Kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Khóa luận kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần quản lý đường bộ và xây dựng công trình thừa thiên huế (Trang 22 - 26)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

1.2. Nội dung và phương pháp hạch toán nguyên vật liệu

1.2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu

1.2.1.1Phương pháp ghi thẻ song song a) Quy trình thực hiện

Theo phương pháp này thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất NVL để ghi“Thẻ kho”(mở theo từng danh điểm trong từng kho). Kế toán NVL nhập, xuất NVL để ghi số lượng và tính giá tiền nguyên vật liệu nhập, xuất vào“Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu” (tương ứng với mởthẻ kho). Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên“Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu” với “Thẻ kho” tương ứng do thủ kho mang đến, cùng lúc đó từ “Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu”, kế toán lấy số liệu ghi vào“Bảng tổng hợp xuất – nhập tồn vật liệu”theo từng danh điểm, từng loại nguyên vật liệu để so sánh với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ1.1: Quy trình thc hiện phương pháp ghi thẻsong song b) Ưu điểm

Phương pháp này rất đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót, đồng thời cung cấp chính xác, đầy đủ thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng danh điểm nguyên vật liệu một cách nhanh chóng.

c) Nhược điểm

Phương pháp này chỉ sử dụng được khi doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu.

Bảng tổng hợp N-X-T vật liệu Thẻkho

SổKT chi tiết vật liệu

Chứng từnhập Chứng từxuất

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.2.1.2 Phương pháp đối chiếu luân chuyển a) Quy trình thực hiện

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ1.2: Kếtoán chi tiết NVLtheo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyn Theo phương pháp này, kế toán chỉ mở “Sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu”theo từng kho, đến cuối kỳ dựa trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất theo từng danh điểm nguyên vật liệu và theo từng kho, kế toán lập “Bảng kê nhập vật liệu”,“Bảng kê nhập vật liệu”và dựa vào các bảng kê đã lập để ghi vào“Sổ luân chuyển nguyên vật liệu”. Khi nhận được thẻ kho, kế toán tiến hành đối chiếu tổng lượng nhập, xuất của từng thẻ kho với “Sổ luân chuyển nguyên vật liệu”, đồng thời từ “Sổ luân chuyển nguyên vật liệu” để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu.

b) Ư u điểm

- Phương pháp này làm giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép của kếtoán.

- Áp dụng đối với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm nguyên vật liệu và số lượng chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu.

Chứng từnhập

Thẻkho

Chứng từxuất Bảng kê xuất VL

Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê nhập VL

Kếtoán tổng hợp

Trường Đại học Kinh tế Huế

c) Nhược điểm

Vì dồn công việc ghi sổ, kiểm tra đối chiếu vào cuối kỳ, nên trong trường hợp số lượng chứng từ nhập, xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu khá nhiều thì công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn và hơn nữa là ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán.

1.2.1.3 Phương pháp số dư

Ghi cuối tháng

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ1.3: Kếtoán chi tiết NVLtheo phương pháp số dư

a) Quy trình thực hiện

- Theo phương pháp này, thủ kho ngoài việc ghi “Thẻ kho” như các phương pháp trên thì cuối kỳ còn phải ghi số lượng nguyên vật liệu tồn kho từ “Thẻ kho”vào“Sổ số dư”

- Kế toán dựa vào số lượng nhập, xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu đã được tổng hợp từ các chứng từ nhập, xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra các kho theo định kỳ kiểm tra 3, 5 hoặc 10 ngày một lần (kèm theo“Phiếu giao nhận chứng

Chứng từnhập

Thẻkho

Chứng từxuất

Sổsố dư

Phiếu giao nhận chứng từ

nhập Bảng lũy kếN-

X-T kho vật liệu Phiếu giao nhận chứng từ

xuất

Bảng tổng hợp N-X-T kho vật

liệu Kếtoán tổng

hợp

Trường Đại học Kinh tế Huế

từ”) và giá hạch toán để trị giá thành tiền nguyên vật liệu nhập xuất theo từng danh điểm, từ đó ghi vào“Bảng lũy kê nhập, xuất, tồn”(bảng này được mởtheo từng kho).

Cuối kỳ tiến hành tính tiền trên“Sổ số dư”do thủ khochuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm nguyên vật liệu được ghi tên “Sổ số dư”với tồn kho trên “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn”. Từ “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn” kế toán lập bảng tổng hợp nhâp, xuất tồn vật liệu để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp về vật liệu.

b) Ưu điểm

- Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lặp và dàn đều công việc ghi sổ trong kỳ, nên không bị dồn việc vào cuối kỳ.

- Áp dụng cho những doanh nghiệp có nhiều danh điểm nguyên vật liệu và đồng thời số lượng chứng từ nhập xuấtcủa mỗi loại khá nhiều.

c) Nhược điểm

Tuy nhiên, việc kiểm tra, đối chiếu và phát hiện sai sót gặp nhiều khó khăn vì vậy đòi hỏi nhân viên kế toán và thủ kho phải có trìnhđộ chuyên môn cao.

Một phần của tài liệu Khóa luận kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần quản lý đường bộ và xây dựng công trình thừa thiên huế (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)