CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI
4.3. Một số đề xuất, kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế
Hiện nay, tại nhiều địa phương, Cơ quan Công an đã và đang triệt phá một số đường dây mua bán trái phép hoá đơn GTGT với quy mô lớn; tình trạng sai phạm liên quan đến chuyển giá, trốn thuế của các DN lớn cũng đã bị phát hiện. Qua đó cho thấy các vi phạm pháp luật thuế không chỉ ngày một gia tăng về số lượng mà còn ngày càng tinh vi, phức tạp do có sự cấu kết, móc nối giữa nhiều cá nhân, tổ chức, địa phương với nhau; một số trường hợp còn liên quan đến cá nhân, tổ chức ở các quốc gia khác, đặc biệt là hoạt động chuyển giá diễn ra có tổ chức, liên kết giữa các công ty liên doanh, liên kết, tập đoàn đa quốc gia.
Trong khi CQT mới chỉ dừng lại ở hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, phát hiện các dấu hiệu tội phạm về thuế mà không có thẩm quyền để trực tiếp chứng minh và khẳng định là tội phạm về thuế trước khi chuyển cho cơ quan công an điều tra, khởi tố đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Trong thực tế, các vụ án liên quan tới lĩnh vực thuế, khi chuyển sang cơ quan Công an, phải cần khá nhiều thời gian để nắm bắt lại vụ việc từ đầu sau đó mới thành lập được chuyên án để điều tra, thời gian điều tra, khởi tố vụ án thường kéo dài, song số vụ án được khởi tố từ hồ sơ của CQT chuyển sang có tỷ lệ rất thấp.
Để khắc phục tình trạng trên, đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế nghiên cứu báo cáo Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật QLT và các Luật liên quan trong đó bổ sung/giao quyền cho CQT có chức năng điều tra.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế. Trong đó cần tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp có sự kết nối thông tin giữa các ngành.
Đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế nghiên cứu và phân quyền cho các Cục Thuế tra cứu thông tin báo cáo tài chính của DN trên toàn quốc để phục vụ công tác QLT.
Đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, lĩnh vực nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy thanh tra, kiểm tra hiện nay.
4.3.2. Kiến nghị đối với Chi cục thuế thành phố Lào Cai
Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế, thời gian tới, Chi cục Thuế thành phố Lào Cai cũng cần tập trung tổ chức tốt công tác xử lý sau kiểm tra thuế;
Tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra thuế; tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các ngành có liên quan trong công tác kiểm tra thuế đối với các DN ngoài quốc doanh; Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành Thuế; Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền hỗ trợ các DN ngoài quốc doanh, nâng cao tính tuân thủ của NNT; Tiếp tục hoàn thiện chính sách cho hoạt động kiểm tra thuế; đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt…
Tổ chức hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra từng năm và triển khai công tác năm tới; Trong đó, chú trọng đúc rút, nhân rộng các mô hình thanh tra, kiểm tra thuế có hiệu quả. Triển khai giao nhiệm vụ cụ thể đến từng đoàn, đội gắn với động viên, thi đua, khen thưởng, phấn đấu hoàn thành thu NSNN.
Tham mưu cho ủy ban và chính quyền cùng cấp chỉ đạo các cơ quan ban ngành địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế đưa ra các giải pháp đề phòng, xử lý, ngăn chặn kịp thời đối với các hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
4.3.3. Kiến nghị đối với UBND thành phố Lào Cai
Các cơ quan hữu quan phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ huy động nguồn thu cho ngân sách.
Cần tăng cường phổi hợp, đẩy mạnh hợp tác giữa Đài phát thanh truyền hình tỉnh Lào Cai trong việc tuyên truyền, ban hành những chính sách mới về thuế.
Bám sát tình hình đặc điểm của từng DN thuộc khối DN nhỏ và vừa nhằm có những chính sách hỗ trợ kịp thời nhằm phát triển DN, có những định hướng giúp DN vượt qua những giai đoạn kinh doanh gặp khó khăn.