CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM
1.2. Cơ sở thực tiễn về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1. Kinh nghiệm kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số tỉnh, thành phố
Theo mô hình quản lý thuế theo chức năng, kiểm tra thuế tại Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về NNT, trên cơ sở đó thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại NNT tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; sử dụng phân tích thông
tin để xác định đối tượng và nội dung cần kiểm tra; đảm bảo tính khách quan, công khai minh bạch trong kiểm tra NNT.
Công tác kiểm tra được thực hiện thống nhất trên toàn quốc theo quy trình đã nâng cao hiệu quả các cuộc kiểm tra, rút ngắn thời gian thực hiện, giảm bớt phiền hà cho DN. Từ đó đã phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của NNT góp phần chống thất thu NSNN; các kẽ hở trong cơ chế chính sách được phát hiện để kiến nghị sửa đổi.
1.2.1.1. Kinh nghiệm kiểm tra thuế của Chi cục thuế Thành phố Huế
Trong những năm gần đây, số hồ sơ thuế cần kiểm tra tại Chi cục thuế Thành phố Huế ngày càng tăng lên, tuy nhiên, tốc độ tăng số lượng hồ sơ kiểm tra năm 2019 so với năm 2017 không cao, chỉ tăng khoảng 5.6%. Số lượng hồ sơ tăng không cao là do năm 2019 là một năm khó khăn đối với các DNNVV, số lượng các DNNVV giải thể rất lớn, xấp xỉ bằng với số DN đăng ký kinh doanh trong năm 2019.
Trong tổng số 76.645 lượt hồ sơ khai thuế mà DNNVV đã nộp qua 3 năm:
Có 57.713 hồ sơ được chấp nhận sau kiểm tra, 5.531 lượt hồ sơ không được chấp nhận sau kiểm tra và 13.400 lượt hồ sơ chưa được kiểm tra chiếm tỷ lệ 17.56% trên tổng số hồ sơ khai thuế.
Nguyên nhân của việc không chấp nhận hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp sau kiểm tra là do nhiều doanh nghiệp chưa thực sự am hiểu hết các chính sách thuế cũng như chế độ kế toán. Mặt khác các DNNVV này không mấy quan tâm đến người làm công tác kế toán, thuê kế toán với mức lương thấp làm việc bán thời gian.
Một kế toán viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán nhưng cũng có thể nhận một lúc 4 đến 5 doanh nghiệp để làm kế toán, dẫn đến nhầm lẫn số liệu giữa công ty này và công ty kia. Ngoài ra việc kê khai thuế theo phần mềm KKHT người nộp thuế cũng có nhiều bất cập dẫn đến sai số học trong việc lập tờ khai thuế.
Điều này có thể do công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa thực sự cao. Nhưng có thể thấy rằng, số hồ sơ khai thuế không được chấp nhận đang có dấu hiệu giảm dần trong những năm gần đây, điều này cho thấy các DNNVV cũng đang dần hoàn thiện bộ máy kế toán tại DN của mình và công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT đang ngày càng trở nên hiệu quả hơn. Mặt khác, cũng có
thể là do trình độ cán bộ kiểm tra còn có những thiếu sót, dẫn đến tình trạng không phát hiện được những sai phạm trong hồ sơ khai thuế. Tuy nhiên, theo đánh giá về trình độ của cán bộ phòng kiểm tra thì các cán bộ kiểm tra là những người có kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ khá tốt nên tỷ lệ số hồ sơ sai phạm giảm theo thời gian có thể do việc thực hiện kê khai của NNT đang dần tốt hơn.
Tình hình thực hiện kiểm tra tại trụ sở NNT giai đoạn 2017-2019 đang có xu hướng tăng về số lượng DN phải tiến hành kiểm tra tại DN. Tỷ lệ số DN kiểm tra tại trụ sở NNT/ Tổng số DNNVV ngày càng tăng, tốc độ tăng tuy không nhanh nhưng cũng là dấu hiệu đáng lo ngại bởi điều này đi ngược với chủ trương kiểm tra thuế hiện nay là giảm thiểu công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT để tăng cường hơn công tác kiểm tra thuế tại trụ sở CQT. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào tình hình thực tế hiện nay khi mà các DNNVV gặp nhiều khó khăn, số lượng DNNVV tăng lên không nhiều như những năm trước, hơn nữa số thu NSNN giảm rõ rệt thì việc đẩy mạnh kiểm tra để truy thu số thuế mà các DNNVV đang có dấu hiệu trốn thuế, gian lận cũng cho thấy được sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ Chi cục thuế trong mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra và thu ngân sách được giao.
1.2.1.2. Kinh nghiệm kiểm tra thuế của Chi cục thuế thành phố Sơn La
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Chi cục thuế thành phố Sơn La đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 312 DN với số thuế truy thu và phạt 53 tỷ đồng, nộp ngân sách 26 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế GTGT 27 tỷ đồng, giảm lỗ 103 tỷ đồng.
Trong đó, kiểm tra tại trụ sở đối với 522 lượt DN, truy thu và phạt 35 tỷ đồng, tăng 48%, so với cùng kỳ năm trước, giảm khấu trừ thuế GTGT 31 tỷ đồng, giảm lỗ 24 tỷ đồng, nộp ngân sách 44 tỷ đồng. Kiểm tra tại cơ quan Thuế 5.258 hồ sơ khai thuế, số thuế kê khai bổ sung và ấn định được 31 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2018. Theo Chi cục thuế thành phố Sơn La, qua công tác kiểm tra trong 6 tháng đầu năm cho thấy, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có chuyển biến tích cực trong việc thực hiện các quy định về thuế ngày một đầy đủ và kê khai tốt. Ngoài ra, thông qua việc xử lý vi phạm về thuế đã tạo nên hiệu ứng tích cực trong việc kê khai và nộp thuế của các DN, nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của DN. Chi cục thuế thành phố Sơn La đã chỉ đạo các phòng tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm
tra chống thất thu. Phấn đấu kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan Thuế đạt 100% hồ sơ. Bên cạnh đó các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra đối với các DN có số thu lớn, các DN có thuế GTGT khai âm liên tục hoặc khai lỗ thuế TNDN, các DN có nhiều quyết định hoàn thuế, các DN có giao dịch liên kết hoặc chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng thương hiệu, dự án, bản quyền, các hành vi kinh doanh, mua bán hóa đơn bất hợp pháp để trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Ngoài ra, Chi cục thuế thành phố Sơn La yêu cầu các phòng kiểm tra, đội kiểm tra lập danh sách các DN có rủi ro cao về thuế. Tập trung kiểm tra sau hoàn thuế thuế đối với các hồ sơ kinh doanh nông, lâm;…
1.2.2. Bài học rút ra cho Chi cục thuế thành phố Lào Cai
Qua nghiên cứu kinh nghiệm kiểm tra thuế tại một số tỉnh của Việt Nam những nội dung có thể vận dụng để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra của Việt Nam nói chung và ở Chi cục Thuế thành phố Lào Cai nói riêng trong thời gian tới là:
Áp dụng các chuẩn mực trong kiểm tra để nâng cao hiệu quả, hiệu lực kiểm tra thuế: Xây dựng hệ thống tiêu chí phục vụ kỹ thuật phân tích, đánh giá hiệu quả kiểm tra. Đồng thời xây dựng các mô hình đánh giá hiệu quả kiểm tra theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và sắc thuế.
Áp dụng phương pháp phân tích rủi ro trong kiểm tra là một hướng quản lý hiện đại, tiên tiến nâng cao hiệu quả kiểm tra. Đồng thời, hết sức quan tâm đến khâu lập kế hoạch kiểm tra và vận dụng phương pháp chọn xác suất một tỷ lệ nhất định để thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên NNT.
Cơ cấu lại bộ phận kiểm tra thuế các cấp theo hướng chuyên môn hóa, hình thành các bộ phận chịu trách nhiệm một hoặc một vài khâu trong quy trình kiểm tra:
bộ phận chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích rủi ro, lập kế hoạch kiểm tra; bộ phận thực hiện kiểm tra và xác định thuế; bộ phận đặc biệt chịu trách nhiệm về phân tích ở những thông tin liên quan đến việc trốn thuế và điều tra tội phạm...
Chuẩn hóa quy trình kiểm tra thuế theo đối tượng nộp thuế (lớn, vừa). Ở các nước phát triển, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm phần lớn các hoạt động kinh tế của một quốc gia, nếu tập trung tiến hành kiểm tra thuế vào các đối tượng này sẽ
làm cho các doanh nghiệp này phải gánh chịu chi phí tuân thủ lớn, trong khi hiệu quả thu về cho CQT là không cao. Các doanh nghiệp nhỏ phải gánh chịu chi phí tuân thủ trên đầu người cao gấp năm lần đối với doanh nghiệp. Do đó cần tập trung vào kiểm tra các doanh nghiệp lớn, kinh doanh các mặt hàng nhạy cảm, được dư luận đặc biệt quan tâm, đem lại cả hiệu quả về kinh tế lẫn xã hội. Tuy nhiên đối với Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn, mang lại nguồn thu chủ yếu cho NSNN. Chính vì vậy cần tập trung kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp thuộc loại hình này.
Kiến nghị các cơ quan ban hành chính sách sửa đổi Luật Quản lý thuế: bổ sung chức năng điều tra cho kiểm tra thuế.
Chuẩn hoá lực lượng kiểm tra về số lượng và chất lượng (đạt ít nhất 30% tỷ lệ cán bộ kiểm tra /Tổng số cán bộ công chức). Tuyển chọn và bồi dưỡng cán bộ kiểm tra theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp.
Ứng dụng CNTT hỗ trợ kiểm tra: Xây dựng hệ thống tích hợp thông tin, dữ liệu từ DN và thông tin bên ngoài (Ngân hàng và tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý vốn, cơ quan Hải quan, hiệp hội ngành nghề, cơ quan thống kê, cơ quan công an...)
Quy định thời gian kiểm tra dài hơn để đảm bảo cán bộ kiểm tra có đủ thời gian thu nhập, phân tích thông tin và kiểm định nội dung phân tích.
CHƯƠNG 2