Thành quả hoạt động của đơn vị

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Thành quả hoạt động của đơn vị

Lý thuyết QTCL đánh giá cao chức năng của hệ thống xác định hiệu quả và thực tiễn công tác chiến lược của đơn vị (Klovien và cộng sự, 2009). Theo Tuan Mat (2010, trang 43) lập luận rằng “Thành quả hoạt động có thể là một tiền đề hoặc một hệ số kết quả của kế toán quản trị và thay đổi tổ chức” Hiệu quả tài chính thấp là một nguyên nhân vì sao đơn vị thay đổi KTQT và các nhân tố thuộc về cơ cấu tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả (Laitinen, 2006).

Khung ngẫu nhiên về KTQT cho thấy các đơn vị có hệ thống KTQT thích hợp với các nhân tố ngẫu nhiên của đơn vị và thị trường, thì các đơn vị có khả năng thực hiện

tốt hơn (Otley, 1980; Chenhall, 2003). Nghiên cứu KTQT theo khung ngẫu nhiên sử dụng thành quả của đơn vị như một biến phụ thuộc (Chenhall và Langfield-Smith, 1998;

Chenhall, 2003). Hiệu quả là sản phẩm của sự phù hợp giữa hệ thống KTQTCL và môi trường tổ chức (các nhân tố ngẫu nhiên) (Cadez và Guilding, 2008) hoặc theo Jensen (2001) Thành quả là sự phù hợp giữa hệ thống KTQTCL, và các biến ngữ cảnh của tổ chức là nhân tố rất quan trọng của thành quả. Vì vậy, các tổ chức có thành quả hoạt động cao hay thấp đều do sự kết hợp nhiều hoặc ít hơn về các nhân tố ngữ cảnh và hệ thống KTQTCL (Cadez và Guilding, 2008). Nói cách khác, sự phù hợp tốt có nghĩa là tăng cường thành quả, nếu ít sự phù hợp khi kết hợp sẽ giảm hiệu quả (Chenhall, 2003).

Dorestani (2009) định nghĩa thành quả là một bộ các phương pháp đo lường các nhân tố quan trọng nhất cho sự thành công của đơn vị. Trong đề tài này tác giả điều tra tác động của KTQTCL có thực sự giúp các đơn vị cải thiện hiệu quả hay không. Vì thế, trong luận án này: Thành quả hoạt động được hiểu là mức độ đạt được mục tiêu của đơn vị. Theo quan điểm này, trong điều kiện của các DNSX, việc sử dụng các công cụ của KTQTCL cung cấp thông tin cho lãnh đạo chủ động hoạch định chiến lược nguồn lực của mình hiệu quả, nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm hao phí và kiểm soát chi phí trong qui trình sản xuất, đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng cao của người mua, từ đó hỗ trợ đơn vị hướng đến các mục tiêu đã thiết lập

Dưới sự hội nhập kinh tế, cùng với công nghệ làm cho bối cảnh thị trường của đơn vị không ngừng thay đổi, một số học giả đã phát triển hệ thống quản trị thành quả phản ánh sự biến động nhanh chóng của thị trường (Neely và cộng sự 2002) và đo lường tính thích hợp với mục tiêu. Đối với nguyên nhân “Môi trường kinh doanh luôn thay đổi” và “Phù hợp với mục tiêu”, các học giả đưa ra lời khuyên thay đổi khái niệm truyền thống về đo lường thành quả(Ojra, 2014). Do đó, các học giả cho rằng cần có một cách tiếp cận tổng thể trong việc đo lường thành quả.

Trong lý thuyết quản trị chiến lược, các đặc tính đa dạng của thành quả đã được thảo luận từ nhiều khía cạnh khác nhau (Alarcon và cộng sự, 2000). Một trong các quan

điểm này, lý thuyết đưa ra quyết định chiến lược nhấn mạnh sự cần thiết phân tích cả các chỉ số tài chính và phi tài chính (Robbin, 2005; Ojra, 2014). Phù hợp với logic này, khung ngẫu nhiên về thành quả ngày càng được ủng hộ để kiểm tra các yếu tố tài chính và phi tài chớnh trong hoạt động của đơn vị (Chenhall, 2003; Hwang, 2005; Hyvửnen, 2008;

Ojra, 2016). Theo cỏc bằng chứng trong lý thuyết (Hwang, 2005, Hyvửnen, 2008), thành quả tài chính và phi tài chính, được sử dụng như là các biện pháp truyền thống và phi truyền thống được nghiờn cứu (Hyvửnen, 2008, trang 13).

Trong quá trình khảo sát các nhân tố phi tài chính của các hoạt động trong thị trường không chắc chắn, Hoque (2005) đã lập luận rằng các phương pháp truyền thống phản ánh không đầy đủ thành quả bị tác động bởi thị trường biến động ngày nay. Trong nhiều năm, các khung về hiệu quả đã được các tổ chức dùng để phân tích hoạt động. Từ đầu thế kỷ XX, Dupont sử dụng một kim tự tháp tỷ số tài chính, liên kết một loạt các tỷ số tài chính để đánh giá hoàn vốn đầu tư như một phương pháp đo lường để xác định tình hình tài chính của một đơn vị cho các cổ đông (Dorestani, 2009). Những phương pháp truyền thống này, chỉ phản ánh ra các chỉ tiêu tài chính như thu nhập thuần hoặc lợi tức đầu tư, trọng tâm đo lường bị hạn chế, các chỉ số này có tính chất quá khứ và không phản ánh được đầy đủ hiệu quả của đơn vị.

Phương pháp hỗ trợ phân tích sự biến động của thị trường, được các đơn vị vận dụng là các chỉ tiêu phi tài chính. Thông qua cách kiểm soát năng lực cốt lõi của quá trình hoạt động đơn vị, các phương pháp này mang lại hiệu quả cao hơn, hỗ trợ lãnh đạo nhận định sự thay đổi trong thị trường. Đồng thời, giúp phân tích mức độ thực hiện mục tiêu so với hiệu quả của tổng thể (Kaplan & Norton, 1996). Kết luận trong bài báo của Baines et al (2003) tương đồng với quan điểm trên cho biết rằng hiệu quả của đơn vị liên quan đáng kể với sự tin cậy ngày càng tăng của chỉ số phi tài chính.

Theo Marr và Schiuma (2003) khẳng định phải thúc đẩy vai trò đo lường hiệu quả tại đơn vị. Để chứng minh nhu cầu này, một số học giả trong lĩnh vực quản trị đã nghiên cứu rất nhiều đề tài về quản trị chiến lược, quản trị nhân sự, Marketing, người mua, quản

trị hành vi, KTQT và kiểm soát và quản trị thành quả hoạt động (Marr & Schiuma, 2003;

Cadez & Guilding, 2008; Ojra, 2016; Alsoboa, 2015). Để đóng góp kiến thức về hiệu quả của DNSX, nghiên cứu này sẽ khảo sát các yếu tố tài chính và phi tài chính trong DNSX Việt Nam.

Tổng hợp các đề tài trước cho thấy các thước đo chính về thành quả tài chính bao gồm thị phần, lợi nhuận trên tài sản, lợi tức đầu tư, biên lợi nhuận, mức lợi nhuận (Tuan Mat, 2010; Ojra, 2014), trong khi các thước đo chính về hoạt động phi tài chính bao gồm thái độ của nhân viên và đạo đức, hoạt động của nhân viên, sự hài lòng của người mua, chất lượng hàng hóa / dịch vụ … (Ojra,2014; Alsoboa,2015).

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(292 trang)