Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Tiểu học
1.4.4. Chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Tiểu học
Chỉ đạo là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm hoạt động dạy học diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Chức năng chỉ đạo trong quản lí HĐ dạy học là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lí dạy học và góp phần tạo nên chất lượng, hiệu quả cao cho hoạt động này. Chỉ đạo có vai trò cùng với chức năng tổ chức để hiện thực hóa mục tiêu của hoạt động dạy học trong nhà trường.
Để việc thực hiện kế hoạch dạy học nói chung và dạy học môn Tự nhiên và xã hội nói riêng theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong nhà trường tiểu học
được hiệu quả, đáp ứng mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức của hoạt động dạy học theo chương trình GDPT mới, Hiệu trưởng cần thực hiện một số công việc như:
- Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền cho đội ngũ CBQL, giáo viên, cho cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác, nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ của mình trong thực hiện hoạt động dạy học theo chương trình GDPT mới, từ đó giúp họ tự giác tham gia tổ chức hoạt động dạy học và hỗ trợ nhà trường tổ chức hoạt động này;
đảm bảo, thống nhất các nguyên tắc, hình thức và phương pháp dạy học theo chương trình GDPT mới;
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học môn TN&XH một cách đầy đủ, thống nhất; trên cơ sở đó, CBQL nhà trường trực tiếp hoặc chỉ đạo cán bộ thực hiện tốt công tác quản lí hoạt động của GV.
- Chỉ đạo GV thực hiện DH môn Tự nhiên và xã hội thông qua các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung môn học, đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới.
- Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
+ Chỉ đạo dự giờ, kiểm tra chuyên môn giáo viên, Chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh theo yêu cầu chương trình GDPT mới;
+ - Chỉ đạo thực hiện hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng; hướng dẫn học sinh khai thác vốn sống, kinh nghiệm bản thân vào hoạt động học tập;
- Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn: Đảm bảo thực hiện đúng chế độ hội họp;
điều hành giáo viên của tổ thực hiện các hoạt động dạy học theo CTGDPT mới; đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Chỉ đạo tăng cường khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trong tổ chức hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo yêu cầu chương trình GDPT mới.
- Chỉ đạo phối hợp với gia đình và các lực lượng bên ngoài nhà trường trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội.
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học
Kiểm tra là một trong các chức năng của người làm quản lí, không phân biệt
học nói riêng. Kiểm tra là chức năng cuối cùng của một quá trình quản lí đồng thời chuẩn bị cho một quá trình quản lí tiếp theo.
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học gắn liền với công việc của cán bộ quản lí, giáo viên ở trường tiểu học và thông thường theo một số hướng chủ yếu sau:
+ Kiểm tra để theo dõi để cho hoạt động DH phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục của nhà trường và sự phân công của cấp trên.
+ Kiểm tra để quan sát, bảo đảm nhiệm vụ được giao có đủ điều kiện thực hiện, phù hợp với thực tế hay không. Kiểm tra để hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động DH kịp thời nhằm tăng hiệu quả công việc của từng bộ phận trong nhà trường.
+ Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của hoạt động DH theo kế hoạch đặt ra.
Về mặt QL chung, kiểm tra hướng tới việc xem xét tính hợp lý hay không hợp lý của một chương trình công tác đã vạch ra, khả năng thực hiện trong thực tế. Ở nhà trường tiểu học, hoạt động kiểm tra sẽ hướng tới các tiêu chuẩn, các định mức nêu ra cho các loại công việc, các phương tiện được sử dụng, nguồn tài chính, con người…
Theo quan điểm hệ thống, cơ sở của kiểm tra là sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhân tố khác nhau trong cùng một công việc. Để kiểm tra, người QL cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, cần đo lượng công việc và cuối cùng đều phải có sự điều chỉnh các tiêu chuẩn cho phù hợp với nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra. Quá trình đó diễn ra mọi nơi và cho mọi đối tượng. Do vậy, các nhà QL còn gọi kiểm tra là một hệ thống liên hệ ngược. Nó được hiểu như một hệ thống phản hồi có mối liên hệ chặt chẽ đến các chức năng còn lại trong QL.
Trong QL hoạt động dạy học nói chung, dạy học môn Tự nhiên và xã hội nói riêng theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học, công tác kiểm tra có thể hiểu là hoạt động nghiệp vụ QL của người cán bộ quản lí nhằm theo dõi, kiểm soát, phát hiện, xem xét sự diễn biến và đánh giá kết quả hoạt động dạy học đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình môn học hay không. Qua đó, kịp thời động viên mặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những mặt chưa đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường.
Hiệu trưởng có thể tiến hành kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp, hoặc gián tiếp để giúp GV, học sinh hiểu rõ hơn về hoạt động dạy và học của
mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hoạt động dạy, học của mình cho phù hợp với yêu cầu chung.
Một số hoạt động nhằm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học nói chung và dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo chương trình GDPT mới cho HS ở nhà trường tiểu học:
Kiểm tra, đánh giá HĐDH là khâu cuối cùng, quan trọng của chức năng quản lý. Thông qua kiểm tra, Hiệu trưởng nắm được việc thực hiện dạy học của giáo viên theo ở mức độ nào, hiệu quả ra sao, trên cơ sở đó có những đề xuất, điều chỉnh trong quản lý dạy học môn học.
Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên với các phương pháp như:
+ Nghiên cứu hồ sơ, sổ sách của giáo viên và tổ chuyên môn;
+ Quan sát hoạt động giảng dạy của giáo viên; quan sát các hoạt động chuyên môn khác của giáo viên;
+ Trao đổi với tổ trưởng chuyên môn, cha mẹ học sinh.
Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh: Theo Quy định hiện hành bằng nhiều biện pháp, tuy nhiên chuyển từ kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực người học, đánh giá quá trình, đánh giá sản phẩm học sinh.
Thông qua việc kiểm tra, giúp cho giáo viên nâng cao chất lượng dạy học theo chương trình, khuyến khích sự cố gắng của giáo viên. Đồng thời bồi dưỡng cho giáo viên có khả năng tự kiểm tra, đánh giá việc dạy học theo chương trình GDPT mới của mình.
Có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo chương trình GDPT mới của giáo viên. Có thể kể đến các hình thức cơ bản, bao gồm:
+ Kiểm tra, đánh giá qua kế hoạch dạy học, việc soạn giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy, qua các hoạt động dạy học theo chủ đề…;
+ Kiểm tra thông qua sổ sách: Sổ đầu bài, sổ điểm, sổ theo dõi thực hành, + Kiểm tra đánh giá giáo viên sau khi tham gia hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tổ chức HĐ dạy học theo chương trình GDPT mới.
+ Kiểm tra, đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng cơ ở vật chất trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo chương trình GDPT mới.
+ Nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm thực hiện phối hợp các lực lượng trong tổ chức thực hiện HĐ dạy học theo chương trình GDPT mới.