4.3 Một số giải pháp khác mang tính bổ trợ .1 Các bộ phận phi kết cấu mang tính trang trí
4.3.3 Những lưu ý để đảm bảo tốt chất lượng công trình trong giai đoạn quản lý khai thác
Ng-ời Việt Nam ta có câu: “Của bền tại ng-ời”. Điều này cũng đúng đối với các công trình cầu nói chung và cầu ở đô thị nói riêng. Nếu mỗi công trình không có đ-ợc chế độ bảo trì th-ờng xuyên, không đ-ợc làm vệ sinh liên tục thì sẽ nhanh chóng xuống cấp, làm ảnh h-ởng nhiều đến mỹ quan đô thị. Theo “Quy hoạch phát triển mạng l-ới giao thông đ-ờng bộ Việt Nam đến năm 2020” cũng đã
xác định rõ quan điểm: Giao thông vận tải đ-ờng bộ là ph-ơng thức vận tải quan trọng, cơ động, có tính xã hội hoá rất cao, cần đi tr-ớc một b-ớc để tạo tiền đề, làm
động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở tận dụng tối đa năng lực cơ sở hạ tầng đ-ờng bộ hiện có, coi trọng việc duy tu, củng cố, nâng cấp mạng đ-ờng bộ hiện tại, đa dạng hoá các nguồn vốn, các hình thức đầu t-, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, vật liệu, công nghệ mới để phát triển giao thông vận tải đ-ờng bộ một cách thống nhất, cân đối, đồng bộ, chú trọng phát triển giao thông nông thôn, vùng núi cao, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới. Phát triển giao thông vận tải đ-ờng bộ trong hệ thống giao thông đối ngoại, phục vụ việc hội nhập khu vực và quốc tế.
Nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý cầu là ngăn chặn đ-ợc sự xuống cấp của công trình bằng cách theo dõi thật chặt chẽ và liên tục, đảm bảo kịp thời sửa chữa trong duy tu th-ờng xuyên đối với các h- hỏng nhỏ và sửa chữa vừa, sửa chữa lớn đối với các h- hỏng lớn. Có nhiều ý kiến cho rằng thời điểm đ-a công trình cầu vào khai thác có thể đ-ợc xem là thời điểm xuất hiện sự xuống cấp dần của công trình. Do đó công trình phải đ-ợc chú ý duy tu bảo d-ỡng th-ờng xuyên kể từ ngày bắt đầu đ-a vào sử dụng. Riêng với các công trình cầu lớn, thời điểm bắt đầu xuất hiện các tác nhân gây ra sự xuống cấp có lẽ phải kể từ lúc xây dựng xong mố trụ cầu hoặc từ lúc lắp dựng xong dầm lên mố trụ. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý duy tu bảo d-ỡng cầu chủ yếu chỉ là bảo vệ dạ cầu và hành lang an toàn công trình, làm vệ sinh rác bụi, thông lỗ thoát n-ớc mặt cầu, khơi dòng chảy d-ới cầu khi v-ớng vật trôi, nắn sửa các h- hỏng cơ học dễ nhận thấy bằng mắt th-ờng do những va chạm cơ học… Quá trình khai thác nhìn chung vẫn ch-a áp dụng theo các công nghệ quản lý mới, chủ yếu vẫn là các nội dung quản lý thủ công và thiếu các thiết bị kiểm tra chuyên ngành.
Để theo dõi đ-ợc các h- hỏng khó nhìn thấy của công trình, phải tiến hành quan trắc biến dạng công trình. Công việc này là rất quan trọng đối với các công trình cầu lớn, có kết cấu siêu tĩnh, nhịp dầm liên tục, kể cả với những công trình có sơ đồ kết cấu tĩnh định nh-ng địa chất công trình yếu, không ổn định, chế
độ thủy văn công trình diễn tiến phức tạp, dễ gây xói lở tại các mố trụ cầu. Hầu hết các công trình cầu lớn hiện nay đều không có hệ thống đo đạc biến dạng, chuyển vị, chỉ có l-ới khống chế đo vẽ phục vụ việc định vị để thi công công trình. Do đó, đối với các công trình cầu này nhất thiết phải thiết lập hệ thống quan trắc theo dõi chuyển vị, biến dạng của công trình với độ chính xác cao hơn nhiều lần so với mạng
đo đạc khi xây dựng công trình, với chế độ kiểm tra th-ờng xuyên theo một chu kỳ hợp lý, kịp thời phát hiện những chuyển vị, biến dạng dù rất nhỏ của các bộ phận công trình để có kế hoạch xử lý phù hợp. Ngoài ra, cũng cần đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân quản lý cầu có trình độ kiến thức nhất định, có tay nghề cao, có ý thức trách nhiệm tốt vì nếu công tác này thực hiện cẩu thả sẽ dẫn đến những khuyến cáo sai lầm gây lãng phí hoặc thậm chí có cho công trình. Công tác quản lý cầu đòi hỏi ng-ời cán bộ quản lý phải nắm vững công trình đến từng chi tiết và theo dõi những diễn biến chất l-ợng của công trình, đánh giá đúng đắn về mức độ h- hỏng theo một hệ thống cơ sở dữ liệu đã đ-ợc chuẩn hóa để có kế hoạch xử lý phù hợp, can thiệp
ngay khi cần thiết. Trong khi đó, mỗi công trình đều có đặc điểm riêng về thiết kế, thi công, về vật liệu xây dựng đ-ợc sử dụng nên cần phải xây dựng từng quy trình duy tu bảo d-ỡng riêng phù hợp với đặc điểm của từng công trình cầu, đặc biệt đối với các loại kết cấu áp dụng theo công nghệ xây dựng mới nh- đúc hẫng, đúc đẩy, căng kéo tạo dự ứng lực theo từng phân đoạn dầm. Để xây dựng các tài liệu này, Chính phủ cần có chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để các cơ quan quản lý dự án các cấp có căn cứ tiến hành: Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải có các h-ớng dẫn chung về việc xây dựng tài liệu phục vụ công tác bảo hành, bảo trì công trình, quy định rõ đơn vị nào có trách nhiệm thực hiện?
thực hiện từ khâu nào? Bộ Tài chính có h-ớng dẫn về định mức chi phí xây dựng tài liệu trên theo nội dung, mức độ công việc thực hiện. Đối với pháp nhân có trách nhiệm xây dựng tài liệu này, nên chuyển trách nhiệm cho tổ chức t- vấn thiết kế vì
theo nguyên tắc đây là đơn vị có hiểu biết rõ nhất sản phẩm t- vấn của mình, và tài liệu trên phải đ-ợc hoàn tất trình cấp thẩm quyền phê duyệt tr-ớc khi đ-a công trình vào khai thác để kịp thời triển khai áp dụng ngay.
ắắắắắắắắắắ
kết luận chương 4
Trong ch-ơng này, đã có sự phân tích về toàn bộ các yếu tố ảnh h-ởng đến chất l-ợng mỹ thuật của các công trình cầu đô thị (có xét đến điều kiện thực tế về khả năng đầu t- trong n-ớc). Có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
1. Không gian của công trình cầu đô thị bao gồm nhiều yếu tố kiến trúc , kỹ thuật, mỹ thuật, tạo hình… từ các ngành khác nhau, mỗi yếu tố đều phải đ-ợc cải tiến không ngừng về chất l-ợng, hình thức, và đồng thời phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các yếu tố này để cùng nâng cao chất l-ợng mỹ thuật cho tổng thể công trình. Bản thân công trình cầu là yếu tố chủ đạo trong không gian này, nên càng phải giải quyết tốt các quan hệ trong bố cục kiến trúc: tỷ lệ, trật tự, hài hòa, cảm thụ thị giác… để công trình đ-ợc thanh mảnh, hòa hợp với cảnh quan môi tr-ờng, có tầm quan sát tốt từ cả trên và d-ới cầu với chất cảm bề mặt đem lại cảm nhận ổn định.
2. Đối với bản thân công trình cầu, phải xem xét đầy đủ các yếu tố ảnh h-ởng sau đây:
- Cầu là một công trình trên tuyến, vì vậy tr-ớc hết vẫn phải đảm bảo các chỉ tiêu hình học tuyến để có một đọan tuyến liên tục, phối hợp tốt giữa bình đồ và trắc dọc. Đối với đ-ờng đô thị, còn phải quan tâm đến cả vỉa hè, đèn chiếu sáng, cây xanh ven đ-ờng, nhà cửa xây dựng 2 bên.
- Về kết cấu nhịp, các loại dầm BTCTDƯL căng tr-ớc đúc sẵn tiết diện chữ “I”, dầm bản rỗng, dầm Super - T vẫn phù hợp để xây dựng các cầu khẩu độ nhỏ và trung bình, các nhịp cầu dẫn. Độ mảnh của các dầm này là vừa phải so với độ mảnh lý t-ởng, vấn đề là cần quan tâm hơn nữa đến công tác ván khuôn để bề ngoài dầm hoàn hảo hơn. Ngoài ra, cần có sự quan tâm nghiên cứu đầy đủ hơn về sự phát triển độ vồng của dầm theo thời gian để trắc dọc thực tế của cầu đ-ợc đều đặn hơn.
ở các cầu v-ợt khẩu độ lớn hơn, dầm BTCTDƯL tiết diện hình hộp, xây dựng theo ph-ơng pháp phân khối đúc hẫng cân bằng vẫn là ph-ơng án kinh tế, hợp lý nhất trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào kích th-ớc định hình của xe treo nên ng-ời thiết kế còn ch-a đề xuất đ-ợc những kiểu dáng tiết diện thanh mảnh, hợp lý và phong phú hơn. Những hạn chế khác về mác bê tông dầm,
công tác ván khuôn (xử lý các vết nối các đốt đúc, cân chỉnh xe treo), sơ đồ kết cấu (dầm liên tục hay khung - dầm) trên nền địa chất yếu… là những vấn đề phải đ-ợc tiếp tục nghiên cứu cải tiến (ở những đề tài chuyên sâu khác) để hợp lý hóa, thanh mảnh hóa kết cấu, tạo chất l-ợng bề mặt bê tông công trình hoàn thiện hơn, trắc dọc cầu đều đặn hơn góp phần vào việc nâng cao cảm thụ thẩm mỹ về công trình. Có thể xem xét học tập một số công trình cầu ở n-ớc ngoài làm bằng dầm hộp có s-ờn bằng thép l-ợn sóng hoặc bằng khung thép.
Để xây dựng các nhịp phần cầu dẫn chuyển tiếp hài hòa (ở mặt chính diện công trình) với phần cầu chính kiểu dầm hộp có chiều cao tiết diện không đổi, nên tiếp tục bố trí các nhịp dẫn bằng dầm hộp có chiều cao tiết diện không đổi, với các ph-ơng án xây dựng nh- đúc trên hệ đà giáo cố định hoặc đà giáo di động MSS, liên tục hóa kết cấu nhịp thay vì sử dụng các loại dầm giản đơn không có tiết diện dạng hộp.
Do yêu cầu xây dựng nhanh chóng, đặc biệt khi cầu bố trí trong những
đ-ờng cong không gian phức tạp, cần phát triển công nghệ thi công dầm hộp đúc sẵn lắp ghép.
- Đối với phần kết cấu nhịp, có 2 công nghệ v-ợt nhịp lớn đang có triển vọng xuất hiện nhiều trong thời gian tới cầu dầm cáp hỗn hợp extradosed và cầu vòm bằng thép ống nhồi bê tông.
- Về mố trụ cầu: Tr-ớc hết cần nghiên cứu lựa chọn ph-ơng án giảm bớt
đ-ợc số l-ợng trụ cầu để tạo khỏang thông thóang cho không gian bên d-ới.
Mố cầu đô thị phần lớn đỡ các nhịp dầm của cầu dẫn nên ít có sự phong phú về kiểu dáng, để tạo sự thanh mảnh cho mố cầu hiện nay đã có đủ điều kiện để giảm bớt chiều rộng mũ mố 10 á 25cm so với quy định cũ. T-ờng chắn đất
đ-ờng dốc đầu cầu tiếp giáp mố có thể sử dụng các mẫu khác nhau của t-ờng panel có cốt để tăng thêm cảm nhận khác lạ.
Trụ cầu đô thị cần tạo đ-ợc sự thanh mảnh cho thân trụ, hạn chế diện tích choán tầm mắt từ các góc quan sát. Đối với các trụ cầu đỡ nhịp dầm giản đơn, hiện nay đã có đủ điều kiện để giảm bớt chiều rộng mũ trụ 20 á 50 cm so với quy
định cũ. Ngoài ra, cần có các nghiên cứu để tối -u hóa vẻ thanh mảnh, thông thoáng của các thân trụ cầu (nh- dự ứng lực xà mũ, tạo những hoa văn gây cảm nhận thị giác “nhẹ nhàng” hơn). Các trụ cầu đỡ nhịp dầm hộp, hiện nay vẫn còn rập khuôn kiểu trụ thân đặc (thiên về an toàn) gây cảm giác quá nặng nề và đơn điệu, nên học tập thêm một số kiểu dáng biến tấu đối với các cầu khác ở n-ớc ngoài (nh- một số kiểu đã trình bày trên) để có những mẫu mã “đột phá” hơn.
- Hệ lan can và trụ đèn chiếu sáng trên cầu, lề ng-ời đi (gạch lát lề ng-ời đi): Do các cầu đô thị ở n-ớc ta chủ yếu vẫn phù hợp với kết cấu đi trên hơn, do đó các hạng mục này sẽ đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất l-ợng mỹ thuật cho công trình. Các họa tiết truyền thống dân tộc nên đ-ợc phát huy để sáng tạo ra những kiểu dáng trang trí cho lan can, đèn chiếu, gạch lát. Đối với những cầu qua khu vực có nhu cầu l-u thông bộ hành cao, nên mở rộng lề ng-ời đi để ng-ời dân có
điều kiện hòa mình với thiên nhiên sông n-ớc.
- Để “thanh mảnh hóa”, tối -u hóa kích th-ớc kết cấu, cần mạnh dạn ứng dụng các loại vật liệu c-ờng độ cao, chất l-ợng cao, ứng dụng các ch-ơng trình phần mềm máy tính đã đ-ợc chuẩn hóa trong công tác thiết kế.
3. Những giải pháp bổ trợ khác: sử dụng các loại vật liệu ốp lát, sơn, ván khuôn chất l-ợng cao không cần xử lý bề mặt bê tông, trang trí bề mặt bê tông,
“xanh hóa” công trình, chiếu sáng trang trí… Để cầu đô thị hài hòa với cảnh quan xung quanh, còn phải tạo ra một “phông nền” đẹp cho công trình: Đó là những vấn
đề chính thuộc về công tác thiết kế đô thị, trong nội dung luận văn này chỉ nêu lên một vài nội dung có liên quan trực tiếp đến công trình cầu nh-: cải tạo không gian dạ cầu, không gian mặt n-ớc, có quy định đồng bộ về việc xây dựng nhà cửa dọc 2 bên tuyến lên xuống cầu (về tông màu sắc, kiểu loại và cao độ mặt tiền…).
4. Cuối cùng, không thể không quan tâm đến công nghệ quản lý khai thác cầu để đảm bảo chất l-ợng ổn định trong quá trình sử dụng lâu dài, trong đó có chất l-ợng mỹ thuật. Phân tích nội dung này để thấy rằng công tác quản lý khai thác cầu của ngành giao thông vận tải trong n-ớc hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại.
óóó
Ch-ơng 5:
Kết luận và kiến nghị
óóó