CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI
3.5. Đánh giá chung về thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế thành phố Lào Cai
3.5.1. Kết quả đạt được
Đối tượng kiểm tra được lựa chọn tương đối phù hợp với yêu cầu và mục đích của công tác kiểm tra.
Chi cục Thuế đã quyết tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN và NNT thực hiện nghĩa vụ thông qua các hoạt động của các đội thuế tại Chi cục Thuế TP. Lào Cai.
Hoạt động uỷ quyền – phân cấp để tạo thuận lợi cho các DN và người dân được triển khai, Chi cục Thuế phân cấp quản lý DN, quản lý thu lệ phí trước bạ và
thu khác cho đội tại chi cục và các đội liên phường xã, ban quản lý các chợ có quy mô lớn và vừa. Tiến độ triển khai phù hợp với lộ trình chuyển đổi nhân sự để tăng cường cho hoạt động thanh tra kiểm tra – nghiệp vụ hỗ trợ.
Luật quản lý thuế đã quy định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của NNT thông qua cơ chế tự tính – tự khai – tự nộp thuế; đề cao ý thức trách nhiệm, tính chủ động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NNT, bên cạnh đó, NNT có quyền giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy trình trong cơ chế phục vụ của cơ quan thuế; thể hiện tính công khai, minh bạch trong công tác quản lý thuế và các biện pháp xử lý vi phạm về thuế.
Công tác kiểm tra từng bước đã có sự chuyển hướng tập trung vào các chuyên đề với tinh thần nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra, đáp ứng yêu cầu cải cách của ngành, công khai minh bạch về chính sách thuế tạo sự công bằng giữa những NNT, các chuyên đề cụ thể như kiểm tra các chi nhánh công ty, các DN bán hàng không xuất hóa đơn, bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, các ngành nghề ăn uống, karaoke, ôtô, xe gắn máy, vật liệu xây dựng, tân dược, sữa, ….
Lãnh đạo Chi cục Thuế quan tâm chỉ đạo rất thường xuyên và cụ thể. Trong thông báo giao ban, lãnh đạo Chi cục Thuế hàng tuần đều chỉ đạo công tác kiểm tra. Lãnh đạo đội thông qua sơ kết, tổng kết định kỳ của chi cục thuế để xác định và cụ thể hóa phương hướng nhiệm vụ thời gian tới bằng cách lập kế hoạch công tác kiểm tra và chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm theo đúng định hướng của Chi cục Thuế; đồng thời bổ sung kế hoạch kiểm tra, điều hành công tác hàng tuần, hàng tháng theo chỉ đạo mới của Chi cục Thuế kịp thời
3.5.2. Những hạn chế
Nhìn vào thực trạng công tác kiểm tra thuế năm 2017 và năm 2019, mặc dù toàn hệ thống đã có cố gắng nhưng chưa theo kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế: Hội nhập kinh tế thế giới nhiều doanh nghiệp có vốn ĐTNN, nhiều lĩnh vực kinh tế mới, các cấp, các ngành, hỗ trợ thông tin trao đổi nghiệp vụ vẫn chưa chặt chẽ. Hệ thống kiểm tra thuế còn nhiều hạn chế cần khắc phục những hạn chế, hoàn thiện, nâng cao năng lực hoạt động của các đoàn kiểm tra thì mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
+ Về số lượng cuộc kiểm tra: Số lượng các đơn vị kiểm tra hàng năm còn
thấp, số lượng hồ sơ khai thuế được kiểm tra căn cứ tính thuế, số thuế phải nộp chưa đạt được kế hoạch đặt ra. Yêu cầu đặt ra là cán bộ thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế của 100% đơn vị thuộc phạm vi quản lý, nhưng thực tế mới chỉ kiểm tra được khoảng 20% hồ sơ khai thuế của NNT.
+ Số tiền thuế truy thu, xử phạt chưa tương xứng với mức độ vi phạm: Số tiền thuế truy thu, xử phạt qua kiểm tra có tăng qua các năm, tuy nhiên, số thuế truy thu và phạt tính trung bình cho 01 cuộc kiểm tra chỉ bằng 23 triệu đồng là còn thấp.
Điều này chưa phản ánh đúng với thực trạng khai sai, gian lận thuế của các DN trên địa bàn hiện nay.
+ Về thủ tục hồ sơ chưa hoàn toàn tuân thủ đúng quy định: Bảng phân tích thông tin người nộp thuế rất sơ sài chưa nói lên được trọng tâm kiểm tra thuế cần phải đi sâu vào nội dung gì; việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn kiểm tra là chưa rõ ràng cụ thể. Chưa có biên bản xác nhận số liệu kiểm tra của từng thành viên của đoàn với NNT.
+ Các văn bản lập trong kiểm tra thuế chưa chuẩn xác và chặt chẽ: Câu từ trong biên bản kiểm tra thuế thiếu chặt chẽ, không mạch lạc làm cho người đọc khó hiểu. Số liệu trong biên bản kiểm tra còn có những biên bản không chính xác. Có quyết định xử phạt vi phạm hành chính căn cứ chưa xác đáng đúng với các điều, khoản quy định trong pháp luật thuế.
+ Chất lượng công tác kiểm tra tại CQT chưa cao: trong 3 năm (2017- 2019) đã yêu cầu điều chỉnh lại tới 61 hồ sơ khai thuế.
+ Mức độ phát hiện gian lận thuế qua công tác kiểm tra tại trụ sở DN còn chưa cao: trong 3 năm, tỷ lệ DN kiểm tra tại trụ sở tuy có tăng qua các năm, nhưng còn thấp so với số DN quản lý.
+ Thời gian tiến hành một số cuộc kiểm tra còn kéo dài: nhiều cuộc kiểm tra còn kéo dài, chậm được kết luận. Đôi khi những vi phạm của NNT chưa được xử lý kịp thời, chưa dứt khoát thống nhất nội dung biên bản sau kiểm tra, đã vô tình tạo điều kiện cho một số NNT không có ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình, trông chờ ỷ lại vào sự nhắc nhở đốc thúc của cán bộ thuế.
+ Về thực hiện chế độ báo cáo: Lãnh đạo các đội, chưa quan tâm đúng mức đến công tác báo cáo thống kê.
+ Công tác đôn đốc thực hiện kết luận kiểm tra chưa tốt: kết quả đôn đốc nộp số thuế truy thu, phạt vi phạm hành chính qua kiểm tra còn chưa cao, trong 03 năm mới chỉ đôn đốc DN nộp được khoảng trên 80% số thuế truy thu và phạt vào ngân sách nhà nước
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những vấn đề tồn tại trong công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Chi Cục thuế TP Lào Cai do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Các Đội Kiểm tra thuế chưa có cơ sở vững chắc trong việc phân loại các DN có rủi ro cao để lập kế hoạch kiểm tra. Việc phân loại DN chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu kê khai thuế của NNT và tình hình tuân thủ nghĩa vụ thuế của đơn vị, chưa tìm hiểu chính xác thông tin về hoạt động của DN như quy mô, ngành nghề, quy trình sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động và chưa chú trọng đến việc phân tích báo cáo tài chính.
- Các phần mềm ứng dụng để thực hiện công tác phân tích sâu DN chưa được áp dụng tại Chi cục thuế TP. Lào Cai. Các cán bộ chịu trách nhiệm xử lý số liệu chưa cập nhật thường xuyên.
- Trình độ cán bộ kiểm tra vẫn còn hạn chế về mặt phân tích hồ sơ thuế và phân tích báo cáo tài chính, chưa có kinh nghiệm trong kiểm tra thuế, chưa cập nhật kịp thời chính sách thuế cũng như chế độ kế toán; trình độ kiểm tra thuế chưa tương xứng đối với các DN quy mô, đa ngành nghề.
Nhìn chung, công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế TP. Lào Cai thời gian qua đã giúp tăng cường và phát huy tính tự giác chấp hành, tự chịu trách nhiệm của NNT trong việc thực hiện đúng quy định của Nhà nước về kê khai, nộp thuế. Đồng thời thực hiện cải cách và hiện đại hoá công tác kiểm tra thuế góp phần tăng cường công tác quản lý cán bộ trong nội bộ ngành thuế.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế cần được khắc phục bằng những giải pháp, kiến nghị để ngày càng hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ
LÀO CAI