CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4 Các lý thuyết nền liên quan
Các khung lý thuyết nền được luận án sử dụng nhằm để giải thích các biến có liên quan trong mô hình. Từ khi KTQTCL ra đời, có nhiều đề tài trên thế giới, căn cứ khung nền tảng thiết lập các nhân tố tác động đến thực hiện KTQTCL và sự tác động đến hiệu quả. Chenhall (2007), kết luận KTQT là các kỹ thuật hỗ trợ công việc quản lý của lãnh đạo với mục đích tăng cường giá trị đơn vị. Sự phát triển KTQTCL được thúc đẩy bởi nhu cầu thông tin của lãnh đạo trong môi trường tự do hóa thương mại. Quá trình thực hiện KTQTCL bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài đơn vị. Do vậy, đề tài sử dụng các khung lý thuyết như: khung ngẫu nhiên, thể chế và cấp trên để giải thích mối tương tác giữa các yếu tố trong nghiên cứu.
Lý thuyết ngẫu nhiên
2.4.1.1 Nội dung lý thuyết
Lý thuyết ngẫu nhiên được gọi với nhiều tên khác nhau như khung bất định hay dự phòng, khung này được triển khai lần đầu trong nghiên cứu của đơn vị vào thời điểm giữa thập niên 1960. Nhưng đến năm 1970 khung ngẫu nhiên mới bắt đầu phát triển trong sự nỗ lực giải thích những biến của việc vận dụng KTQT đã rõ ràng vào thời điểm đó. Trước thời điểm lý thuyết ngẫu nhiên phát triển, một số học giả nghiên cứu khung tổ chức cho rằng cấu trúc tối ưu của các DNSX đều có thể xác định được (Weber, 1946).
Nhưng, trên thực tiễn cơ cấu DNSX có nhiều sự biến động. Các học giả của lý thuyết hiện đại cho biết rằng không thể xác định được một cơ cấu DNSX tối ưu cho mọi loại hình DNSX. Nghiên cứu Dik (2011) căn cứ quan điểm ngẫu nhiên dựa trên khung tổ chức xác định rằng một tổ chức tối đa hóa hiệu quả của nó bằng cách kết hợp giữa cấu trúc và môi trường. Những tiền đề của khung ngẫu nhiên được Otley, (1980, trang 413) đề xuất “phương pháp tiếp cận lý thuyết ngẫu nhiên trong quản lý căn cứ theo giả định không có một hệ thống kế toán tối ưu có thể vận dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong mọi hoàn cảnh. Quan điểm ngẫu nhiên gợi ý là các đặc điểm riêng của mỗi hệ thống kế toán sẽ tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp. Vì vậy, khung ngẫu nhiên phải nhận diện các đặc điểm riêng của từng hệ thống kế toán đến một số tình huống nhất định.”
Khái niệm phù hợp trong quan điểm ngẫu nhiên đã được Van de Ven & Drazin (1985) xác định theo ba cách tiếp cận là: Lựa chọn, tương tác và cách thức tiếp cận hệ thống. Trong cách tiếp cận thứ nhất (lựa chọn), nếu một DNSX muốn có hiệu quả, DNSX phải thích ứng với các đặc điểm ngữ cảnh tổ chức của nó. Đối với cách tiếp cận thứ hai (tương tác), phù hợp được hiểu như là một tác động tương tác của cấu trúc tổ chức và bối cảnh thực hiện (Van de Ven & Ferry, 1980). Trong trường hợp thứ ba (tiếp cận hệ thống), sự hiểu biết tốt hơn về thiết kế tổ chức được thu thập bằng cách điều tra đồng thời các tình huống khẩn cấp, các giải pháp thay thế và các tiêu chí thực hiện có trong tổ chức. Nghiên cứu này phù hợp với quan điểm thứ hai vì nó cho phép hiểu được hiệu quả
của các tương tác giữa ngữ cảnh và việc thực hiện KTQTCL, và việc thực hiện KTQTCL sẽ tương tác làm tăng hiệu quả hoạt động.
Theo Chenhall (2007) Hiệu quả của một đơn vị căn cứ vào sự phù hợp của cơ cấu và các biến ngẫu nhiên của ngữ cảnh như môi trường, chiến lược, công nghệ, văn hóa.
Các khung phù hợp về sự thích hợp của cơ cấu đơn vị và các biến theo ngữ cảnh được gọi là khung ngẫu nhiên. Trong tổng quan về khung ngẫu nhiên Islam và Hu (2012, tr 97) đã bình luận rằng “Thành quả hoạt động của tổ chức phụ thuộc vào sự phù hợp hoặc kết hợp giữa công nghệ, sự biến động môi trường, quy mô, đặc điểm của cơ cấu tổ chức và hệ thống thông tin của tổ chức”. Hay Otley (2016), khung ngẫu nhiên đặt trọng tâm vào cấu trúc của tổ chức, khung này đã được phát triển trong hai mươi năm trước đó để xác định các hình thức cơ cấu nào phù hợp nhất với từng hoàn cảnh cụ thể.
2.4.1.2 Ứng dụng nội dung khung ngẫu nhiên vào giải thích sự tác động của các nhân tố đến KTQTCL và sự tác động đến thành quả.
Theo khung ngẫu nhiên, KTQT là thành phần của cơ cấu và cũng là một chức năng của các yếu tố môi trường tại đơn vị cụ thể (Cadez và Guilding, 2008; Dik, 2011).
Căn cứ vào khung ngẫu nhiên trong nghiên cứu KTQT là quy trình điều chỉnh của KTQT với các biến ngẫu nhiên trong một đơn vị cụ thể. Các biến như môi trường, công nghệ, văn hóa, chiến lược, trình độ nhân viên KTQT được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu có thể kể đến như Otley (1980); Haldma và Langfield- Smith (2006); Cadez và Guilding (2008,2012); Ojra (2014); Al-Mawal (2015). Trong đó, biến ngẫu nhiên công nghệ là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến KTQT trong các đề tài. Công nghệ phát triển trong các DNSX là lý do dẫn đến yêu cầu thay đổi của KTQT. Cụ thể như trong nghiên cứu Chenhall (2007) khi DNSX với công nghệ sản xuất hàng loạt. Hoạt động quản trị cần thông tin hỗ trợ thường xuyên. Mặt khác, đối với DNSX khi dùng công nghệ sản xuất tiên tiến, nhu cầu quản trị và điều hành phải có sự năng động thúc đẩy nhân viên xử lý nhanh chóng với các tình huống phát sinh cụ thể (Woodward, 1965).
Lý thuyết này được nhiều học giả khám phá các biến ngẫu nhiên ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu quả trong DNSX (Cadez & Guilding; 2008; Ojra, 2014; Al-Mali, 2015). Phần lớn các đề tài kết luận chưa có mô hình nhân tố tác động KTQTCL phổ biến cho các loại hình.
Gordon và Miller (1976) đề xuất rằng khi xây dựng hệ thống thông tin phải tùy thuộc và các biến ngẫu nhiên cụ thể của thị trường và quyết định có thể đóng góp vào hiểu biết hệ thống. Một số biến quan trọng với hoạt động đơn vị, theo khung ngẫu nhiên cho thấy trong bài báo bao gồm nhân tố (1) môi trường; (2) đặc điểm doanh nghiệp và (3) quyết định quản trị là những biến số quan trọng ( hình 2.1).
Nguồn: NCS tổng hợp Hình 2-1 Khung nghiên cứu Gordon và Miller (1976)
Trong vài thập kỷ qua, một số kỹ thuật KTQT đã được phát triển. Sự đổi mới này là cần thiết nhằm trợ giúp công nghệ hiện đại và qui trình quản trị mới. Theo Abdel- Kader và cộng sự (2008, trang 3) “Các kỹ thuật kế toán quản trị đã ảnh hưởng đến qui trình của quản trị chiến lược và đã chuyển trọng tâm của nó từ vai trò “đơn giản” xác định chi phí và quản trị tài chính, thành vai trò “tinh vi” tạo ra giá trị thông qua triển khai nguồn lực”. Kỹ thuật kế toán mới này hỗ trợ tìm kiếm lợi thế cạnh tranh, đáp ứng thách thức cạnh tranh toàn cầu. Do đó, để thích ứng với những phát triển công nghệ và môi trường cạnh tranh, đơn vị phải xây dựng hệ thống KTQTCL thích hợp với nhu cầu mới (Ojra 2014). Abdel-Kadet và Luther (2008) đã giải thích sự phù hợp của việc thực hiện các kỹ thuật tiên tiến phụ thuộc vào hoàn cảnh mà các kỹ thuật này đang sử dụng và điều này dẫn đến sự cần thiết cho sự giải thích của lý thuyết ngẫu nhiên.
Môi trường
Hệ thống thông tin kế toán Ra quyết định Đặc điểm đơn vị
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hệ thống kế toán chỉ phù hợp với các biến ngữ cảnh cụ thể của đơn vị (Otley, 1980), như Otley (1980) đã đề xuất sự cần thiết phải xác định đặc điểm riêng của hệ thống kế toán liên quan đến một số trường hợp nhất định và chứng minh một sự phù hợp. khung ngẫu nhiên về KTQT dựa trên giả thuyết không có hệ thống KTQT thích hợp bao quát áp dụng như nhau cho toàn bộ đơn vị trong mọi hoàn cảnh (Waterhouse và cộng sự 1978). Mối quan hệ phức tạp sử dụng khung ngẫu nhiên để giải thích ảnh hưởng các nhân tố thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu quả đã thu hút các học giả nghiên cứu mối quan hệ này (Al-Mali, 2015; Michael và cộng sự, 2017 và Kalkhouran và cộng sự, 2017). Theo khung ngẫu nhiên sử dụng trong đề tài về KTQTCL, biến thành quả được nghiên cứu như là một biến phụ thuộc chịu sự tác động của KTQTCL và các biến ngẫu nhiên trong đơn vị (Chenhall, 2003). Nếu tổ chức có hiệu quả thấp là một nguyên nhân chính dẫn đến KTQT thay đổi và nhân tố nội bộ để cải thiện hiệu quả (Laitinen, 2006). Hay theo khung ngẫu nhiên hiệu quả của đơn vị là sản phẩm của sự phù hợp của hệ thống KTQTCL và các nhân tố ngẫu nhiên (Cadez và Guilding, 2008). Do đó, mối quan hệ của các biến ngẫu nhiên tác động đến thực hiện KTQTCL, và thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu quả được giải thích bởi khung ngẫu nhiên, tức là khi đơn vị thực hiện kỹ thuật KTQTCL tương quan với đặc điểm của đơn vị sẽ góp phần làm tăng hiệu quả (Ojra, 2014). Hình 2.2 cho thấy mô hình ngẫu nhiên đơn giản của Weill và Olson (1989) được vận dụng để giải thích mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu quả của đơn vị.
Nguồn: NCS tổng hợp Hình 2-2 Mô hình ngẫu nhiên trong đề tài tổ chức của Weill và Olson (1989)
Đơn vị
Môi trường Thành quả hoạt động
Đơn vị
Dựa trên khung phân tích khung ngẫu nhiên, đề tài này kiểm tra mối quan hệ giữa các nhân tố nhận thức về thị trường; chiến lược kinh doanh; công nghệ, phân cấp quản trị; văn hóa đơn vị, trình độ nhân viên KTQT ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu quả của đơn vị.
Lý thuyết thể chế
2.4.2.1 Nội dung lý thuyết
Định nghĩa về thể chế được Hamilton (1923) đưa ra lần đầu tiên là suy nghĩ, hành động phổ biến và lâu dài, được in sâu vào trong thói quen của một nhóm hoặc phong tục của một dân tộc, do đó các thể chế có thể được coi là các quy tắc bắt buộc và gắn kết xã hội trong hoạt động của con người, cùng quan điểm Scapens (1994) lập luận thể chế là hình thức quy tắc cần thiết để phối hợp và gắn kết với hoạt động của con người. Veblen (2017) Thể chế là tính chuẩn hóa của các hành động hoặc các nguyên tắc nhằm xác định các hành động trong những trường hợp cụ thể, được các cá nhân trong một nhóm chấp nhận và tuân thủ các nguyên tắc này.
Theo Berthod (2016) khung thể chế dựa trên thể chế trong phân tích về thiết kế và tổ chức. Vì vậy đơn vị có thể được xem là một thể chế thu nhỏ, là một đơn vị với đầy đủ các đặc điểm của thể chế chung lớn hơn. “Khung thể chế là tập hợp các qui định chính thức và không chính thức hoặc những sự nhận thức, tín ngưỡng có tác động định hướng hay chi phối sự tương tác của các chủ thể với nhau trong những trường hợp cụ thể. Đồng thời, những thay đổi trong hành vi của đơn vị như về mô hình, kỹ thuật, phương pháp, quy trình,…cũng được khung thể chế giải thích do áp lực ảnh hưởng của các bên liên quan và cách thức tổ chức để tồn tại và phát triển theo pháp luật” (Ninh Thị Kim Thoa, 2015, tr26). Theo quan điểm của xã hội học, ba cơ chế thay đổi đơn vị gồm có cưỡng chế, lan tỏa và bắt chước (Dimaggio và cộng sự, 1983), khung thể chế giải thích sự thay đổi trong hành vi của đơn vị do sự tác động của môi trường hoạt động bên ngoài, do đó, mỗi đơn vị tồn tại trong một môi trường kinh doanh với đặc điểm về văn hóa và công nghệ nhất định. Nếu càng có nhiều đơn vị hoạt động giống nhau thì có thể sẽ được xã
hội chấp nhận ở mức càng cao. Trong quá trình sản xuất kinh doanh các đơn vị không thể hoạt động một cách riêng biệt mà phải thích nghi với sự biến động thị trường qua việc xây dựng các mối quan hệ và thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp. Điều này dẫn đến kết quả đơn vị thay đổi để tồn tại và thích ứng với các thể chế trong thị trường cạnh tranh. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa và công nghệ.
2.4.2.2 Ứng dụng nội dung lý thuyết thể chế giải thích ảnh hưởng các nhân tố đến thực hiện KTQTCL
Khung thể chế được sử dụng để giải thích việc thực hiện KTQTCL, theo Scapens (1993), KTQT được xem là một bộ quy tắc và thói quen, bên cạnh những thói quen và quy tắc khác được thiết lập trong đơn vị, điều này đảm bảo cho việc sao chép và gắn liền các hoạt động của đơn vị.Trong thị trường ngày càng khốc liệt và nguồn lực ngày càng khan hiếm, thông tin hữu ích cho việc ra quyết định chiến lược tác động đến các tổ chức thiết lập và áp dụng kỹ thuật KTQT. Khi lãnh đạo nhận thức được về lợi ích của thực hiện các kỹ thuật KTQTCL giúp nâng cao hiệu qủa của đơn vị trong môi trường cạnh tranh, theo cơ chế lan tỏa sẽ thúc đẩy đơn vị thực hiện KTQTCL. Cũng theo cơ chế lan tỏa này, việc sử dụng hiệu quả thông tin trong việc ra quyết định chiến lược sẽ lan tỏa đến các đơn vị khác, làm các đơn vị khác bắt chước mô hình áp dụng thành công. Cơ chế bắt chước việc thực hiện KTQTCL sẽ giúp các kỹ thuật KTQTCL có khả năng được chấp nhận và tồn tại trong môi trường kinh doanh hội nhập như hiện nay.
Khung thể chế đề cập đến quyền lực ở hai góc độ: quyền lực của nhận viên KTQT trong việc đề xuất và giới thiệu kỹ thuật KTQTCL mới căn cứ trên kế hoạch và mục tiêu của DN đã đặt ra. Mặt khác, theo Burns và cộng sự (1999) sự giới thiệu kỹ thuật KTQT mới sẽ gặp phải sự phản kháng của lực lượng chưa chấp nhận sự thay đổi dưới hình thức
“quyền lực của hệ thống” để duy trì sự ổn định và không muốn đối mặt với những thách thức từ sự thay đổi. Do đó, theo khung thể chế trong trường hợp này nếu không có cơ chế cưỡng chế từ pháp luật hoặc áp lực đến từ môi trường cạnh tranh, công nghệ, tổ chức nghề nghiệp và các nguyên tắc xã hội. Các thành viên trong đơn vị ngại sự thay đổi hoặc
chưa nhận thức được lợi ích KTQTCL, có thể sử dụng quyền lực hệ thống để cản trở thực hiện KTQTCL, để bảo vệ quyền lợi của mình và sự ổn định vốn có.Vì vậy, khung thể chế dùng để giải thích sự tác động của nhân tố nhận thức về thị trường, công nghệ, trình độ KTQT tác động đến thực hiện KTQTCL trong các DNSX Việt Nam.
Lý thuyết cấp trên (Upper echelons theory) 2.4.3.1 Nội dung lý thuyết
Theo nghiên cứu Hambrick và Manson (1984), ý tưởng trung tâm của lý thuyết cấp trên cho biết rằng tổ chức là sự phản ánh của các lãnh đạo cấp cao của đơn vị (gọi là
"cấp trên"). Lý thuyết thừa nhận rằng các đặc điểm cá nhân của lãnh đạo cấp cao ảnh hưởng đến các lựa chọn chiến lược của họ. Hambrick và Manson (1984) tiếp tục đưa ra giả thuyết rằng những lựa chọn chiến lược này giúp mô tả hiệu quả của một tổ chức. Lý thuyết được hình thành trên hai ý tưởng liên quan: (1) Hành động của nhà điều hành dựa trên cách giải thích cá nhân của họ về hoàn cảnh chiến lược mà họ phải đối mặt; và (2) những cấu trúc riêng lẻ này là một chức năng của tính cách, kinh nghiệm và giá trị.
Lãnh đạo cấp cao ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều trong nghiên cứu học thuật (Kaplan et al, 2012). Khung cấp trên đã đi kèm và rất có thể tạo nền tảng cho mối quan tâm ngày càng lớn này (Nielsen, 2010). Gần đây hơn, các học giả đã dựa trên lý thuyết này để đánh giá mối liên hệ giữa các đặc điểm của các giám đốc điều hành cao cấp với các hệ thống kiểm soát và KTQT (Hiebl, 2014).
2.4.3.2 Ứng dụng nội dung lý thuyết cấp trên vào sự ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTCL
Lý thuyết cấp trên dựa trên tính cách, kinh nghiệm và giá trị của lãnh đạo cấp cao giải thích các quyết định chiến lược của lãnh đạo khi phải đối mặt với tình huống cụ thể, cũng như giải thích sự ảnh hưởng đến các lựa chọn chiến lược. Hambrick và Manson (1984) nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của các lãnh đạo hàng đầu về “sự phức tạp về hành chính”, bao gồm một số thành phần chính: Các hệ thống lập kế hoạch chính thức toàn diện; Cấu trúc phức tạp; Thiết bị phối hợp; Dự toán chi tiết; và các chương trình bồi