Giới thiệu về ngân hàng liên doanh Việt-nga

Một phần của tài liệu Phát Triển Hoạt Động Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Liên Doanh Việt-Nga (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT-NGA GIAI ĐOẠN 2009-2012

2.1 Giới thiệu về ngân hàng liên doanh Việt-nga

Ngày 19/11/2006, ngân hàng Liên doanh Việt-nga chính thức tổ chức lễ khai trương và đi vào hoạt động. VRB ra đời là kết quả của sự hợp tác về mặt kinh tế giữa Chính Phủ và ngân hàng Trung ương của hai nước, mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nền kinh tế, hai hệ thống tài chính. VRB đã vinh dự được đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir V. Putin đến thăm nhân ngày khai trương.

VRB là liên doanh giữa hai ngân hàng hàng đầu của hai nước là ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và ngân hàng Ngoại thương Nga với mức góp vốn điều lệ ngang nhau.

2.1.1.1. Mục tiêu hoạt động

Là ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng theo mô hình ngân hàng hiện đại với nguyên tắc phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả và hội nhập. Đáp ứng đầy đủ các chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

Là ngân hàng hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam – Liên bang Nga.

2.1.1.2 Lĩnh vực hoạt động - Đầu tƣ:

 Tƣ vấn và cung cấp thông tin về cơ hội đầu tƣ.

 Thu xếp vốn đầu tƣ và trực tiếp cho vay hoặc đồng tài trợ cho các dự án.

 Cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tƣ vấn về thực hiện dự án.

 Đầu tƣ trực tiếp qua hình thức góp vốn mua cổ phần các doanh nghiệp hai nước hoặc đầu tư gián tiếp thông qua các hoạt động trên thị trường liên ngân hàng hoặc thị trường tài chính.

- Xúc tiến thương mại:

 Tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại.

 Hỗ trợ chia sẻ thông tin về thị trường, khách hàng.

 Phối hợp thẩm định về đối tác và dự án đầu tƣ tại Việt Nam hoặc Liên bang Nga nhằm phát triển hoạt động giao thương giữa hai nước.

2.1.1.3 Quá trình phát triển của VRB

Trong những năm qua, VRB đã tập trung nỗ lực, đáp ứng đƣợc các mục tiêu đề ra khi thành lập. VRB đã trở thành một ngân hàng thương mại được xây dựng trên nền tảng hạ tầng công nghệ hiện đại, phát triển hoạt động kinh doanh, thể hiện vai trò cầu nối xúc tiến hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Hiện tại, VRB đã khai trương đưa vào hoạt động 6 chi nhánh, Sở giao dịch và 9 phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.

Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng đƣợc chú trọng phát triển. Đến cuối năm 2012, tổng số cán bộ đang làm việc tại VRB là gần 400 cán bộ, trong đó trên 90% có trình độ đại học và trên đại học.

Vào đầu năm 2011, VRB đã hoàn tất đăng ký tăng vốn điều lệ lên 168.5 triệu USD, tương đương mức 3,000 tỷ đồng Việt Nam. So với mức vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng là 10 triệu USD, việc tăng vốn này đã chứng tỏ sự tin tưởng và quan tâm hỗ trợ của hai Nhà nước và ngân hàng Trung ương hai nước đối với VRB, giúp VRB tăng sức cạnh tranh và vị thế trên thị trường tài chính, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, thu hút khách hàng tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động của ngân hàng.

Trong 4 năm từ 2007 - 2010, dƣ nợ tín dụng tăng từ mức 38 triệu lên 331 triệu USD, tăng 9 lần so với 2007.

Từ năm 2009-2012, nguồn vốn VRB nhìn chung có sự tăng trưởng. Đến năm 2010 và những tháng đầu năm 2011 dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nguồn vốn của VRB có sự suy giảm, nhƣng nhìn chung vẫn bảo đảm thanh khoản, phục vụ tốt các dự án phát triển dịch vụ sản phẩm và mở rộng mạng lưới.

VRB coi đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, phát triển hệ thống kênh thanh toán, mở rộng nền khách hàng là chiến lƣợc phát triển lâu dài.

Năm 2009, VRB đã hoàn thiện công tác chuyển đổi hệ thống sang phần mềm cốt lõi Core Banking Flexcube hiện đại, tiếp tục nghiên cứu tích hợp các sản phẩm công nghệ mới, thể hiện những bước phát triển mạnh về công nghệ ngân hàng.

Đến nay, VRB đã triển khai thành công các sản phẩm huy động vốn, trong đó có những sản phẩm đặc thù như “Hành trình đến với nước Nga”, phát hành chứng chỉ tiền gửi, thực hiện các chương trình khuyến mãi huy động vốn, làm cho lượng tiền gửi có sự tăng trưởng.

VRB đã phát hành thẻ ATM , VISA Debit, VISA Credit, cung cấp ổn định dịch vụ SMS Banking, Internet Banking và Mobile Banking, đảm bảo chất lƣợng dịch vụ và quảng bá thương hiệu VRB.

Trong những năm qua, VRB đã tạo lập đƣợc một lƣợng khách hàng ổn định và liên tục phát triển, bảo đảm nguồn vốn bền vững. Đến cuối năm 2012, VRB đã thiết lập đƣợc mối quan hệ với khoảng 50,000 khách hàng so với con số 20,000 năm 2009.

Hệ thống kênh thanh toán liên tục đƣợc mở rộng. Bên cạnh việc kết nối với hệ thống ngân hàng trong nước như CITAD, Homebanking, VCB Money và Swift quốc tế, VRB đang tích cực triển khai kênh thanh toán song phương riêng biệt giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Sau 6 năm hoạt động, VRB đã khẳng định vai trò cầu nối tài chính - ngân hàng, góp phần phát triển hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư Việt Nam – Liên bang Nga, thông qua việc thiết lập kênh thanh toán đồng RUB/VND với thị trường Nga; hỗ trợ các doanh nghiệp Nga và Việt Nam kinh doanh, đầu tư tại thị trường hai nước. Trong số các khách hàng doanh nghiệp của VRB có đại diện của nhiều liên

doanh Việt Nam – Nga, nhiều tập đoàn, công ty hàng đầu của Nga hoạt động tại Việt Nam nhƣ Zarubezhneft, Vietsovpetro, Sukhoi, Atomstroiexport…

VRB hiện nay đủ năng lực tài chính, chuyên môn nghiệp vụ và cơ sở công nghệ hiện đại để phục vụ giao dịch theo các hợp đồng thương mại và đầu tư lớn giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga. VRB cũng phối hợp với hai ngân hàng mẹ ở hai nước để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại Việt – Nga.

Trong các năm qua, mặc dù còn một số khó khăn, nhƣng kết quả đạt đƣợc của VRB là cơ bản đã đáp ứng đƣợc hầu hết các mục tiêu, vai trò đƣợc nêu trong đề án thành lập. VRB thực sự trở thành ngân hàng thương mại hiện đại, đầy đủ các điều kiện về công nghệ, mạng lưới, cơ cấu quản trị điều hành, đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt và lâu dài nhằm phục vụ tốt quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của VRB

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VRB giai đoạn 2009-2012

Trong những năm qua, tổng tài sản của VRB có sự tăng trưởng mạnh về quy mô từ 6,088 tỷ năm 2008 lên 11,202 tỷ năm 2011 (bình quân 70%/năm). Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng tài sản lại giảm dần qua các năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm trên là do VRB phải trích lập dự phòng lớn trong năm 2009 và năm 2010 dẫn đến lợi nhuận năm 2009 và 2010 sụt giảm mạnh.

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Vốn huy động chủ yếu là tiền gửi từ khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, các nguồn khác nhƣ phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng rất thấp trong nguồn vốn huy động.

Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước đã có sự tăng trưởng đáng khích lệ. Tổng nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 5,393 tỷ đồng; 2010 tăng trưởng cao nhất đạt 8,551 tỷ đồng; 6,563 tỷ đồng năm 2011 và 7,816 tỷ đồng trong năm 2012.

Tuy nhiên, quy mô cũng nhƣ cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ, kỳ hạn thể hiện sự trồi sụt và khó khăn của VRB trong huy động vốn trong những năm qua, đặc biệt là năm 2010 và 2011.

2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động sử dụng vốn tại VRB chủ yếu là hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng của VRB trong những năm qua cũng gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2010, lãi suất huy động vốn tăng mạnh, cạnh tranh gay gắt của các NHTM trong việc huy động vốn.

Bên cạnh đó, việc tăng vốn điều lệ cho VRB lên 3,000 tỷ đồng chậm so với kế hoạch cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sử dụng vốn của VRB

Cơ cấu tín dụng: Việc tăng trưởng tín dụng đang đi đúng hướng theo chủ trương của ngân hàng, đó là đẩy mạnh cho vay bằng ngoại tệ, cân bằng cơ cấu cho vay theo kỳ hạn, đảm bảo dư nợ cho vay ngắn hạn phải tương đương với dư nợ cho vay trung và dài hạn.

Chất lƣợng tín dụng: Nợ quá hạn của VRB tăng nhanh về số tuyệt đối từ 662

tỷ đồng (31/12/2009) lên 998 (tại 30/06/2010) và 1,011 tỷ đồng (31/12/2010). Tỷ lệ nợ xấu cũng có sự biến động mạnh, có thời điểm tỷ lệ nợ xấu toàn hàng lên tới hơn 9%. Tuy nhiên đến năm 2012, cùng với việc khẩn trương thu hồi nợ tồn đọng, các đơn vị cũng xem xét cơ cấu lại nợ cho phù hợp với tiến độ dòng tiền của khách hàng. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu toàn hàng được duy trì ở mức dưới 5% .

Một phần của tài liệu Phát Triển Hoạt Động Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Liên Doanh Việt-Nga (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)