Mối quan hệ giữa công trình cầu đô thị với các không gian cảnh quan xung quanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng kết và đề xuất một số giải pháp về kết cấu công trình nhằm nâng cao chất lượng mỹ thuật cho các cầu thành phố (Trang 43 - 47)

3.1 Khái niệm về cầu đô thị và phân loại - Xem xét các khía cạnh mỹ quan của công trình cầu đô thị

3.1.1 Mối quan hệ giữa công trình cầu đô thị với các không gian cảnh quan xung quanh

Cảnh quan là một không gian địa lý, đ-ợc cấu thành từ các thể tổng hợp tự nhiên trên bề mặt trái đất, là môi tr-ờng sống và hoạt động của con ng-ời trong

đó có hoạt động xây dựng đô thị. Vì vậy, đặc điểm của cảnh quan là yếu tố quan trọng góp phần hình thành tính chất, chức năng, quy mô và đặc tr-ng về hình thái cho không gian mỗi đô thị. Tổ chức không gian cảnh quan chính là nội dung khai thác các yếu tố tự nhiên trong quy hoạch xây dựng đô thị.

Theo quan điểm thiết kế hiện đại, việc thiết kế một chiếc cầu phải bắt

đầu t- khâu phân tích cảnh quan. Công việc này không chỉ dựa trên việc quan sát vị trí địa lý và cấu trúc không gian mà còn tính đến hoàn cảnh lịch sử của địa điểm lịch sử cũng nh- đặc điểm chung của các công trình xây dựng xung quanh nhằm tạo ra sự hài hòa của công trình với cảnh quan. Từ những nhận định chung về đặc điểm cảnh quan, yếu tố đầu tiên của công trình đ-ợc đề cập đến luôn là kiểu dáng kiến trúc, sau đó mới đến vấn đề lựa chọn vật liệu và giải pháp thi công. Sở dĩ yếu tố kiến trúc cần đ-ợc đặt lên hàng đầu vì nó làm nên nét riêng của mỗi công trình. Đây là thành quả của mối quan hệ hợp tác đa chuyên ngành giữa các chuyên gia trong các lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan, kỹ thuật xây dựng cầu đ-ờng và các chuyên môn khác. Hơn nữa, nghệ thuật kiến trúc là nghệ thuật của cái đẹp, của sự rung cảm nên để chiêm ng-ỡng tác phẩm kiến trúc chúng ta phải có điểm nhìn, góc nhìn, khoảng cách nhìn và sự liên tục của tr-ờng thị cảm. Ngoài ra, không thể không cân nhắc về tầm quan trọng giữa 3 tiêu chí liên quan đến chi phí, quy mô và tính độc

đáo của công trình cầu đô thị.

Về một số khái niệm trong kiến trúc hiện đại:

- Hình thức kiến trúc: Thuật ngữ này th-ờng đ-ợc dùng để chỉ cấu trúc hình dáng của một tác phẩm kiến trúc, cách sắp xếp và liên kết các thành phần, các yếu tố trong bố cục chung để tạo nên những hình t-ợng. Hình thức kiến trúc có 07

đặc tr-ng chính sau đây: 1) Hình dáng; 2) Kích th-ớc; 3) Màu sắc; 4) Vị trí; 5) Ph-ơng h-ớng; 6) Chất cảm; 7) Khả năng ổn định hay gây cảm giác động thái (còn gọi là tính bất động biểu kiến).

- Cấu trúc kết cấu: Trải qua lịch sử lâu đời của kiến trúc cho đến kiến trúc hiện đại ngày nay, thế giới đã thừa nhận: Kiến trúc đẹp là dựa trên cấu trúc đẹp.

Sự chính xác của kỹ thuật là ngữ pháp của ngôn ngữ kiến trúc, cũng nh- trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đều không thể thiếu ngữ pháp khi muốn có một sức biểu hiện cao hơn.

Nh- vậy, hình thức kiến trúc và cấu trúc kết cấu là 2 khái niệm mang

đặc tính “tuy hai mà một, tuy một mà hai”. Nhiều công trình kiến trúc hiện đại đã

chứng minh rằng sự cộng tồn của 2 khái niệm này là rất quan trọng, minh họa cho việc nhìn nhận kiến trúc trong điều kiện công năng mới, công nghệ mới, kỹ thuật mới, hình thái mới.

Công trình xây dựng là sản phẩm mang tính lịch sử, yêu cầu trình độ khoa học công nghệ nhất định và đảm bảo tính văn hóa của nó, các công trình cầu

đô thị cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới ngày nay, các xu h-ớng đổi mới và hiện đại hóa kết cấu - kiến trúc cầu bằng cách sử dụng các loại vật liệu chất l-ợng cao, công nghệ xây dựng tiên tiến, lại đ-ợc tích hợp cùng các yếu tố mỹ thuật đặc sắc đang trở thành một xu h-ớng tất yếu. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin với các phần mềm đa dạng và các lý thuyết tính toán đ-ợc nghiên cứu hoàn thiện đã giúp phát triển nhanh xu h-ớng thiết kế tối -u hóa. Sự tích lũy trí tuệ cao trong xây dựng công trình giao thông giúp cho có thể đề ra nhiều ph-ơng án so sánh tr-ớc khi quyết định xây dựng mỗi công trình cầu đô thị để cuối cùng lựa chọn đ-ợc ph-ơng án tối -u về các mặt kỹ thuật - mỹ thuật, đạt hiệu quả kinh tế, thuận lợi cho thi công, phù hợp

điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn và cảnh quan, môi tr-ờng khu vực xây dựng công trình. Những giá trị tiềm ẩn của công trình cầu đô thị, ngoài giá trị của vật liệu xây dựng chất l-ợng cao, giá trị của công nghệ xây dựng tiên tiến còn có giá trị về ấn t-ợng tốt đẹp của công trình trong sự cảm nhận đồng thuận của nhiều ng-ời về kết cấu - kiến trúc cầu. ấn t-ợng ấy còn hàm chứa dấu ấn thời gian mà công trình đã

đóng góp cho sự nghiệp chung: trải qua những giai đoạn lịch sử của từng vùng đất, thúc đẩy sự giao l-u kinh tế - văn hóa - xã hội phù hợp với từng giai đoạn phát triển

đô thị... Theo năm tháng, giá trị tiềm ẩn về kiến trúc cầu sẽ tăng dần lên. Ví dụ:

Ng-ời dân Hà Nội tự hào về cầu Long Biên bắc qua sông Hồng không chỉ ở kiểu dáng kiến trúc và kết cấu giàn thép độc đáo, tuổi thọ lâu đời so với nhiều cầu khác trên thế giới, mà còn ở biểu t-ợng hiên ngang của cầu vẫn đứng vững d-ới m-a bom bão đạn trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, góp phần làm nên một chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” lừng lẫy.

Cầu Long Biên Cầu Thăng Long

H3.3 Những chiếc cầu đ-ợc xây dựng ở các thời kỳ khác nhau của Hà Nội, nh-ng

đều trở thành những những điểm nhấn kiến trúc trên dòng sông Hồng và đều là niềm tự hào của ng-ời dân Thủ đô

Một số nguyên tắc về tổ chức không gian cho các công trình cầu đô thị:

- Vị trí cầu trong khu vực trung tâm đô thị không chỉ đảm bảo sự kết nối chức năng và l-u thông mà còn tạo nên điểm nhấn về cảnh quan trong cấu trúc không gian đô thị. Nói chung, vị trí cầu đô thị th-ờng không quá phụ thuộc vào điều

kiện thủy văn của sông ngòi mà chủ yếu phụ thuộc l-u l-ợng thông xe trên các

đ-ờng phố. Vị trí cầu cần kết nối thẳng tuyến đ-ợc các đ-ờng phố 2 bên bờ sông.

- Kiểu dáng kiến trúc mỗi công trình cầu là sự phối hợp chặt chẽ giữa kết cấu, vật liệu, công nghệ xây dựng đ-ơng thời kết hợp với yếu tố thị hiếu thẩm mỹ. Chính vì vậy mà kiểu dáng kiến trúc của mỗi công trình cầu đô thị phải đ-ợc sáng tạo, cân nhắc và lựa chọn rất kỹ l-ỡng, đ-ơng nhiên không loại trừ mức độ quan trọng về khả năng biểu đạt giá trị mỹ thuật của công trình (tùy thuộc vào vị trí, chức năng khu đất xây dựng trong quy hoạch không gian đô thị).

- Không gian 2 bờ sông ở mỗi đầu cầu còn tạo nên giá trị của công trình trong khu vực trung tâm bởi sự gắn kết của nó với các công trình kiến trúc xung quanh, tạo nên điểm nhấn cho cảnh quan đô thị và là các quảng tr-ờng giao thông h-ớng dẫn các dòng xe l-u thông ra vào cầu.

- Đối với các cầu trong khu vực nội thành, nội thị, còn phải l-u ý đến nhu cầu đi bộ, th-ởng ngoạn cảnh quan của ng-ời dân. Ngoài ra, phải l-u ý đến khả

năng quan sát công trình từ bên d-ới (từ đ-ờng dọc sông, kênh đối với các cầu có

đ-ờng chui bên d-ới hay từ mặt n-ớc đối với các cầu có bố trí thông thuyền, tuyến du lịch đ-ờng thủy). Vì vậy, các trụ đỡ của cầu v-ợt, cầu cạn và phần cầu trên bờ còn phải đ-ợc định vị và chọn loại tiết diện sao cho thông thoáng tầm nhìn ở phía d-íi cÇu.

- Trên các cầu đô thị còn phải chú ý đến yêu cầu gá lắp các đ-ờng ống kỹ thuật v-ợt sông nh- cáp điện lực, thông tin... có thể làm ảnh h-ởng đến mỹ quan công trình. Do vậy, cần có sự cân nhắc để vừa đảm bảo chức năng phục vụ nhu cầu xã hội vừa duy trì đ-ợc vẻ đẹp cần thiết cho công trình.

Nh- vậy, yếu tố thẩm mỹ tham gia vào tất cả quy trình để sản sinh ra mỗi công trình cầu đô thị từ ý t-ởng ban đầu cho đến lúc hoàn thành để đ-a vào sử dụng, và là yếu tố cần đ-ợc -u tiên hàng đầu so với các yếu tố khác nh- kỹ thuật - công nghệ, kinh phí và thời gian, để làm thế nào để các công trình cầu đô thị trở nên

“duyên dáng, hấp dẫn” cho mọi ng-ời dân thành phố, cho du khách trong n-ớc và quèc tÕ.

Chúng ta biết đến nhiều thành phố của các n-ớc trên thế giới đ-ợc xây dựng 2 bên bờ sông. Tr-ờng hợp này cũng khá phổ biến ở các đô thị Việt Nam: Thủ

đô Hà Nội phát triển ở 2 bên sông Hồng, thành phố Hồ Chí Minh xây dựng trải dài 2 bên sông Sài Gòn, thành phố Huế nằm 2 bên sông H-ơng, thành phố Đà Nẵng nằm 2 bên sông Hàn, thành phố Hòa Bình nằm 2 bên sông Đà, thành phố Việt Trì nằm 2 bên sông Thao, thị xã Bắc Giang nằm 2 bên sông Th-ơng... và có thể kể đến nhiều thành phố, thị xã khác trong n-ớc nh- Nam Định, Phủ Lý, Thái Bình, Nha Trang, Tân An... Những dòng sông dù rất nên thơ, đi vào các loại hình văn học nghệ thuật của từng địa ph-ơng nh-ng thật ra đều là những ch-ớng ngại thiên nhiên lớn giữa 2 vùng của đô thị. Do đó, mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất của chiếc cầu là để kết nối 2 bờ sông nhằm bảo đảm dòng vận chuyển liên tục của con ng-ời và hàng hóa, nó cũng có thể là sự khởi nguồn cho một khu vực đô thị mới phát triển trong t-ơng lai (nh- chiếc cầu v-ợt sông Sài Gòn vừa đ-ợc xây dựng để nối sang bán đảo Thủ Thiêm). Trong giai đoạn đầu hình thành, đô thị th-ờng chỉ mới phát triển ở một bên bờ sông, khi đó chiếc cầu có vai trò nh- một chiếc cổng dẫn vào thành phố (chức năng này cũng là một phần của chức năng liên kết vừa nêu). Về mặt phối cảnh, một chiếc cầu sẽ có thể dẫn h-ớng tầm đến một công trình xây dựng có quy mô lớn trong đô thị và chính nó cũng có thể tạo ra một điểm nhấn cho con đ-ờng đó (Điều

này dễ hình dung hơn đối với các đô thị thời phong kiến với những thành lũy xây dựng bên bờ sông, hoặc cũng có thể lấy ví dụ cầu Notre - Dame bắc qua sông Seine ở Paris h-ớng đến chính diện chân tháp Eiffel). Chiếc cầu cũng có thể làm ảnh h-ởng đáng kể đến cảnh quan của một khu vực hoặc thậm chí chuyển dịch h-ớng phát triển của cả một đô thị, nó có khả năng đánh dấu một vị trí trung tâm hoặc là tạo nên một biểu t-ợng của đô thị (đôi khi là những hình thức trừu t-ợng mà phải nghiên cứu thật tinh tế mối quan hệ theo lý thuyết thị giác để rút ra đ-ợc những nhân tố quan trọng trong bố cục). Việc tái hiện lại những biểu t-ợng truyền thống qua những công trình cầu đô thị hiện đại cũng nhằm duy trì tính liên tục của dòng chảy văn hóa dân tộc, duy trì nó đến các thế hệ mai sau. Và cuối cùng, đối với chiếc cầu thấp qua sông hoặc nhánh cầu v-ợt ở các nút giao lập thể, cầu cũng có thể là sự giới hạn của một tuyến giao thông (để chuyển h-ớng).

Chiếc cầu nh- là sự Chiếc cầu nh- là Chiếc cầu định h-ớng kết nối những không gian một chiếc cổng vào cho tầm mắt

Chiếc cầu nh- là Chiếc cầu giới hạn một ký hiệu khoảng không gian

H3.4 Những vai trò của công trình cầu đô thị

Yếu tố gì đã tạo ra những cảm nhận thực sự sâu sắc khi đi qua cầu? ở các hình d-ới đây cũng sẽ phác họa một vài định h-ớng giúp làm tăng thêm những cảm nhận đặc biệt về không gian xung quanh cầu. ở phần trung tâm cầu chính (nhịp v-ợt sông, kênh rạch) trong nhiều tr-ờng hợp nói chung sẽ có đ-ợc tầm nhìn bao quát nhất. Vì vậy, ở những cầu qua khu vực có cảnh quan đẹp, có thể mở rộng phần giữa cầu để tạo những điểm dừng xe cho khách tham quan xuống ngắm nhìn cảnh quan sông n-ớc, đây cũng có thể là một không gian cộng đồng thu nhỏ rất thú vị.

Cũng có thể định h-ớng những góc nhìn khác cho ng-ời l-u thông qua cầu bằng cách không tuân thủ cách bố trí cầu thẳng (trên mặt bằng) nh- thông th-ờng mà cố tình bố trí những cầu cong trên mặt bằng (tất nhiên có cả mặt đứng) nh- ở cầu dây văng Millau (Pháp). Điều này sẽ tạo ra thêm vô số góc nhìn khác nhau từ trên cầu cũng nh- từ d-ới sông hoặc đ-ờng ven bờ. Các cầu phân nhánh, ngoài việc tạo ra những nhánh kết nối với các đ-ờng khu vực, cũng có thể tạo nên những cảnh nhìn khác lạ. Mở rộng cục bộ từng đoạn lề ng-ời đi trên cầu cũng là một cách thức phổ

biến để tạo điều kiện cho khách bộ hành có chỗ dừng chân, nghỉ ngơi ngắm cảnh, hít thở gió sông. Về khía cạnh cảm nhận không gian, các cầu xây dựng v-ợt qua các

đảo nhỏ, cù lao giữa dòng sông cũng góp phần đem đến những cảm nhận không gian tốt và cũng cần tạo thêm các cầu thang bộ hành nối từ khu vực d-ới đảo lên trên cầu (ở thành phố Hồ Chí Minh có công trình cầu Nguyễn Văn Cừ v-ợt qua mũi cù lao Nguyễn Kiệu hay dự án cầu Bình Tiên v-ợt qua doi đất hẹp giữa kênh Tàu Hũ và kênh Đôi đều thuộc tr-ờng hợp này).

Mở rộng Uốn cong Chuyển h-ớng Phân nhánh H-ớng ra sông Băng qua đảo H3.5 Những khả năng thay đổi cảm nhận về không gian quanh cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng kết và đề xuất một số giải pháp về kết cấu công trình nhằm nâng cao chất lượng mỹ thuật cho các cầu thành phố (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)