Đánh giá sự phát triển của hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân trong

Một phần của tài liệu Phát Triển Hoạt Động Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Liên Doanh Việt-Nga (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT-NGA GIAI ĐOẠN 2009-2012

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân tại VRB trong giai đoạn 2009-2012

2.2.4 Đánh giá sự phát triển của hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân trong

2.2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc

Nhìn chung, giá trị của nguồn vốn huy động của KHCN từ hình thức nhận tiền gửi có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009-2012. Từ 1,291 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 1,776 tỷ đồng , đạt mức tăng trưởng là 37.57% trong năm 2010, đến năm 2012 đã tăng lên 2,576 tỷ đồng, tương ứng 219.60% so với năm 2011.

Giai đoạn 2009-2012 cũng là giai đoạn khá khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và với ngành ngân hàng nói riêng. Do đó, bản thân là một ngân hàng nhỏ, VRB cũng đã gặp nhiều trở ngại trong công tác huy động vốn đặc biệt là đối với các khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của tập thể nhân viên cùng với sự hỗ trợ từ phía ngân hàng mẹ là BIDV, VRB cũng đã thực hiện thành công nhiều chương trình khuyến mãi đi kèm với các sản phẩm tiền gửi của mình nhằm thu hút khách hàng. Hiện nay VRB đã thiết lập đƣợc quan hệ với gần 50,000 khách hàng.

Bên cạnh đó, VRB cũng đã tạo đƣợc cho mình sản phẩm đặc thù dành cho khách hàng cá nhân đó là sản phẩm tiền gửi “Hành trình đến với nước Nga”, nhằm tạo sự gắn kết giữa VRB với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng từng sinh sống, học tập và công tác tại Liên bang Nga.

Để gia tăng tiện ích cho khách hàng, VRB đã chú trọng đầu tƣ vào công nghệ, kết hợp công nghệ thông tin và đa dạng hóa sản phẩm.

Thêm vào đó, hệ thống kênh thanh toán liên tục đƣợc mở rộng. VRB đã kết nối với hệ thống ngân hàng trong nước như CITAD, Homebanking, VCB Money và Swift quốc tế, liên minh mạng Banknetvn và Smartlink.

2.2.4.2 Những tồn tại, hạn chế

Hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại VRB trong các năm qua chƣa thực sự lớn mạnh, quy mô còn nhỏ và chƣa đạt đƣợc sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn.

So với các ngân hàng thương mại cổ phần khác, nguồn vốn huy động của khách hàng cá nhân tại VRB còn chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu vốn huy động và biến động mạnh theo diễn biến của nền kinh tế. Ngoài ra, phân tích trên cũng cho thấy nguồn vốn huy động của VRB chủ yếu phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng.

Cơ cấu vốn huy động từ khách hàng cá nhân theo loại tiền tệ và kỳ hạn là chƣa có sự cân xứng với hoạt động tín dụng trong các năm qua. Tín dụng trung dài hạn gia tăng trong khi nguồn vốn huy động trung, dài hạn từ khách hàng cá nhân lại có xu hướng giảm đi.

Thành lập vào năm 2006, VRB còn là một ngân hàng khá non trẻ. Thương hiệu cũng chưa thực sự có chỗ đứng trên thị trường nên chưa được nhận biết rộng rãi và phổ biến như các ngân hàng thương mại khác.

Bên cạnh đó, công tác marketing ngân hàng chƣa đƣợc chú trọng, chƣa có chính sách hậu mãi, chăm sóc khách hàng.

Mạng lưới mỏng, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn nên việc thu hút khách hàng còn rất nhiều hạn chế, trở ngại.

Các sản phẩm, dịch vụ tương đối đơn điệu, truyền thống, chưa thực sự thỏa mãn được nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Các sản phẩm dự thưởng thường ở mức tiền gửi cao nên khó thu hút đƣợc đối tƣợng khách hàng có thu nhập thấp. Việc phát triển các sản phẩm cũng nhƣ chính sách khuyến mãi đi kèm còn mang tính tình thế, ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thiếu vốn tức thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu lên những kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân nói riêng mà VRB đạt đƣợc trong những năm qua. Đồng thời chương này cũng đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế của VRB trong hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân.

Qua chương này, ta thấy hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của VRB là còn khá yếu. Nguồn vốn huy động đƣợc từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu huy động vốn và biến động mạnh theo sự diễn biến của nền kinh tế. Thêm vào đó, cơ cấu của nguồn vốn này theo loại tiền và kỳ hạn là chƣa có sự cân xứng với hoạt động tín dụng trong các năm qua.

Các phân tích về các chính sách lãi suất, sản phẩm, dịch vụ ,… liên quan đến hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của VRB trong chương này cũng đã cho ta thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của VRB đối với hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân hiện nay. Đây là cơ sở để tác giả đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển nguồn vốn này cho VRB trong chương 3.

Một phần của tài liệu Phát Triển Hoạt Động Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Liên Doanh Việt-Nga (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)