảng 1.3. Tác động của sự thay đổi lãi suất đối với giá trị ròng của NH
Trạng thái khe hở kỳ hạn Trạng thái lãi suất thị trường Sự thay đổi giá trị ròng Dương (DA > DL.L/A) Tăng
Giảm
Giảm Tăng Âm (DA < DL.L/A) Tăng
Giảm
Tăng Giảm Cân bằng (DA = DL.L/A) Tăng
Giảm
Không đổi Không đổi Khả năng vận dụng mô hình tại NHTM VN
Ưu điểm của mô hình: Đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản Nợ và tài sản Có. Ngoài ra, mô hình còn phản ánh được
25
toàn bộ RRLS đối với NH thông qua việc đánh giá sự thay đổi của vốn chủ sở hữu trước biến động của lãi suất.
Nhược điểm của mô hình: Về nguyên tắc có thể thay đổi DA, DL để phòng ngừa RRLS; nhưng việc cơ cấu lại bảng cân đối tài sản bao gồm một danh mục tài sản lớn và phức tạp có thể tốn kém về thời gian, tiền bạc.
Khuyến nghị thực hiện: Mặc dù còn khiếm khuyết nhưng việc áp dụng mô hình thời lượng vào phòng ngừa RRLS là rất hiệu quả trong hầu hết các trường hợp của thực tiễn hoạt động NH. Các nước Mỹ, Úc… cũng đã và đang sử dụng mô hình này trong việc giám sát, quản lý RRLS đối với NH. Các hướng giải pháp sau đây sẽ góp phần khắc phục những khiếm khuyết và phát huy hết thế mạnh của mô hình thời lượng.