Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế thành phố lào cai (Trang 78 - 84)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI

3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế thành phố Lào Cai

3.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan

3.4.1.1. Chất lượng của công tác lập kế hoạch và chuẩn bị công tác kiểm tra

Bảng 3.10. Đánh giá công tác lập kế hoạch và chuẩn bị công tác kiểm tra thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế thành phố Lào Cai

STT NỘI DUNG Ý kiến đánh giá Trung bình ý kiến

Kết quả đánh giá 5 4 3 2 1

1

Công tác lập kế hoạch của CCT hiện nay là phù hợp

3 4 6 6 1 3,1 Bình thường

2

Hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp hoàn thiện, đầy đủ thông tin.

2 2 9 6 1 2,9 Bình thường

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Qua phân tích công tác lập kế hoạch kiểm tra, Chi cục Thuế Tp. Lào Cai đã có tiến bộ so với các năm trước. Song do còn thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu để phân tích đánh giá mức độ rủi ro về thuế cho nên việc lực chọn DN để đưa vào kế hoạch kiểm tra chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ và nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn, theo nhận xét chủ quan của cán bộ kiểm tra.

Công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế mặc dù có ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro nhưng phần lớn vẫn còn theo cảm tính và dựa trên kinh nghiệm của người làm kế hoạch, hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT chưa hoàn thiện. Hiện nay hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT phục vụ công tác kiểm tra còn chưa hoàn thiện hoặc lạc hậu, dữ liệu thiếu và không kịp thời (bảng kê mua vào, bán ra của DN, báo cáo tài chính),các thông tin khác về tình hình kinh doanh và lịch sử DN chưa đầy đủ,chậm thay đổi thông tin NNT, thông tin lạc hậu... chưa sát đúng với thực tế.

3.4.1.2. Tổ chức bộ máy cơ quan thuế

Cơ cấu bộ máy quản lý kiểm tra thuế tại các CCT nói chung và tại CCT Tp Lào Cai được tổ chức theo chức năng đơn thuần, điều này gây khó khăn trong việc đảm bảo mục tiêu thu NSNN với sự tuân thủ tự nguyện cao nhất của đối tượng nộp thuế do:

- Mỗi bộ phận chức năng thiếu sự chuyên môn hoá vào phục vụ cho các nhóm khách hàng theo mức độ tuân thủ thuế, theo nhu cầu và đặc điểm.

- Thiếu nhân lực chuyên môn hoá để đáp ứng phục vụ cho nhu cầu cao và phức tạp của các NNT quy mô lớn, thiếu nhân lực để phục vụ cho số lượng NNT quy mô nhỏ, hộ kinh doanh cá thể ngày càng tăng lên.

- Không tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để phục vụ NNT và thực hiện các kế hoạch quản lý thu thuế.

- Trách nhiệm của các Chi cục trưởng vượt quá khả năng của họ trong việc đảm bảo sự tuân thủ thuế cao nhất của NNT trên địa bàn để hoàn thành kế hoạch kiểm tra thuế được giao.

Bảng 3.11. Đánh giá cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế của các DNNVV

TT NỘI DUNG

Ý kiến đánh giá Trung bình ý kiến

5 4 3 2 1

1

Cơ quan thuế có cơ cấu tổ chức rõ ràng, doanh nghiệp biết phương thức để liên hệ công tác thuế

40 57 90 78 26 3,02

2 Tỷ lệ (%) 13,7 19,6 30,3 26,8 9,6 -

3 Kết quả đánh giá Bình thường

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Theo kết quả điều tra đánh giá cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế của các DNNVV cho thấy Chi cục thuế Tp. Lào Cai được tổ chức khá rõ ràng, được thông báo cụ thể đến các doanh nghiệp, nên nhiều doanh nghiệp biết được phương thức để liên lạc với cán bộ quản lý thuế của đơn vị mình. Tuy nhiên, do Chi cục Thuế thường xuyên có sự luân chuyển quản lý giữa các cán bộ thuế để đảm bảo khách

quan, minh bạch trong công tác kiểm tra thuế. Nên đôi khi việc chuyển giao này chưa được thông báo kịp thời đến các doanh nghiệp dẫn đến khó khăn trong việc liên hệ thực hiện kịp thời các thủ tục liên quan đến thuế của DNNVV.

Bảng 3.12. Đánh giá tổ chức bộ máy và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế của cán bộ kiểm tra thuế

STT NỘI DUNG

Ý kiến đánh giá Trung bình ý kiến

Kết quả đánh giá 5 4 3 2 1

1 Bộ máy quản lý có chức năng riêng biệt, không chồng chéo

4 3 6 5 2 3,05 Bình thường

2

Bộ máy quản lý có sự phối hợp thống nhất chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong công tác kiểm tra thuế

2 5 9 3 1 3,2 Bình thường

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Theo kết quả điều tra đánh giá cơ chế quản lý thuế thông qua ý kiến của cán bộ kiểm tra thuế (bảng 3.12) cho thấy Bộ máy quản lý có chức năng riêng biệt, không chồng chéo được đánh giá ở mức yếu, điều này cho thấy bộ máy quản lý thuế còn chồng chéo.

Như vậy, trong mô hình quản lý thuế theo chức năng tại CCT Tp. Lào Cai, sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng trong nội bộ cơ quan thuế chưa chặt chẽ.

Chưa có sự kết hợp hiệu quả giữa các phòng chức năng trong công tác chuyên môn.

Phòng kê khai kế toán thuế, phòng quản lý nợ và cưỡng chế thuế còn chưa hợp tác trong vấn đề về số liệu kê khai và chốt nợ đọng làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác kiểm tra thuế. NNT khi có vấn đề phát sinh thường phải làm việc cùng lúc với nhiều phòng, nhiều cán bộ để giải quyết một công việc. Nhiều trường hợp khi phân tích dữ liệu để kiểm tra thuế tại cơ sở NNT, cán bộ quản lý thu thuế phải đi lấy tài liệu từ phòng kiểm tra. Nếu phát hiện số liệu chưa chính xác lại làm việc với phòng kê khai kế toán thuế... làm giảm hiệu quả công việc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác kiểm tra của CCT Tp. Lào Cai thời gian qua.

3.4.1.3. Trình độ và đạo đức của người đứng đầu cơ quan thuế

Thủ trưởng cơ quan thuế có vai trò quan trọng trong việc phê duyệt kế hoạch, chỉ đạo, đôn đốc các phòng ban thực hiện đầy đủ và đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Qua đánh giá, tổng kết từ phiếu điều tra của 291 DNNVV, thu được kết quả như sau:

Bảng 3.13. Đánh giá về trình độ và đạo đức của người đứng đầu cơ quan thuế T

T NỘI DUNG

Ý kiến đánh giá Trung

bình ý kiến

5 4 3 2 1

1

Người đứng đầu cơ quan thuế có trình độ và đạo đức tốt

81 40 128 26 16 3,49

2 Tỷ lệ (%) 27.84 13.75 43.99 8.93 5.50 -

3 Kết quả đánh giá Tốt

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Chi cục trưởng Chi cục thuế TP. Lào Cai hiện nay là ông Đỗ Thanh Hiệp Học vị: Thạc sĩ Quản lý kinh tế

Ngạch công chức: 06.038 (Kiểm tra viên thuế) Trình độ:

- Chuyên môn: Thạc sĩ Quản lý kinh tế.

- Ngoại ngữ: Tiếng Anh chuẩn đầu ra bậc 3/6 (tương đương B1 khung Châu Âu)

- Tin học: Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản. Đạt chuẩn theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT

Ông Đỗ Thanh Hiệp là người có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, xuất thân từ cán bộ kiểm tra thuế và luân chuyển nhiều công tác trong Chi cục thuế nên luôn nắm vững các hoạt động của các phòng ban trong Chi cục. Hơn nữa, chi cục trưởng chi cục Thuế kiêm nhiệm Bí thư Đảng ủy chi bộ, là người luôn gương mẫu trong đời sống, phẩm chất, đạo đức, làm gương cho toàn chi cục thuế kiên định thực hiện nhiệm vụ của mình.

3.4.1.5. Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra thuế Biên chế đến 31/12/2019: 85 cán bộ công chức: Trong đó: Công chức 79 đồng chí; Hợp đồng theo Nghị định 68: 06 đồng chí.

Số cán bộ công chức có trình độ Thạc sỹ là: 04 đồng chí; Trình độ đại học là:

47 đồng chí; Cao đẳng: 3 đồng chí; Trung cấp: 31 đồng chí.

- Tổ chức bộ máy:

+ Lãnh đạo Chi cục: 04 đồng chí: (Chi cục trưởng là 01 đồng chí; Phó Chi cục trưởng là 03 đồng chí);

- Có 09 Đội thuế gồm có:

1. Đội Hành Chính- Nhân sự - Tài Vụ - Quản trị - Ấn Chỉ: 18 đ/c 2. Đội Kê khai – Kế toán thuế - Tin học – Nghiệp vụ - Dự toán: 09 đ/c 3. Đội Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế - Trước bạ - Thu khác: 11 đ/c 4. Đội Kiểm tra thuế số 1: 10 đ/c

5. Đội kiểm tra số 2: 10 đ/c

6. Đội Thuế liên phường, xã: Cốc Lếu – Duyên Hải – Đồng Tuyển: 06 đ/c 7. Đội Thuế liên phường, xã: Lào Cai – Phố Mới – Vạn Hòa: 07 đ/c 8. Đội Thuế liên phường: Kim Tân – Bắc Cường: 07 đ/c

9. Đội Thuế liên phường, xã khu vực phía Nam: 07 đ/c

Nhân sự làm công tác kiểm tra, quản lý trực tiếp các DN còn mỏng so với yêu cầu quản lý (18 cán bộ kiểm tra năm 2017; 20 cán bộ kiểm tra năm 2019) phải thực hiện quản lý 1.073 DN vào năm 2018. Mỗi 1 năm chỉ kiểm tra được tối đa gần 100 DN trong khi thời hiệu xử phạt các vi phạm về thuế tối đa là 5 năm. Nếu DN không được kiểm tra trong phạm vi 5 năm thì các sai phạm về thuế sẽ không được phát hiện, không thực hiện được việc xử phạt dẫn tới thất thu thuế. Để hoàn thành việc kiểm tra tại trụ sở đối với 100% DN do CCT Tp Lào Cai quản lý như hiện nay thì phải mất tới 10 năm có nghĩa có đến 50% số DN không được kiểm tra, kịp thời phát hiện sai phạm về thuế.

Năng lực cán bộ thuế chưa đồng đều; đa số chỉ có chuyên môn về quản lý thuế chuyên ngành (kê khai, quyết toán thuế, nợ thuế,…) không có chuyên môn sâu về nghiệp vụ kế toán dẫn tới không phát hiện được các gian lận về mặt hạch toán kế toán.

Bảng 3.14. Đánh giá chất lượng cán bộ kiểm tra thuế thông qua ý kiến của công chức thuế

STT NỘI DUNG

Ý kiến đánh giá Trung bình ý kiến

Kết quả đánh giá 5 4 3 2 1

1

Cán bộ thuế có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt

4 1 8 5 2 3 Bình thường

2

Cán bộ thuế có trình độ sử dụng tốt phần mềm quản lý

3 5 9 3 1 3.3 Bình thường

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Bảng 3.15. Đánh giá về trình độ và đạo đức của cán bộ kiểm tra thuế T

T NỘI DUNG

Ý kiến đánh giá Trung bình ý kiến

5 4 3 2 1

1 Cán bộ kiểm tra thuế có trình

độ cao và đạo đức liêm chính 40 69 142 36 4 3,36

2 Tỷ lệ (%) 13.75 23.71 48.80 12.37 1.37 -

3 Kết quả đánh giá Bình thường

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) 3.4.1.6. Sự nghiêm minh trong việc xử lý vi phạm

Bảng 3.16. Đánh giá về sự nghiêm minh trong việc xử lý vi phạm

TT NỘI DUNG Ý kiến đánh giá Trung bình

ý kiến

5 4 3 2 1

1 Các vi phạm về thuế được chi

cục xử lý nghiêm minh 38 76 133 39 5 3,35

2 Tỷ lệ (%) 13.06 26.12 45.70 13.40 1.72 -

3 Kết quả đánh giá Bình thường

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Điểm đánh giá bình quân về chất lượng công tác kiểm tra là 3,35. Trong đó, DN thuộc ngành khác đánh giá ở mức cao nhất là (4,0), trong khi đó các DN hoạt động Dịch vụ cho rằng chỉ ở mức dưới trung bình (3,0). Với mức ý nghĩa <5% cho thấy có sự khác biệt trong việc đánh giá về chất lượng công tác kiểm tra thuế giữa 5 nhóm đối tượng doanh nghiệp .

Phỏng vấn sâu các đối tượng, chất lượng công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ đạt được mức độ trung bình là do:

- Tỉ lệ số lượt hồ sơ đã kiểm tra trong tổng số lượt hồ sơ phải kiểm tra có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy có nhiều hồ sơ không được kiểm tra tại CQT, tạo nên lỗ hổng lớn trong công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp.

- Tỷ lệ số lượt hồ sơ kiểm tra tại bàn phát hiện rủi ro, nghi vấn phải điều chỉnh bị ấn định hàng năm chiếm tỷ lệ rất thấp và có xu hướng giảm.

Nhìn toàn diện, chất lượng của các cuộc kiểm tra chưa thật sự tốt. Một số ý kiến cho rằng, nội dung các cuộc kiểm tra còn sơ sài; còn tình trạng biên bản lập không đúng quy định; khả năng phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính doanh nghiệp của các cán bộ kiểm tra còn hạn chế đã ảnh hưởng đến chất lượng biên bản kiểm tra, quyết toán thuế. Thời gian kiểm tra tại trụ sở NNT còn kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế thành phố lào cai (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)