Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam các nghiên cứu về KTQTCL còn rất kiêm tốn như đã nêu ở phần tổng quan, nên tác giả không thể phân chia phân nhóm thành nhiều nhóm nhỏ như ở nghiên cứu nước ngoài, chỉ phân biệt thành ba dòng nghiên cứu chính như (1) Các nghiên cứu về nội dung KTQTCL; (2) các nghiên cứu về các nhân tổ ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL; (3) các nghiên cứu tác động của KTQTCL đến thành qủa hoạt động.

Các nghiên cứu về nội dung KTQTCL

KTQTCL xuất hiện và phát triển trong hoàn cảnh tổ chức bắt đầu chú trọng về hoạt động quản trị chiến lược. Khi tiến hành hoạch định các mục tiêu chiến lược, lãnh đạo có nhu cầu thông tin từ KTQT. Nội dung KTQTCL là một chủ đề mới được nghiên cứu ở Việt Nam khoảng năm 2012. Do đó, tính đến thời điểm hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện về KTQTCL chuyên sâu về cả hai mặt cơ sở lý luận và thực nghiệm.

Một số đề tài trong nước về nội dung KTQTCL như:

Đoàn Ngọc Quế và cộng sự (2014) với tham luận “Kế toán quản trị trong môi trường kinh doanh hiện đại”, đề tài trình bày khái quát về lịch sử KTQTCL, nội dung KTQTCL, sự ảnh hưởng khi thay đổi của thị phần trong quá trình hội nhập làm KTQT cũng phải thay đổi theo. Tác giả đã tổng hợp nội dung liên quan đến việc đào tạo về KTQTCL trong thời gian qua, đồng thời tác giả đề xuất hàm ý, cũng như việc nâng cao

kiến thức về KTQTCL nhằm đưa KTQTCL vào thực hiện ở đơn vị Việt Nam được thành công.

Năm 2016, tác giả Nguyễn Mạnh Thiều với bài báo “Kế toán quản trị chiến lược trong doanh nghiệp”, bài báo đã trình bày những nội dung lý thuyết về KTQTCL như:

hoàn cảnh lịch sử của KTQT dẫn đến sự ra đời của KTQTCL, các định nghĩa khác nhau về KTQTCL, nguyên nhân của sự khác nhau này là do các học giả căn cứ vào các quan điểm khác nhau để xây dựng. Đồng thời, bài báo tổng hợp ý kiến thống nhất các học giả là KTQTCL là một bộ phận phát triển lên của KTQT. Ngoài ra, những nội dung cơ bản của KTQTCL được trình bày cụ thể trong bài báo như: Mô hình chiến lược, thực hiện kỹ thuật KTQTCL, kiểm soát và điều chỉnh chiến lược của đơn vị.

Bài báo của Đỗ Thị Hương Thanh và cộng sự năm 2016 với tựa đề “Sự lấp đầy khoảng trống trong khái niệm và sự phát triển của kế toán quản trị chiến lược”, Bài báo phân tích về định nghĩa về KTQTCL một khía cạnh gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua, bài báo trình bày một số định nghĩa trên cơ sở các quan điểm khác nhau có ảnh hưởng nhất đến KTQTCL. Nhưng khái quát lại các định nghĩa này đều có một số điểm chung như cung cấp những thông tin có định hướng trong thời gian dài, bao gồm cả hai nguồn tài chính và phi tài chính. Bài báo tổng hợp hai mươi kỹ thuật KTQTCL sử dụng để tập hợp, xử lý và cung cấp nguồn dữ liệu cho hoạt động quản trị của tổ chức. Nội dung cuối cùng của bài báo mở ra các chủ đề cần tìm hiểu trong tương lai nhằm lấp đầy các khoảng trống trong lý thuyết được đặt ra trong bài báo.

Tác giả Huỳnh Lợi (2017) với đề tài “Nội dung kế toán quản trị chi phí chiến lược tiếp cận từ quản trị chi phí chiến lược”, đề tài tập trung định hướng về lý thuyết xác lập những nội dung cơ bản của KTQT chi phí chiến lược, một trong số các kỹ thuật quan trọng của KTQTCL, tác giả dựa trên mối quan hệ với quản trị hao tổn chiến lược. Đây là mối quan hệ giữa trọng tâm, khuynh hướng, mô hình và nền tảng công nghệ thông tin quản trị hao tổn chiến lược với các kỹ thuật cơ bản của KTQTCL gồm các nội dung sau:

(1) KTQT chi phí chiến lược lấy trọng tâm là chuỗi giá trị, (2) với khuynh hướng cung

cấp thông tin hướng đến kết nối hoạt động tạo giá trị của doanh nghiệp với người mua trong thị trường (3) với ảnh hưởng của mô hình quản trị theo chuỗi giá trị linh hoạt. (4) Công nghệ thông tin là một nội dung cần phải có trong KTQT chi phí chiến lược.

Tác giả Huỳnh Lợi (2018) với đề tài “Định hướng nghiên cứu kế toán quản trị chi phí chiến lược”. Đề tài tổng hợp, phân tích các nền tảng lý thuyết trước đây để đúc kết những luận điểm quản trị hao phí chiến lược, nội dung, cấu trúc hệ thống KTQT chi phí ở mối tương quan với các cuộc cách mạng công nghệ. Trên cơ sở này, tác giả thiết lập định hướng lý thuyết về KTQT chi phí chiến lược, cách thức xác định hao tổn, về cách phân loại, đo lường chi phí, nội dung KTQT chi phí chiến lược, và gợi ý hình thức báo cáo của công tác KTQT chi phí chiến lược

Tác giả Nguyễn Anh Hiền và cộng sự (2019) với đề tài “ Nghiên cứu các kỹ thuật áp dụng trong kế toán quản trị chiến lược” bài báo tổng hợp lý thuyết về các kỹ thuật KTQTCL đang được nhiều tổ chức thực hiện được chi thành năm nhóm như (1) kỹ thuật chi phí; (2) lập kế hoạch, kiểm soát đo lường thành quả, (3) Quyết định chiến lược, (4) Kế toán người mua, (5) Kế toán đối thủ. Đồng thời, bài báo hệ thống các khía cạnh khác nhau về định nghĩa KTQTCL, đó cũng là lý do định nghĩa về KTQTCL chưa được thống nhất. KTQTCL vẫn là một khái niệm mới mẻ đối với phần lớn các tổ chức tại Việt Nam.

Các đề tài về KTQTCL tại Việt Nam trong thời gian qua với nội dung chủ yếu là định hướng lý thuyết như khái niệm KTQTCL, lịch sử hình thành KTQTCL, nội dung KTQTCL, và những định hướng trong nghiên cứu và đào tạo KTQTCL, nhằm kịp thời cung cấp tài liệu về KTQTCL cho nhu cầu mới đối với công tác KTQT tại Việt Nam hiện nay.

Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thực KTQTCL

KTQT ra đời và phát triển gắn liền với thị trường hội nhập, khởi điểm từ nhu cầu cung cấp cho lãnh đạo điều hành tổ chức. Thị trường quốc tế phát triển mở rộng cùng với sự cạnh tranh trong các lĩnh vực khác nhau ngày càng gay gắt, từ đó, làm cho sự thay đổi không ngừng về nội dung và vai trò của KTQT. Do đó, KTQTCL được phát triển

theo hướng mở rộng nội dung của KTQT. Tại Việt Nam, lịch sử phát triển của KTQT nói chung và của KTQTCL nói riêng còn mới so với các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong nước đã có một số đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCL trong đơn vị được tổng hợp như:

Bài báo của tác giả Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), về thực hiện kiểm chứng sự tác động của nhân tố cạnh tranh và phân cấp quản trị ảnh hưởng đến KTQTCL, thông qua điều tra 220 tổ chức lớn và vừa. Đề tài sử dụng PPNC định lượng, đánh giá hình SEM, bài báo cho thấy rằng có bằng chứng về sự ảnh hưởng cùng chiều tích cực của cạnh tranh và phân cấp quản trị đến thực hiện KTQTCL. Do đó, tác giả cũng khuyến nghị công ty nên tổ chức hoạt động dưới sự quản lý phi tập trung để thúc đẩy việc sử dụng nhiều hơn KTQTCL. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài là mới chỉ khảo sát hai yếu tố ảnh hưởng đến KTQTCL, những yếu tố khác như công nghệ, nhận thức thị trường, văn hóa …chưa được đề cập trong nghiên cứu.

Phạm Ngọc Toàn et al (2018), khảo sát 125 DNSX về bốn yếu tố tác động đến KTQTCL. Nhóm tác giả sử dụng PPNC định lượng để khám phá mối liên hệ giữa các yếu tố và KTQTCL. Báo cáo của bài báo chỉ ra rằng bốn yếu tố trong chủ đề này đều ảnh hưởng cùng một hướng đến thực hiện KTQTCL. Trong đó yếu tố công nghệ tác động mạnh nhất đến thực hiện kỹ thuật KTQTCL, sau đó đến yếu tố quy mô, nhân tố chiến lược tác động mạnh thứ 3 và nhân tố nhận thức về thị trường ảnh hưởng yếu nhất trong đề tài.

KTQTCL được xem là một bộ phận của KTQT, ở Việt Nam nghiên cứu về KTQTCL chưa nhiều nhưng có một số đề tài đã thực hiện tìm hiểu tác động các yếu tố đến KTQT, một số đề tài liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến KTQT tại DNSX được tác giả xem là cơ sở để xác lập lý thuyết cho luận án bao gồm: Trần Ngọc Hùng (2016) cũng thực hiện điều tra yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTQT tại 290 đơn vi vừa và nhỏ, tác giả dùng cả hai PPNC định tính và PPNC định lượng để đạt được mục tiêu nghiên cứu, báo cáo của đề tài đã tìm thấy bằng chứng một số nhân tố ảnh hưởng đến KTQT

gồm: trình độ KTQT, văn hóa hỗ trợ, chiến lược và hao phí cho việc tổ chức KTQT. Đề tài khảo sát 250 DNSX giấy ở Việt Nam của Bùi Tiến Dũng và cộng sự (2017), báo cáo cho kết quả yếu tố công nghệ có tác động mạnh nhất, sau đó đến là trình độ là yếu tố quan trọng cho sự thành công khi thực hiện công tác KTQT, tiếp theo là nhân tố quy mô, sự tham gia của lãnh đạo và cuối cùng là nhân tố cạnh tranh ít ảnh hưởng nhất đến hệ thống phân tích hiệu quả. Bảng tổng hợp một số đề tài trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến KTQTCL (xem phục lục 1.2).

Nghiên cứu tác động của thực hiện KTQTCL đến thành quả hoạt động Sự chuyển đổi kinh tế thị trường ở Việt Nam là nguyên nhân chính và động lực chủ yếu cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong quá trình hội nhập với kế toán quốc tế, Tổ chức Việt Nam đã dần vận dụng các kỹ thuật kế toán tiên tiến, phù hợp với thị trường.

Chính sách kinh tế mở, nhiều công ty liên doanh, tổ chức nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Vì vậy, các tổ chức nước ngoài này mang kỹ thuật về KTQTCL dùng tại tổ chức của mình, và KTQTCL được giới thiệu tại Việt Nam. Thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu quả được phát hiện trong các bài báo tại Việt Nam từ năm 2012. Đề tài đầu tiên trong nghiên cứu KTQTCL là của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) đã khẳng định thực hiện KTQTCL trong 220 tổ chức làm tăng thành quả phi tài chính và tài chính của đơn vị. Đề tài gần đây của Trịnh Hiệp Thiện (2019), thực hiện điều tra 174 tổ chức niêm yết thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như dịch vụ, sản xuất, bất động sản, thương mại, nông nghiệp.

Kết quả chứng minh vai trò KTQTCL góp phần làm tăng thành quả hoạt động. Các công ty niêm yết trong nghiên cứu ủng hộ sử dụng KTQTCL để phục vụ cho quá trình điều hành và ra quyết định chiến lược.

Một số ít đề tài nêu trên ở Việt Nam cung cấp bằng chứng về thực hiện KTQTCL làm tăng hiệu quả tại Việt Nam. Hầu hết các tổ chức trong khảo sát thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, dịch vụ, thương mại. Cho đến nay, trong phạm vi tìm hiểu của tác giả chưa có đề tài nào khảo sát riêng việc thực hiện KTQTCL tại DNSX.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(292 trang)