CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện chất lượng công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế thành phố Lào Cai
4.2.2 Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra thuế
Một là, xây dựng, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT phục vụ công tác kiểm tra thuế
Trong thời đại ngày nay, đối với chủ thể quản lý hoặc kinh doanh, thông tin càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động. Việc thu thập, đánh giá, so sánh, phân tích, xử lý thông tin để từ đó ra quyết định đúng đắn nhất, luôn được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết, một yếu tố không thể thiếu của chủ thể quản lý.
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đối với việc phân tích, đánh giá rủi ro phục
vụ quá trình lập kế hoạch kiểm tra tại cơ sở NNT, nhất thiết phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và thường xuyên được cập nhật theo hai dạng chính sau:
- Thông tin trực tiếp do CQT thu thập trực tiếp từ DN, do DN báo cáo với CQT hoặc qua theo dõi trực tiếp DN. Ví dụ như: Thông tin thu thập từ các tờ khai tháng, tờ khai quý, tờ khai quyết toán, báo cáo tài chính, hồ sơ giao dịch liên kết…
- Thông tin gián tiếp do CQT thu thập từ các nguồn ngoài CQT và doanh nghiệp – nguồn thông tin từ các bên thứ ba. Ví dụ như: Thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, đài phát thanh, internet. Qua tố cáo trong nội bộ doanh nghiệp hoặc từ các đối thủ cạnh tranh. Hay qua các cơ quan quản lý Nhà Nước…
Thông tin gián tiếp sẽ được CQT sử dụng để so sánh, đánh giá lại các thông tin trực tiếp.
Việc thu thập, xây dựng kho dữ liệu thông tin gián tiếp rất quan trọng vì các thông tin gián tiếp cho phép CQT đánh giá khách quan, toàn diện, thực tế tình hình tuân thủ pháp luật của NNT.
Hiện nay, việc xây dựng kho dữ liệu thông tin còn khá mới đối với CQT. Do đó CQT cần có sự hợp tác, học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến, có kinh nghiệm cũng như có sự định hướng cụ thể, hoạch định kế hoạch chi tiết cho việc xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác kho dữ liệu này.
Đồng thời, CQT cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức, những nguồn hợp tác, cung cấp thông tin cho CQT để xây dựng kho dữ liệu này như:
+ Cơ quan Hải quan: Cung cấp thông tin về hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn ĐTNN; Cung cấp, hỗ trợ thông tin về việc nộp thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu.
+ Tổng cục Thống kê: Các thống kê cụ thể về tình hình doanh nghiệp, các ngành nghề, khu vực kinh tế, vùng kinh tế, thông tin kinh tế ngành.
+ Bộ (Sở) Kế hoạch và Đầu tư: Cung cấp thông tin về tình hình đăng ký kinh doanh, những thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, số lượng doanh nghiệp, lượng vốn đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài, phối hợp xử lý các trường hợp DN bỏ trốn, mất tích và một số chỉ tiêu khác.
Tuy nhiên, để hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thuế hiệu quả, các thông tin đầy đủ và được cập nhật thường xuyên, CQT cần sớm thành lập một bộ phận chuyên trách thu thập và xử lý thông tin. Đồng thời, Nhà nước cũng cần luật hóa cơ chế sử dụng các thông tin do CQT thu thập trong công tác quản lý thuế nói chung và kiểm tra thuế nói riêng. Chỉ khi có một cơ quan chuyên thu thập xử lý thông tin, một cơ sở dữ liệu thuế đầy đủ, cập nhật kịp thời và một cơ chế, chính sách rõ ràng quy định việc sử dụng thông tin được khai thác từ cơ sở dữ liệu này thì hoạt động kiểm tra thuế mới thực sự phát huy sức mạnh.
Hai là, phát triển hệ thống phần mềm ứng dụng CNTT hỗ trợ công tác kiểm tra thuế
- Bổ sung phần mềm liên thông các phần mềm hiện có:
Đến thời điểm hiện nay, về cơ bản thì Chi cục Thuế TP Lào Cai đã có một số ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế như:
BCTC (quản lý báo cáo tài chính), TTR (quản lý thanh tra thuế), QLT(Hệ thống thông tin quản lý cấp cục), TINC (thông tin NNT), QHS(quản lý hồ sơ), QLCV (quản lý công văn)…).Tuy nhiên, mối liên thông dữ liệu cơ sở giữa các ứng dụng này chưa tốt, dẫn đến nhiều thông tin phải nhập lại, không tận dụng được nguồn dữ liệu đã có.
Ví dụ:
+ Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở NNT khi ban hành đã được cập nhật vào QLCV, nhưng nếu muốn theo dõi quá trình kiểm tra trên TTR (quản lý thanh tra thuế) thì phải nhập lại quyết định này.
+ Các dữ liệu trên báo cáo tài chính của DN đã được quét mã vạch từ chương trình hỗ trợ kê khai nhưng khi muốn có dữ liệu tại ứng dụng BCTC (quản lý báo cáo tài chính) thì cán bộ phải nhập lại thông tin.
Do vậy, cần thiết phải xây dựng phần mềm có chức năng liên thông, kết nối thông tin giữa các ứng dụng hiện có để khai thác triệt để nguồn tài nguyên thông tin, tránh lặp đi lặp lại các thao tác kỹ thuật gây mất thời gian và tránh được những sai sót trong quá trình nhập dữ liệu thủ công.
- Cần nhanh chóng xây dựng và tổ chức hướng dẫn sử dụng phần mềm phân tích rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra.
- Thường xuyên nâng cấp phần mềm tra cứu hoá đơn doanh nghiệp bỏ trốn để hỗ trợ cho công tác kiểm tra thuế.
- Hoàn thiện phần mềm hỗ trợ NNT qua mạng, xây dựng dữ liệu về thuế phục vụ cho việc hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về thuế.
- Nâng cấp cơ sở dữ liệu về NNT, các chỉ tiêu, đánh giá phân tích tình hình nộp thuế của NNT.