Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
2.4.2. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học môn tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Tìm hiểu nội dung này chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.15 dưới đây:
Bảng 2.15. Thực trạng kết quả chỉ đạo triển khai HĐDH môn TN&XH ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, Quảng Ninh
STT Nội dung chỉ đạo triển khai HĐDH môn TN&XH
Mức độ kết quả
ĐTB Thứ Tốt Khá Trung bậc
bình Yếu Kém 1
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội theo CT GDPT
0 58 12 0 0 3.82 1
2
Chỉ đạo phân công giảng dạy phù hợp với năng lực giáo viên và đối tượng học sinh
0 39 31 0 0 3.55 4
3 Chỉ đạo dự giờ, kiểm tra
chuyên môn giáo viên 0 37 33 0 0 3.52 6
4
Chỉ đạo việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV
0 41 29 0 0 3.58 3
5
Chỉ đạo GV đổi mới phương pháp, hình thức dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo CTGDPT
0 55 15 0 0 3.78 2
6
Chỉ đạo đầu tư CSVC, thiết bị trong DH môn Tự nhiên và xã hội theo CTGDPT
0 25 45 0 0 3.35 7
7
Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên và xã hội của học sinh theo CTGDPT
0 38 32 0 0 3.54 5
8
Chỉ đạo sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá, xếp loại giáo viên
0 23 47 0 0 3.32 8
ĐTB chung 3.55
Qua kết quả bảng 2.15 cho thấy, giống như việc tổ chức các HĐ DH, thực hiện công tác chỉ đạo HĐ DH môn TN&XH ở trường TH cũng đã được CBQL các trường tiểu học thành phố Móng Cái quan tâm thực hiện. Qua khảo sát khách thể đánh giá việc thực hiện ở mức độ ĐTB = 3.55.
Kết quả bảng trên cũng cho thấy, để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động dạy học nói chung và DH môn TN&XH nói riêng, các trường đã thực hiện rất nhiều các nội dung khác nhau: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học là nội dung được đánh giá thực hiện tốt nhất, ĐTB là 3.82 xếp thứ bậc 1. Tiếp đến là “Chỉ đạo GV đổi mới phương pháp, hình thức dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo CTGDPT”. Và Chỉ đạo việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV với ĐTB là 3.58, xếp thứ bậc 3.
Nội dung được CBQL các trường tiểu học thành phố Móng Cái đánh giá là thất hơn trong số các nội dung chỉ đạo triển khai hoạt động DH môn Tự nhiên và xã hội là “Chỉ đạo sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá, xếp loại giáo viên”. Điều này là hoàn toàn phù hợp. Bởi không thể lấy căn cứ và sử dụng kết quả kiểm tra hoạt động dạy học của 1 môn học vào làm cơ sở để đánh giá, xếp lại GV, mà sẽ chỉ là 1 trong những căn cứ để tham khảo cho nhà quản lý trong việc đánh giá, xếp loại GV.
Kết quả khảo sát trên là đáng mừng trong công tác quản lý dạy học ở các nhà trường tiểu học. Việc chỉ đạo không tốt sẽ dẫn đến thực hiện không tốt, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng HĐ DH nói chung và môn TN&XH nói riêng. Vì vậy CBQL các nhà trường cần luôn biết cách xây dựng và thực hiện các biện pháp phù hợp với nhà trường trong từng điều kiện thay đổi cụ thể, để nâng cao chất lượng hoạt động chỉ đạo nói chung, chỉ đạo HĐ DH ở các trường TH nói riêng để hoạt động đó đi vào nền nếp, đạt chất lượng dạy và học.
2.4.2.1. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.16 dưới đây:
Bảng 2.16. Thực trạng KT, ĐG kết quả dạy học môn TN&XH ở các trường TH
STT Nội dung KT, ĐG kết quả DH môn TN&XH
Mức độ kết quả
ĐTB Thứ Tốt Khá Trung bậc
bình Yếu Kém
1
Kiểm tra, đánh giá qua kế hoạch dạy học, việc soạn giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy, qua các hoạt động dạy học theo chủ đề…;
0 26 44 0 0 3.37 2
2
Kiểm tra thông qua sổ ghi đầu bài, sổ điểm, sổ theo dõi thực hành,
0 27 43 0 0 3.38 1
3
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng cơ ở vật chất trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo chương trình GDPT
0 22 45 3 0 3.27 6
4
Kiểm tra hoạt động học tập môn TN&XH của học sinh trong nhà trường.
0 24 44 2 0 3.31 5
5
Kiểm tra đánh giá giáo viên sau khi tham gia hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tổ chức HĐ dạy học nói chung và DH môn TN&XH nói riêng theo chương trình GDPT
0 27 40 3 0 3.34 3
6
Nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm việc phối hợp các lực lượng trong tổ chức thực hiện HĐ dạy học môn TN&XH theo chương trình GDPT
0 21 45 4 0 3.24 7
7
Tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, nhắc nhở, phê bình những cá nhân chưa thực hiện tốt HĐ dạy học
0 25 42 3 0 3.32 4
ĐTB chung 3.2
Qua bảng 2.16 cho thấy, việc thực hiện công tác KT, ĐG kết quả dạy học môn TN&XH ở mức trung bình, ĐBT= 3.2.
Nội dung kiểm tra đánh giá hoạt động DH được thực hiện nhiều nhất theo đánh giá của CBQL các trường tiểu học thành phố Móng Cái là “thông qua sở ghi đầu bài, sổ theo dõi sổ đánh gía” với điểm TB là 3.38 xếp thứ bậc 1, tiếp đến là đánh giá thông qua “Kiểm tra, đánh giá qua kế hoạch dạy học, việc soạn giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy, qua các hoạt động dạy học theo chủ đề…;”, với điểm TB là 3.37 xếp thứ bậc 2. Hoạt động kiểm tra, đánh giá thông qua việc “Nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm việc phối hợp các lực lượng trong tổ chức thực hiện HĐ dạy học môn TN&XH theo chương trình GDPT” theo ý kiến đánh giá của CBQL các trường tiểu học là nội dung ít được quan tâm thực hiện hơn cả, vì vậy mức độ xếp thứ bậc là 8 với điểm TB là 3.24.
Như vậy, kết quả đánh giá về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ning cũng phù hợp với kết quả khảo sát ở các nội dung trên về hoạt động quản lý DH môn Tự nhiện và xã hội. Như vậy, hiệu quả thực hiện công tác KT, ĐG cũng giống như hầu hết các nội dung quản lý có kết quả trung bình. Kiểm tra đánh giá là quan trọng để tìm ra mặt được, thấy được hạn chế để từ đó tìm ra cách khắc phục. Hoạt động này sẽ thực hiện tốt khi có biện pháp quản lý tốt. Đó là yêu cầu đặt ra cho những người làm công tác quản lý.