PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
1.2. Nội dung và phương pháp hạch toán nguyên vật liệu
1.2.3. Kế toán các nghiệp vụ khác
1.2.3.2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Với nền kinh tế thị trường như hiện nay việc lập dự phòng là rất cần thiết để hạn chếrủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Dựphòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá vật tư thành phẩm, hàng hóa tồn kho trong năm kếhoạch.
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC của BTC quy định nguyên tắc lập dựphòng giảm giá hàng tồn kho như sau:
- Việc trích lập dự phòng và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện vào thời điểm khóa sổkế toán đểlập báo cáo tài chính năm.
- Khoản dự phòng được nói trên được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn bù đắp khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trịvật tư hàng hóa không cao hơn giá cảtrên thị trường hoặc giá trịcó thểthu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
- Căn cứvào biến động thực tế về giá hàng tồn kho doanh nghiệp chủ động xác định mực dựphòng cho phù hợp, sửdụng từng khoản dựphòngđúng mục đích.
- Đối tượng lập dựphòng là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất, vật tư, thành phẩm, hàng hóa mà giá trên thị trường thấp hơn giá đang hạch toán trên sốkế toán.
a)Phương pháp lập dựphòng:
Doanh nghiệp xác định mức dựphòng theo công thức:
Mức dự phòng giảm
giá vật tư hàng hóa cho năm kếhoạch
=
Lượng vậttư hàng tồn kho giảm giá tại thời điểm lập
BCTC năm
*
Giá hạch toán trên sổ
kếtoán -
Giá thực tếtrên thị trường tai thời
điểm lập BCTC năm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Việc lập dựphòng phải tiến hành riêng cho từng hàng hóa vật tư bịgiảm giá và tổng hợp toàn bộkhoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp vào bản kê chi tiết. Từ bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
b) Xửlý các khoản dựphòng:
Đến cuối năm, nếu doanh nghiệp có tồn kho bị giảm giá trị ghi trên sổkế toán, thì phải trích lập dựphòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho như sau:
- Nếu dựphòng trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư tài khoản dự phòng năm trước đã trích, thì doanh nghiệp không phải trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Nếu dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư dự phòng giảm giá vật tư đã trích năm trước thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh.
- Nếu dự phòng giảm giá phải trích lập thấp hơn số dư dự phòng giảm giá vật tư đã trích năm trước thì doanh nghiệp phải hoàn nhập vào thu nhập khác phần chênh lệch giữa số dư khoản dự phòngđã trích lập năm trước, với số dư dự phòng cho năm kếhoạch.
- Thời điểm hoàn nhập dự phòng, và lập dự phòng mới được tiến hành tại thời điểm khóa sổkế toán đểlập báo cáo tài chính.
c) Tài khoản kếtoán sửdụng:
TK 159 – “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” tài khoản này được sử dụng để trích lập, và hoàn nhập dựphòng hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Kết cấu tài khoản 159
Bên Nợ: Giá dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi âm giảm giá vốn hàng bán.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bên Có: Giá dựphòng giám giá hàng tồn kho đã lập đã trích lập bổ sung tính vào giá vốn hàng bán.
Số dư bên Có: Giá trịdựphòng giảm giá hàng tồn kho cuối kỳhạch toán.
d)Phương pháp kếtoán dựphòng giảm giá hàng tồn kho:
Trường hợp cuối niên độkếtoán, nếu giá thị trường của hàng tồn kho thấp hơn giá ghi sổ, đang có chiều hướng sụt giảm, phải lập dự phòng về mức giảm giá hàng tồn kho cho từng đối tượng:
NợTK 632–Mức trích lập
Có TK 159–Dựphòng giảm giá hàng tồn kho.
Nếu cuối niên độ tiếp theo, nếu giá thị trường của hàng tồn kho vẫn tiếp tục thấp hơn giá ghi sổ, có chiều hướng sụt giảm thêm, phải lập dựphòng bổsung vềmức giảm giá hàng tồn kho cho từng đối tượng:
NợTK 632–Mức trích thêm.
Có TK 159–Dựphòng giảm giá hàng tồn kho (lập bổsung).
Nếu cuối niên độ tiếp theo, nếu giá thị trường của hàng tồn kho không thấp hơn giá ghi sổhoặc không cao như mức dựphòng năm trước đã lập, kếtoán phải hoàn nhập lại dự phòng đã lập về mức giảm giá hàng tồn kho cho từng đối tượng theo mức chênh lệch giữa số dư đã lập với sốphải lập:
NợTK 159–phân chênh lệch Có TK 632.
Trường Đại học Kinh tế Huế