Phân tích những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng kết và đề xuất một số giải pháp về kết cấu công trình nhằm nâng cao chất lượng mỹ thuật cho các cầu thành phố (Trang 26 - 33)

1.3 Một số vấn đề về chất lượng mỹ thuật của các công trình cầu đô thị ở nước

1.3.2 Phân tích những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng

ở Việt Nam, đặc biệt là ở Nam Bộ, hầu hết các đô thị đều nằm bên những dòng sông, với rất nhiều chi l-u là các sông rạch nhánh. Đã có nhiều sông rạch thì phải có những chiếc cầu để l-u thông, để giao l-u kinh tế - văn hóa - xã hội, và cầu đã tham gia vào việc tạo dựng diện mạo đô thị. Do đó những chiếc cầu không chỉ là cái gạch nối cho sự phát triển đô thị mà hơn nữa, nó còn là biểu tr-ng, là điểm nhấn đầy tự hào của đô thị đó. Công trình cầu đô thị là một loại hình sản phẩm xây dựng đặc biệt, do tính chất đa chủng của ph-ơng tiện giao thông khai thác, do tính chất đa dạng của cảnh quan và khu vực chức năng trong đô thị nên loại hình công trình này có những đặc tr-ng riêng và những yêu cầu đặc biệt, mà những yêu cầu này ngày càng biến động và phong phú hơn cần phải đáp ứng, trong đó có yêu cầu rất quan trọng về chất l-ợng mỹ thuật.

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay Sở Giao thông - Công chính đang quản lý gần 400 chiếc cầu, còn lại trên 150 cầu khác do các quận, huyện quản lý (là các cầu có quy mô nhỏ, không có yêu cầu thông thuyền). Nh- đã phân

tích ở phần tr-ớc, các cầu trên địa bàn Thành phố cũng rất đa dạng về loại hình kết cấu công trình, về vật liệu xây dựng, về tiêu chuẩn thiết kế, về công nghệ thi công, về chất l-ợng khai thác, về thời gian sử dụng, về chế độ quản lý, về mức độ chịu tác

động của môi tr-ờng.v.v... Theo quy hoạch giao thông của Thành phố, sẽ có thêm những cầu đ-ợc xây dựng mới cũng nh- nhiều cầu phải đ-ợc xây dựng lại để đảm bảo năng lực khai thác. Tuy nhiên, các công trình cầu xây dựng trong thời gian vừa qua trên địa bàn Thành phố đã làm cho những ng-ời có tâm huyết thực sự lo ngại bởi tính thẩm mỹ rất bị xem nhẹ: kết cấu nặng nề, thô kệch; hình dáng cầu không hài hòa với không gian đô thị và đ-ờng phố; chất l-ợng xây dựng yếu kém; và đặc biệt là không việc th-ởng ngoạn cảnh quan sông n-ớc bị hạn chế vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao một đô thị với thế mạnh về cảnh quan sông n-ớc nh- thành phố Hồ Chí Minh lại ch-a thể phát huy đ-ợc vẻ đẹp của những công trình cầu để qua đó tôn tạo diện mạo của đô thị, chúng ta phải phân tích, tìm ra

đ-ợc những nguyên nhân chủ yếu để từ đó đề ra giải pháp khắc phục. Ngoài ra, các

đô thị của n-ớc ta phần lớn thuộc vùng đồng bằng, nên các hệ sinh thái t-ơng đối giống nhau, trừ một số đô thị nằm trong các vùng đặc biệt nh- vùng núi, trung du, ven biển... là có các hệ sinh thái điển hình nh- hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái cửa sông ven biển... Do đó, việc phân tích những nguyên nhân khiến cho các công trình cầu đ-ợc xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh ch-a đạt đ-ợc chất l-ợng mỹ quan sẽ giúp cho việc xây dựng các công trình khác ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng (đang trong giai đoạn quá độ đô thị) và các đô thị khác trong n-ớc nói chung (đang trên đà phát triển mạnh mẽ), tr-ớc mắt là các đô thị ở khu vực Nam Bộ, trong t-ơng lai sẽ khắc phục đ-ợc những nội dung yếu kém này.

1.3.2.1 Về chất l-ợng không gian mặt n-ớc:

Điều dễ nhận thấy đầu tiên ở các đô thị n-ớc ta là chất l-ợng nguồn n-ớc đang bị suy thoái nặng nề từ những tác động to lớn của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Quá trình công nghiệp hóa đi đôi với đô thị hóa, và là một trong những nhu cầu của sự nghiệp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch đúng đắn ở n-ớc ta hiện nay đã làm cho cả diện tích đô thị và các khu công nghiệp, khu chế xuất đều mở rộng. Nhiều nhà máy, xí nghiệp tr-ớc đây nằm ở ngoại thành, xa khu dân c-, nay đã biến thành xí nghiệp nằm trong nội thành lọt vào giữa khu dân c-, gây nên nhiều vấn đề nan giải cho sinh hoạt và đời sống của cộng đồng, tạo nên nhiều loại chất thải độc hại trút vào môi tr-ờng, gây ô nhiễm môi tr-ờng đất, n-ớc mặt, n-ớc ngầm, không khí...

Theo các số liệu quan trắc do Trung tâm Bảo vệ môi tr-ờng (thuộc Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi tr-ờng - Bộ Tài nguyên và môi tr-ờng) thu thập trong những năm từ 1995 á 2002 đối với nhiều sông rạch trong cả n-ớc, trong đó có sông Sài Gòn ở thành phố Hồ Chí Minh, đã có thể thấy đ-ợc tình trạng ô nhiễm môi tr-ờng n-ớc ở thành phố Hồ Chí Minh đã ở mức báo động. Sông Sài Gòn và nhiều kênh rạch ở nội thành nh- Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Bến Nghé - Tàu Hũ, kênh Tẽ - kênh Đôi, Kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Tham L-ơng... đều có các giá trị v-ợt quá tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần. Một số nguồn n-ớc còn chứa các kim loại nặng là những nguyên tố rất độc hại. Rất nhiều kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh đ-ợc dân gian gọi nôm na là “kênh n-ớc đen” để chỉ sự dơ bẩn, hôi thối của dòng n-ớc. Mặc dù hiện nay, một số kênh rạch đã đ-ợc xây dựng kè bờ nh-ng

chỉ là giải quyết đ-ợc một phần vấn đề hình thức, ch-a thực sự giải quyết triệt để

đ-ợc vấn đề vệ sinh môi tr-ờng vì chất thải vẫn xả trực tiếp xuống sông rạch, dòng chảy vẫn nhiễm bẩn, xú uế.

Ngoài ra, việc quản lý đô thị ch-a chặt chẽ và ý thức bảo vệ môi tr-ờng của ng-ời dân còn thấp nên việc xả rác thải bừa bãi xuống sông rạch làm bùn cặn lắng đọng, lại tiếp tục phân hủy tạo ra các khí CO2, H2S, CH4... tan trong n-ớc gây ô nhiễm môi tr-ờng n-ớc và không khí.

H1.4 Những hình ảnh đặc tr-ng của sông n-ớc vùng Nam Bộ hiện nay đã hiếm thấy ở các vùng ngoại thành TP. Hồ Chí Minh (Quận 9, Hóc Môn, Nhà Bè...)

1.3.2.2 Về cảnh quan đô thị khu vực xung quanh:

Về cảnh quan đô thị, điều có thể nhận thấy tr-ớc tiên là quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị. Kiến trúc cần phải thể hiện sâu sắc bản sắc văn hóa dân tộc. Nh-ng tình trạng chung của các đô thị n-ớc ta hiện nay là xây dựng thiếu qui hoạch và phá vỡ qui hoạch. Tính tự phát lấn át tính quy hoạch gây nên những bất cập về cơ sở hạ tầng đô thị, từ cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật (nh- giao thông, cấp thoát n-ớc, điện lực, thông tin...) đến cơ sở hạ tầng văn hóa xã hội (nh- tr-ờng học, bệnh viện, nơi vui chơi giải trí, dịch vụ công...). T- duy đôi lúc đã chậm hơn so với thực tiễn mà kết quả th-ờng là những tuyến giao thông tuy mở rộng đủ lộ giới quy hoạch nh-ng lại chệch choạc về những công trình kiến trúc thiếu thẩm mỹ (do không đ-ợc quy hoạch điều chỉnh lại các lô đất 2 bên sau khi đã mở đ-ờng). Có nhiều ý kiến cho rằng vị thế “Hòn ngọc Viễn Đông” của thành phố Hồ Chí Minh đã

mất đi mà thay vào đó là một quá trình đô thị hoá tự phát và chắp vá, dẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cảnh quan chung của Thành phố hiện nay là đ-ờng phố nhỏ, giao lộ hẹp, nhà ở chen chúc, kiến trúc đô thị mất trật t-, mỹ quan chung. Thành phố còn khá nhiều khu dân c- dày đặc với mật

độ xây dựng 300 á 400 ng-ời/ha, nhiều khu nhà ở lụp xụp và xuống cấp nghiêm trọng, lại chịu cảnh ngập lụt sau những cơn m-a lớn… Lấy một ví dụ điển hình, khi tuyến đ-ờng dọc theo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thuộc ch-ơng trình chỉnh trang đô

thị đ-ợc hình thành, bộ mặt 2 bờ kênh vẫn rất tạp nham, nhà cửa 2 bên đủ loại hình thù kỳ lạ nhất từ siêu cao, siêu thấp đến siêu mỏng (nhiều căn nhà sâu chỉ còn 1 á 2m), siêu hẹp, từ tam giác cho đến hình thang, hình đa giác. Về kiến trúc thì đủ mọi thể loại đến cả những kiểu dáng không ai hiểu nổi. Về màu sắc có những màu khiến ng-ời đi qua “ai cũng phải ng-ớc nhìn”. Hiện nay, Nhà n-ớc vẫn ch-a thể có sự can thiệp đúng mức vì không có những quy định cụ thể về việc xây dựng các công trình kiến trúc dọc bờ sông, bờ kênh mặc dù thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố

đặc thù có nhiều sông rạch.

Cảnh quan sông rạch đặc tr-ng của một đô thị sông n-ớc hiện diện ở ngay khu vực trung tâm Thành phố, song nhiều năm qua ng-ời dân Thành phố ít ai đ-ợc chiêm ng-ỡng cảnh quan này vì hàng loạt các loại nhà ở tự phát mọc lên ở ven kênh đã ngăn cản hết mọi tầm nhìn. Sau khi giải tỏa, vẫn không thể di dời hoặc giải quyết triệt để những tr-ờng hợp tìm mọi cách “kiên cố hóa” phần nhà ở còn sót lại, dẫn đến những loại nhà đặc thù nh- trên. Điều này làm ảnh h-ởng rất lớn đến quy hoạch tổng thể mỹ quan kiến trúc đô thị, trong đó có các công trình cầu

đô thị, ở nhiều dự án sau này nh- đại lộ Đông - Tây và cải tạo môi tr-ờng n-ớc Thành phố (L-u vực Bến Nghé - Tàu Hủ), kênh Tân Hóa - Lò Gốm thì “kịch bản”

trên vẫn tiếp tục lặp lại.

Ngoài ra, nhiều quy hoạch ngành về hạ tầng kỹ thuật đô thị nh- giao thông, cấp, thoát n-ớc, điện lực, thông tin không đ-ợc triển khai đồng bộ trên cùng một không gian đô thị nên cứ diễn ra cảnh “kẻ lấp, ng-ời đào” trên quy mô

toàn Thành phố, và tình trạng cũng làm ảnh h-ởng lớn đến môi tr-ờng và mỹ quan

đô thị.

H1.5 Trục cảnh quan lộn xộn dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã cải tạo giai đoạn 1 1.3.2.3 Về hành lang an toàn công trình giao thông và không gian xung

quanh công trình cầu:

Hành lang an toàn công trình giao thông là bộ phận rất quan trọng của kết cấu hạ tầng giao thông, không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho công trình giao thông mà còn có tác dụng để dành đất phát triển mạng l-ới giao thông theo quy hoạch. Tuy nhiên, việc vi phạm hành lang an toàn giao thông đã tồn tại trong một thời gian dài, kể cả sau khi “Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông”

đ-ợc Uỷ ban Th-ờng vụ Quốc hội thông qua (và sau đó là các Nghị định của Chính phủ, các Thông t- của Bộ Giao thông Vận tải và liên Bộ). Có thể nhận thấy nhiều công trình cầu có nhà dân xây dựng bám sát dọc 2 bên thành cầu và lấn chiếm taluy phần đ-ờng dốc đầu cầu tạo nên vẻ nhếch nhác cho cảnh quan đô thị và không đảm bảo an toàn giao thông. Khi cả hành lang an toàn đ-ờng bộ và hành lang an toàn

đ-ờng sông đều bị chiếm dụng (xem phần trên), ngoài việc ảnh h-ởng nghiêm trọng

đến diện mạo đô thị, cũng không thể có điều kiện quan sát tổng thể đ-ợc công trình cầu. Nhiều công trình xây dựng mới sau này, do điều kiện giải phóng mặt bằng khó khăn nên cũng ch-a đảm bảo đủ yêu cầu tối thiểu về hành lang an toàn công trình giao thông, do đó cũng hạn chế rất nhiều điều kiện quan sát công trình.

1.3.2.4 Về kết cấu công trình và chất l-ợng xây dựng:

Do đặc điểm có địa hình chủ yếu là các sông rạch nhỏ và trung bình, do yêu cầu về l-u thông đ-ờng thủy vận tải khối l-ợng lớn ch-a cao nên phần lớn các cầu xây dựng mới sau này ở thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu vẫn sử dụng

các loại dầm nhịp giản đơn BTCTDƯL chiều dài không quá 40m v-ợt qua khoảng thông thuyền. Các loại dầm này, qua thời gian sử dụng lâu dài, vẫn thể hiện đ-ợc một số -u điểm nhất định (sẽ phân tích ở phần sau). Tuy nhiên, có những vấn đề khác nhau đã làm cho chất l-ợng mỹ quan của công trình ch-a cao.

- Trong giai đoạn khảo sát, thiết kế: Tại hội nghị t- vấn xây dựng cơ bản ngành giao thông vận tải diễn ra ngày 05/9/2003 tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải đã thẳng thắn nhìn nhận: Lực l-ợng t- vấn xây dựng trong n-ớc còn yếu, ch-a đáp ứng đ-ợc các yêu cầu đề ra. Phần lớn là các doanh nghiệp t- vấn nhỏ lẻ, mới hình thành còn thiếu thực lực hoặc chỉ dịch vụ môi giới nên chất l-ợng t- vấn không cao, ch-a đề xuất đ-ợc các giải pháp kỹ thuật - công nghệ chính xác, hợp lý, khả thi, nhiều đồ án thiết kế còn g-ợng ép, thiếu cơ sở khoa học, đôi khi còn lạc hậu, vô lý. Mặt khác, chi phí thiết kế ch-a hợp lý nên ít khuyến khích đ-ợc việc đầu t- tìm tòi, sáng tạo, ng-ời thiết kế chủ yếu chạy theo số l-ợng để tăng thu nhập, tận dụng lại nhiều kết quả lao động cũ từ những công trình đã xây dựng tr-ớc hơn là quan tâm nâng cao chất l-ợng sản phẩm t- vấn, nghiên cứu áp dụng các loại kết cấu mới, công nghệ mới để có đ-ợc kiểu dáng mỹ thuật và chất l-ợng ngày càng cao.

Chất l-ợng công tác thẩm tra, thẩm định cũng ch-a cao, do đó đã xuất hiện nhiều đồ

án thiết kế cầu với kiểu dáng đơn điệu, lặp lại, kích th-ớc thô kệch quá thiên về an toàn gây lãng phí, thiếu nhiều quy định và chỉ dẫn kỹ thuật cần thiết để thi công đạt yêu cầu chất l-ợng, trong đó có chất l-ợng mỹ quan.

- Trong giai đoạn thi công xây dựng: Trong những năm gần

đây, Quốc hội nhiều lần bàn đến vấn đề thất thoát trong xây dựng cơ bản, mặc dù đã

có rất nhiều văn bản pháp quy của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu t-, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính... Ngoài ra, do rất nhiều vấn đề tồn tại khác trong hoạt động xây dựng, kể cả cái tâm của ng-ời hành nghề xây dựng, mà nhiều khâu quan trọng trong giai đoạn thi công xây dựng rất bị xem nhẹ. Rất nhiều nhà thầu xây dựng không đủ năng lực về vốn, về thiết bị và nhân lực, lại có bản tính cố hữu là làm bừa, làm ẩu, chế tạo và lắp dựng cấu kiện không tuân thủ quy phạm thi công và quy cách thiết kế. Công tác giám sát cũng ch-a th-ờng xuyên, nghiêm ngặt

để ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng này. Kết quả là ngành giao thông đã sản xuất cho xã hội những sản phẩm xây dựng không đảm bảo về quy cách chất l-ợng:

có nhiều sai số về kích th-ớc hình học, các chi tiết đ-ợc làm cẩu thả gây phản cảm, những mặt bê tông khối lớn còn sần sùi các vết ván khuôn, màu sắc loang lổ, nhiều chỗ phải trám vá do khắc phục chất l-ợng thi công bê tông...

- Trong giai đoạn quản lý khai thác: Sau một thời gian sử dụng, d-ới ảnh h-ởng của môi tr-ờng và tác động của tải trọng, công trình cầu sẽ xuất hiện các h- hỏng làm giảm yếu chất l-ợng công trình. Hiện t-ợng đó dẫn đến sự xuống cấp dần của công trình và cần phải đ-ợc theo dõi để xử lý. Những h- hỏng của công trình th-ờng xuất hiện theo 2 dạng: loại h- hỏng dễ nhìn thấy bằng mắt th-ờng nh- xuất hiện vết nứt, cấu kiện bị cong vênh... và loại h- hỏng khó nhìn thấy, chỉ sau một thời gian mới phát hiện đ-ợc thì lúc này tình trạng h- hỏng có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định của công trình, đó là lún, võng, nghiêng... Sự xuống cấp do h- hỏng có thể xuất hiện ở một số bộ phận hay ở toàn bộ công trình, có thể diễn ra rất chậm trong một thời gian dài. Những h- hỏng nhỏ nếu không đ-ợc can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến h- hỏng lớn hơn làm ảnh h-ởng đến khả năng khai thác và tuổi thọ công trình. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý duy tu bảo d-ỡng cầu chủ yếu chỉ là làm vệ sinh rác bụi, thông lỗ thoát n-ớc mặt cầu, khơi dòng chảy d-ới cầu

khi v-ớng vật trôi, nắn sửa các h- hỏng cơ học dễ nhận thấy bằng mắt th-ờng do những va chạm cơ học... Ngoài ra, các xe nặng v-ợt tải là một trong những nguyên nhân trục tiếp gây ra tình trạng quá tải cho công trình cầu, dẫn đến những sự h- hỏng, xuống cấp nhanh chóng của hệ thống cầu đ-ờng bộ trong n-ớc, gây nên ngày một nhiều các sự cố, trong đó có những sự cố nghiêm trọng. Nh- vậy, các cầu trong tình trạng quá tải do chính sự thiểu năng của bản thân công trình cộng với tình trạng khai thác ch-a đ-ợc kiểm soát chặt chẽ, chất l-ợng công tác duy tu bảo d-ỡng ch-a tốt... thì càng không thể nhìn nhận đ-ợc chất l-ợng mỹ quan của nó.

Nh- vậy có thể thấy nhiều công trình xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh với những kiểu dáng đơn điệu, chất l-ợng xây dựng ch-a cao, lại đặt trong một khung cảnh chung với các công trình xây dựng lộn xộn, bám sát 2 bên thành cầu, môi tr-ờng n-ớc ô nhiễm nặng nề, đầy rác bụi... Nếu những vấn đề này không sớm đ-ợc giải quyết đồng bộ thì chúng ta ch-a thể hy vọng có đ-ợc những công trình cầu đẹp, góp phần tôn vinh diện mạo Thành phố nói riêng và các đô thị ở Việt Nam nói chung, để lại những ấn t-ợng đẹp đẽ trong tâm trí ng-ời dân Thành phố cũng nh- du khách trong và ngoài n-ớc.

Văn kiện Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã

nhấn mạnh: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng tr-ởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi tr-ờng”. Phát triển kinh tế nhanh nh-ng phải gắn liền với nâng cao chất l-ợng, hiệu quả, sức cạnh tranh và bền vững

đang là yêu cầu bức xúc của nền kinh tế n-ớc ta cả tr-ớc mắt và lâu dài. Nh- vậy vấn đề “Phát triển bền vững” là một trong những vấn đề đ-ợc Đảng và Nhà n-ớc ta

đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay - thời kỳ đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất n-ớc. Phát triển bền vững là sự phát triển chiến l-ợc, có định h-ớng với một tầm nhìn dài hạn, nhằm giảm thiểu tối đa các tác động không mong muốn do sự phát triển thiếu tầm nhìn đem lại. Một trong các vấn đề trọng tâm của phát triển bền vững trong điều kiện Việt Nam hiện nay là phát triển cơ sở hạ tầng với cốt lõi là sự hình thành và phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải và hệ thống các khu đô thị, công nghiệp... mà nó phục vụ, trong đó có hệ thống giao thông đ-ờng bộ đô thị với các công trình cầu đô thị. Do sự phát triển hiện nay của các đô thị ở n-ớc ta đã có sự lệch pha so với thế giới, nếu vấn đề chất l-ợng mỹ thuật của các công trình cầu đô thị ngay từ bây giờ không đ-ợc quan tâm đúng mức thì sẽ góp phần tiếp tục làm giảm sút đáng kể sức cạnh tranh về giá trị của các đô thị Việt Nam so với các đô thị khác trong khu vực xung quanh trong thời gian tới.

Nhận thức đ-ợc tầm quan trọng của vấn đề này, trong Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu t- xây dựng công trình đã có một điều khoản (điều 26) quy định về việc thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng. Theo đó, các công trình có kiến trúc đặc thù trong đô thị lớn (từ loại 2 trở lên) nh- cầu v-ợt sông, cầu cạn có quy mô lớn đều phải đ-ợc tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc. Bộ Xây dựng cũng đã có Thông t- số 05/2005/TT- BXD ngày 12/4/2005 h-ớng dẫn thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng nhằm chọn đ-ợc ph-ơng án kiến trúc tốt nhất để thiết kế xây dựng công trình, không phân biệt nguồn vốn và hình thức sở hữu. Do đó, kiến trúc cho các công trình cầu đô

thị hiện nay đã trở thành vấn đề đáng quan tâm của xã hội, những ng-ời công tác trong ngành cầu đ-ờng với l-ơng tâm nghề nghiệp cũng cần tích cực đổi mới t- duy trong công việc để sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn nữa cho xã hội, cho đất n-ớc.

ắắắắắắắắắắ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng kết và đề xuất một số giải pháp về kết cấu công trình nhằm nâng cao chất lượng mỹ thuật cho các cầu thành phố (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)