Phát triển hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phát Triển Hoạt Động Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Liên Doanh Việt-Nga (Trang 22 - 25)

1.2.1 Khái niệm phát triển hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân Hiểu theo nghĩa hẹp: Phát triển hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân là sự gia tăng lên về quy mô, tỷ trọng vốn huy động từ khách hàng cá nhân trong tổng vốn huy động tại ngân hàng thương mại (tăng về lượng).

Hiểu theo nghĩa rộng: Phát triển hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân là sự gia tăng lên về quy mô, tỷ trọng vốn huy động từ khách hàng cá nhân trong tổng vốn huy động tại ngân hàng thương mại kết hợp với sự hoàn thiện về các sản phẩm huy động vốn cá nhân, về cơ cấu và chất lƣợng của nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân (tăng cả lƣợng và chất).

1.2.2 Sự cần thiết phải phát triển hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân

Thực tế cho thấy, đối với một số ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, ngân hàng mới chuyển đổi từ mô hình ngân hàng nông thôn lên đô thị thì mức độ vay mượn vốn trên thị trường liên ngân hàng là rất lớn. Nguồn vốn huy động của họ phụ thuộc khá nhiều vào thị trường này. Hơn nữa, nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, lãi suất cao, chênh lệch từ lãi suất sử dụng vốn và huy động vốn thấp. Do đó, làm ảnh hưởng và hạn chế nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Khả năng tiếp cận nguồn vốn từ thị trường dân cư của các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ còn rất hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do: mạng lưới mỏng, vốn điều lệ nhỏ, uy tín và thương hiệu chưa được nhận biết rộng rãi, dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, năng lực cạnh tranh thấp. Trong khi đó, nhu cầu tăng trưởng tín dụng ngày càng cao. Chính điều này đã tạo áp lực buộc các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ phải vay, mượn trên thị trường liên ngân hàng với giá trị lớn.

Mức độ phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng sẽ rất dễ đưa các ngân hàng thương mại vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Khi có sự hạn chế nguồn cung vốn từ các ngân hàng lớn dễ làm cho các ngân hàng nhỏ thiếu hụt thanh khoản, phải tìm mọi cách để huy động vốn với bất kỳ mức lãi suất nào. Điều này sẽ tạo ra các cuộc chạy đua lãi suất trên thị trường, gây bất ổn cho cả hệ thống tài chính mà thực tế đã minh chứng.

Do đó, phát triển hoạt động huy động vốn trên thị trường cá nhân và các tổ chức kinh tế (không phải là các TCTD) nói chung và đặc biệt là từ khách hàng cá nhân nói riêng là hoạt động hết sức cần thiết nhằm đảm bảo tính ổn định, an toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng thương mại.

1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển của hoạt động huy động vốnkhách hàng cá nhân

1.2.3.1 Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân Chỉ tiêu này đƣợc tính theo công thức:

NVHĐ từ KHCN kỳ này Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn huy động = 100% x

NVHĐ từ KHCN kỳ trước Chỉ tiêu này thể hiện sự phát triển về lƣợng của nguồn vốn huy động, đánh giá mức độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân.

Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 có nghĩa là nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân kỳ này có tăng hơn so với kỳ trước, cho thấy quy mô vốn huy động từ khách hàng cá nhân đã được mở rộng hơn so với kỳ trước.

1.2.3.2 Tỷ trọng của từng nguồn vốn trong nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân

Chỉ tiêu này đƣợc tính theo công thức:

NVHĐ loại n Tỷ trọng của từng nguồn vốn huy động = 100% x

Tổng NVHĐ từ KHCN

Trong đó, nguồn vốn huy động loại n có thể là nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, nội tệ, ngoại tệ,…

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân, cho thấy nguồn nào huy động đƣợc nhiều nhất, nguồn nào còn thiếu để sử dụng trong hoạt động kinh doanh, để từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Mặt khác, mỗi loại tiền gửi có các yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn... Do đó, việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hoá chi phí đầu vào.

1.2.3.3 Tỷ trọng Tổng dƣ nợ cấp tín dụng trên vốn huy động từ khách hàng cá nhân

Chỉ tiêu này đƣợc tính theo công thức:

Tổng dƣ nợ tín dụng Tổng dƣ nợ cấp tín dụng trên vốn huy động =

Vốn huy động từ KHCN

Chỉ tiêu này thể hiện sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn, cho biết mỗi một đồng vốn từ khách hàng cá nhân mà ngân hàng huy động tài trợ bao nhiêu cho hoạt động cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu Phát Triển Hoạt Động Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Liên Doanh Việt-Nga (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)