PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
1.2. Nội dung và phương pháp hạch toán nguyên vật liệu
1.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
1.2.2.1. Kế toán tổng hợp về nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi thường xuyên, liên tục biến động nhập, xuất, tồn vật liệu trên sổ kế toán. Sử dụng phương pháp này có thể tính được giá trị vật tư nhập, xuất, tồn tại bất kỳthời điểm nào trên sổ tổng hợp. Trong phương pháp này, tài khoản NVL được phản ánh theo đúng nội dung tài khoản tài sản.
a) Tài khoản kế toán sử dụng
TK 151: “Hàng mua đang đi đường” phản ánh trị giá của các loại hàng hóa, vật tư (nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; hàng hóa) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu
Trường Đại học Kinh tế Huế
của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi, kho ngoại quan hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờkiểm nhận nhập kho.
Kết cấu TK 151 như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá hàng hóa, vật tư đã muađang đi đường;
- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng vật tư mua đang đi đường cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
- Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng;
- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường (chưa về nhập kho doanh nghiệp).
TK 152: “Nguyên vật liệu”phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại NVL trong kho của doanh nghiệp.
Kết cấu của TK 152 như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi gópvốn;
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;
- Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ:
Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà tài khoản 152 có thể chi tiết thêm các tài khoản nhỏ để có thể quản lý NVL chặt chẽ và chi tiết.
TK 152 Nguyên vật liệu
TK 1521 Nguyên vật liệu chính TK 1522 Nguyên vật liệu phụ TK 1523 Nhiên liệu
TK 1524 Phụ tùng thay thế
TK 1525 Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản TK 1526 Vậtliệu khác
Ngoài ra còn các tài khoản liên quan khác như TK 331, TK 621, TK 627, TK 642, TK 111, TK 112, TK 133…
Trường Đại học Kinh tế Huế
b)Phương pháp kế toán
Trình tự kế toán được phản ánh qua sơ đồ sau:
Sơ đồ1.4: Kếtoán tổng hợp vềnguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
111,112,141,
331,151 152
Nhập kho
Nếu được 133 khấu trừthuế
GTGT
154
NVL gia công, chếbiến xong nhập kho 3333
Thuếnhập khẩu hàng nhập khẩu phải nộp 3332
Thuế TTĐB NVL nhập (nếu có) 3338
Thuếbảo vệ môi trường NVL sản xuất hoặc nhập
khẩu (nếu có) 441
Nhận góp vốn bằng NVL
621,627,641,642, 241
NVL đã xuất sửdụng không hết nhập lại kho 154
Phếliệu nhập kho
338 (3381)
NVL phát hiện thừa khi kiểm kê chờxửlý
621,623,627,641, 642,241 Xuất dùng cho SXKD, XDCB
221, 222 Xuất góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên
kết bằng NVL
811 Chênh lệch giá đánh giá lai nhỏ hơn giá trị
ghi sổcủa NVL Chênh lệch giá đánh
giá lại lớn hơn giá trị ghi sổNVL 711
154 Xuất NVL thuê ngoài gia công, chếbiến
111,112,331 Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua,
trảlại hàng mua 133
ThuếGTGT
632 NVL xuất bán, NVL dùng đểmua lại phần
vốn góp
Giá trịNVLứ đọng, không cần dung khi thanh lý, nhượng bán
NVL hao hụt trong định mức
138 (1381) NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê chờxửlý
Trường Đại học Kinh tế Huế
1.2.2.2. Kếtoán tổng hợpnguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp KKĐK là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên về tình hình nhập, xuất, tồn của các loại vật liệu trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳvà cuối kỳcủa chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. Từ đó, xác định lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và cho các mục đích khác trong kỳtheo công thức.
a) Tài khoản sử dụng
* TK 611 “ mua hàng” (tiểu khoản 6111 “ Mua nguyên liệu, vật liệu”). Dùng để phản ánh tình hình thu mua, tăng giảm nguyên vật liệu, công cụ...theo giá thực tế (giá mua và chi phí thu mua).
* Kết cấu TK 611.
Bên Nợ:
- Trị giá vốn thức tế của hàng mua, hàng bán bị trả lại nhập kho.
- Kết chuyển trị giá vốn của hàng tồn đầu kỳ ( theo kết quả kiểm kê) từ TK 152 sang.
Bên Có:
- Trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho, hàng mua trả lại và giảm giá hàng mua.
- Kết chuyển trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ ( theo kết quả kiểm kê) sang TK 152, TK 611 không có số dư.
TK 611 có 2 tài khoản cấp 2.
TK 6111: Mua nguyên liệu, vật liệu.
TK 6112: Mua hàng hoá.
* TK 152: “ Nguyên liệu, vật liệu” dùng để phản ánh giá trị thực tế nguyên liệu, vật liệu tồn kho chi tiết theo từng loại.
Khác với phương pháp kê khai thường xuyên đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán theo phương pháp KKĐK thì hai tài khoản 151, 152 không để theo dõi tình hình nhập
Trường Đại học Kinh tế Huế
xuất trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển giá trị thực tế vật liệu và hàng mua đang đi đường vào lúc đầu kỳ, cuối kỳ vào TK 611 “ mua hàng”.
Kết cấu TK 152:
Bên Nợ:Giá trị NVL thực tế tồn kho cuối kỳ.
Bên Có: Kết chuyển giá trị thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ sang TK 611.
DựNợ:Giá trị thực tế vật liệu tồn kho.
* TK 151: “ Hàng mua đang đi đường” dùng để phản ánh trị giá số hàng mua ( thuộc sở hữu của đơn vị) nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người bán, chi tiết theo từng loại hàng, từng người bán.
Kết cấu TK 151.
Bên Nợ:Giá trị thực hàng đang đi đường cuối kỳ.
Bên Có: Kết chuyển giá trị thực tế hàng đang đi đường đầu kỳ.
DưNợ:Giá trị thực tế hàng đang đi đường.
* Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như: 133, 331, 111, 112...cáctài khoảnnày có nội dung và kết cấu giống như phương pháp KKTX.
Trường Đại học Kinh tế Huế
b)Phương pháp hạch toán