CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT-NGA GIAI ĐOẠN 2009-2012
2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại VRB trong giai đoạn 2009-2012
2.2.3 Thực trạng hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân qua các chỉ tiêu đo lường sự phát triển trong giai đoạn 2009-2012
2.2.3.7 Vốn huy động từ KHCN trung, dài hạn/Dƣ nợ cho vay trung, dài hạn
Bảng 2.8 Tỷ trọng Vốn huy động của KHCN trung, dài hạn/Dƣ Nợ cho vay trung, dài hạn giai đoạn 2009-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dƣ nợ cho vay trung,
dài hạn 2,345 2,607 2,390 1,951
Vốn huy động từ
KHCN trung, dài hạn 251 353 107 861
Vốn huy động từ KHCN trung, dài hạn /Dƣ nợ cho vay trung, dài hạn
10.70% 13.54% 4.52% 44.13%
Nguồn: Báo cáo tài chính của VRB năm 2009-2012
Bảng trên cho thấy tỷ lệ Vốn huy động của KHCN trung, dài hạn/Dƣ nợ cho vay trung, dài hạn là rất thấp và giảm mạnh trong năm 2011. Từ 10.70% năm 2009 giảm xuống còn 4.52% trong năm 2011. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động từ KHCN trung, dài hạn là chƣa cân xứng so với vốn cho vay trung dài hạn. Tỷ lệ này chỉ đƣợc cải thiện trong năm 2012.
Nguyên nhân là do giai đoạn 2009-2012 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, lãi suất biến động thường xuyên, lạm phát cao nên người dân gửi tiền thường chọn kỳ hạn ngắn. Mặt khác, tình trạng căng thẳng thanh khoản của các ngân hàng thương mại trong năm 2011 đã đẩy lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất huy động dài hạn. Do đó, nguồn tiền gửi từ khách hàng cá nhân trung, dài hạn đã giảm mạnh trong năm 2011. Đến năm 2012, khi NHNN quy định trần lãi suất huy động, lúc này lãi suất huy động dài hạn mới trở lại cao hơn lãi suất huy động ngắn hạn.
Nhờ đó, nguồn vốn huy động của khách hàng cá nhân tại VRB trong năm này đã có sự tăng trưởng, đồng thời dư nợ cho vay trung, dài hạn trong năm 2012 giảm xuống nên tỷ lệ Vốn huy động của KHCN trung, dài hạn/Dƣ nợ cho vay trung, dài hạn cao hơn các năm trước.
2.2.3.8 Vốn huy động từ KHCN bằng nội tệ/ Dƣ nợ cho vay nội tệ theo kỳ hạn
Bảng 2.9 Tỷ trọng vốn huy động của KHCN bằng nội tệ/Dƣ Nợ cho vay nội tệ theo kỳ hạn giai đoạn 2009-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dƣ nợ ngắn hạn nội tệ 2,174 2,393 1,428 2,587
Vốn huy động của KHCN
ngắn hạn nội tệ 805 972 428 1,345
Vốn huy động của KHCN ngắn hạn nội tệ / Dƣ nợ ngắn hạn nội tệ
37.01% 40.63% 29.97% 51.99%
Dƣ nợ trung, dài hạn nội tệ 2,015 2,021 1,769 1,349 Vốn huy động của KHCN
trung, dài hạn nội tệ 118 71 24 839
Vốn huy động của KHCN trung, dài hạn nội tệ / Dƣ nợ trung, dài hạn hạn nội tệ
5.85% 3.49% 1.38% 62.21%
Nguồn: Báo cáo tài chính của VRB năm 2009-2012
Bảng trên cho thấy tỷ trọng vốn huy động của KHCN bằng nội tệ ngắn hạn/Dư Nợ cho vay nội tệ ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm. Từ tỷ lệ 37.01% năm 2009 đã tăng lên 51.99% năm 2012.
Trong khi đó, tỷ trọng này đối với trung, dài hạn là rất thấp, thấp nhất là vào năm 2011 đạt 1.38% và có xu hướng giảm từ 2009 đến 2011, đến năm 2012 tỷ lệ này mới được cải thiện do nguồn huy động trung, dài hạn có sự tăng trưởng.
2.2.3.9 Vốn huy động từ KHCN bằng ngoại tệ/ Dƣ nợ cho vay ngoại tệ theo kỳ hạn
Bảng 2.10 Tỷ trọng Vốn huy động của KHCN bằng ngoại tệ/ Dƣ nợ cho vay ngoại tệ theo kỳ hạn 2009-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dƣ nợ ngắn hạn ngoại tệ 155 1,285 1,844 1,785
Vốn huy động của KHCN
ngắn hạn ngoại tệ 236 451 271 370
Vốn huy động của KHCN ngắn hạn ngoại tệ / Dƣ nợ ngắn hạn ngoại tệ
152.25% 35.09% 14.69% 20.72%
Dƣ nợ trung, dài hạn ngoại
tệ 329 585 621 602
Vốn huy động của KHCN
trung, dài hạn ngoại tệ 133 282 83 22
Vốn huy động của KHCN trung, dài hạn ngoại tệ / Dƣ nợ trung, dài hạn ngoại tệ
40.30% 48.21% 13.37% 3.59%
Nguồn: Báo cáo tài chính của VRB năm 2009-2012
Bảng trên cho thấy tỷ lệ tỷ trọng Vốn huy động của KHCN bằng ngoại tệ/ Dƣ nợ cho vay ngoại tệ ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2009, tỷ lệ này đạt giá trị cao nhất 152.25%, cho thấy nguồn huy động từ nhận tiền gửi bằng ngoại tệ từ khách hàng cá nhân ngắn hạn là rất dƣ giả để tài trợ cho việc cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ.
Tuy nhiên, qua các năm, dư nợ cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ có xu hướng gia tăng, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2010 vì trong giai đoạn này chênh lệch lãi suất cho vay giữa đồng nội tệ và ngoại tệ rất cao, khách hàng vay ngoại tệ có lợi hơn so với vay nội tệ . Trong khi đó, nguồn huy động ngoại tệ ngắn hạn từ KHCN chỉ tăng cao trong năm 2010 và có phần giảm trong năm 2011, dẫn đến tỷ lệ vốn huy