Xây dựng và phát triển môi trường học tập tích cực cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 95)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

3.2.3. Xây dựng và phát triển môi trường học tập tích cực cho học sinh

Biện pháp này được thực hiện nhằm giúp cho nhà trường xây dựng được môi trường tích cực cho quá trình học tập nói chung và học tập môn TN&XH nói riêng của học sinh, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình hình thành và phát triển năng lực cho các em.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Việc xây dựng môi trường dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới được tiến hành thông qua các nội dung cụ thể như sau:

Xây dựng và hoàn thiện môi trường học tập lành mạnh đảm bảo được các điều kiện cần thiết về hệ thống CSVC, trang thiết bị phục vụ HĐDH, quản lí HĐDH, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, có sân chơi cho học sinh, đây là một trong những điều kiện quan trọng để dạy môn TN&XH…

Xây dựng nề nếp học tập, sinh hoạt vui chơi của học sinh; quan tâm nhiều về hoạt động trải nghiệm, tham quan trong học tập nhằm giáo dục các kỹ năng sống …

Kết hợp tốt các môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội.

Xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ tích cực giữa các lực lượng giáo dục ở trong và ngoài nhà trường.

Đưa hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của học sinh vào nề nếp, tạo một môi trường sư phạm ngăn nắp, kỷ luật nhưng thân thiện; làm tốt phong trào xây dựng “trường học đạt chuẩn về cảnh quan, vệ sinh môi trường” để tạo môi trường tốt nhất phục vụ nhu cầu học tập môn TN&XH cũng như các hoạt động giáo dục khác của học sinh tại trường.

Hoàn thiện hệ thống CSVC, trang thiết bị dạy học theo hướng đáp ứng đủ về số lượng và đảo bảo về chất lượng.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Trước khi bước vào năm học mới, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động sau:

Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo Phó Hiệu trưởng và các Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống CSVC, trang thiết bị và

cơ sở đó, Phó Hiệu trưởng lập báo cáo về kết quả khảo sát, đánh giá trình lên Hiệu trưởng nhà trường.

Căn cứ vào báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống CSVC, trang thiết bị và các yếu tố khác của môi trường cảnh quan phục vụ cho hoạt động dạy học môn TN&XH, Hiệu trưởng nhà trường báo cáo lên lãnh đạo Phòng GD&ĐT và các cấp Ủy Đảng, chính quyền, trong báo cáo nêu rõ những hạn chế về CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động DH môn TN&XH của các trường TH, đề xuất nhu cầu tăng cường hệ thống CSVC, trang thiết bị dạy học của nhà trường với các cơ quan có liên quan.

Hiệu trưởng nhà trường xin ý kiến chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, ngành GD thành phố đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động mọi thành phần xã hội ủng hộ, đóng góp cho quá trình hoàn thiện hệ thống CSVC, trang thiết bị dạy học, xây dựng cảnh quan môi trường đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động DH môn TN&XH.

Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra nội bộ thực hiện kiểm tra các nội dung về CSVC, trang bị môi trương dạy học phục vụ hoạt động dạy học môn TN&XH. Nội dung các quy định cần nêu rõ thời gian bắt đầu thực hiện, thời gian hoàn thành (đi vào nề nếp), điều chỉnh, bổ sung hợp lý, thành lập ban kiểm tra, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định, nội quy đề ra.

Hiệu trưởng nhà trường tập hợp, nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT về quản lí HĐDH: Mục tiêu đào tạo trường TH, Điều lệ trường TH, quy định về hồ sơ giảng dạy, quy định về thi đua khen thưởng, điều kiện xét hoàn thành chương trình, các tiêu chí... Cụ thể hóa được các yêu cầu văn bản vào đơn vị mình, từ đó đề ra các yêu cầu thực hiện đối với cán bộ GV trong việc tổ chức các hoạt động học tập học sinh.

Hiệu trưởng nhà trường tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm tăng cường đầu tư CSVC phục vụ cho HĐDH ở trường TH, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ GV thực hiện đổi mới PPDH.

Ngay từ đầu năm học và trong suốt năm học, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động sau:

Trên cơ sở các nguồn đầu tư, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo công tác tăng cường các trang thiết bị dạy học môn TN&XH.

Chỉ đạo tổ chức cho GV kiểm tra thiết bị đồ dùng dạy học đã có, xây dựng kế

sung trang thiết bị dạy học hợp lý theo nguồn kinh phí nhà trường, đồng thời có biện pháp huy động xã hội hóa nếu cần.

Chỉ đạo Tổ chuyên môn hướng dẫn cho các GV môn TN&XH sử dụng thiết bị đồ dùng phải quy định rõ, cụ thể những tiết dạy có thiết bị dồ dùng và thiết bị tối thiểu cần có. Đưa việc sử dụng thiết bị vào tiêu chí đánh giá giờ dạy cũng như tiêu chí đánh giá thi đua.

Chỉ đạo tổ chức hội thảo, bồi dưỡng cho GV cách thức sử dụng, bảo quản TB phục vụ HĐDH. Tiến hành cùng tham gia thực hiện với những bài khó để rút kinh nghiệm, tránh tình trạng GV lúng túng hoặc không thành công khi thực hành trên lớp làm ảnh hưởng đến hiệu quả giờ dạy, đến niềm tin của HS.

Chỉ đạo tổ chức hội thảo về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hỗ trợ cho giảng dạy sao cho hiệu quả nhất. Lồng ghép yêu cầu dạy học có ứng dụng CNTT vào các đợt Hội giảng - Hội học, bồi dưỡng GV dự thi GV giỏi cấp tỉnh để rút kinh nghiệm, cùng phát hiện các biểu hiện của việc lạm dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để cùng khắc phục.

Chỉ đạo tổ chức hội thi GV tự làm đồ dùng dạy học đạt chất lượng, khen thưởng GV có nhiều sáng tạo, cải tiến đồ dùng dạy học nâng cao chất lượng dạy học ở TH.

Chỉ đạo cán bộ phụ trách phòng thiết bị phải tích cực bảo quản, bảo dưỡng thiết bị. Có kế hoạch sắp xếp khoa học, thuận tiện thiết bị cho giáo viên mượn, trả. Có kế hoạch cho mượn, ghi chép nhật ký, đánh giá việc sử dụng thiết bị của giáo viên (nhiều hay ít, bảo quản tốt hay không tốt mỗi khi sử dụng...). Hàng tháng, báo cáo với Hiệu trưởng về việc thực hiện quy định cũng như hiệu quả sử dụng đồ dùng, để chấn chỉnh kịp thời.

Chỉ đạo xây dựng hệ thống hồ sơ, sổ sách ghi chép, theo dõi quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống CSVC, mua sắm trang thiết bị phục vụ HĐDH môn TN&XH, đồng thời phân công trách nhiệm việc bảo quản, kiểm kê hàng năm cho một phó Hiệu trưởng nhà trường phụ trách.

Chỉ đạo tích cực huy động các nguồn lực xã hội hóa, tranh thủ sự đóng góp, ủng hộ cho nhà trường về từ nhiều tập thể, cá nhân với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện hệ thống CSVC, trang thiết bị phục vụ cho HĐDH môn TN&XH

Tổ chức cho GV, học sinh học tập, trao đổi rút kinh nghiệm việc thực hiện nề

triệt và đề ra các biện pháp khắc phục. Các nội dung đó thực hiện tốt cần được tuyên dương, khen thường đồng thời nhân rộng phạm vi áp dụng.

Tổ chức phối hợp với đội ngũ GV xây dựng nghiêm túc các kế hoạch nội dung công việc, kịp thời chấn chỉnh nề nếp học sinh, sinh hoạt vui chơi của học sinh đảm bảo phát huy được vai trò chủ động tích cực, sáng tạo của các em.

Thông báo rộng rãi các quy định, quy chế chuyên môn tới toàn thể GV, cán bộ nhân viên trong nhà trường, nội quy tới toàn thể học sinh trong nhà trường. Nêu rõ hình thức khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể thực hiện tốt, mức độ xử lý kỷ luật với các trường hợp vi phạm, không hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thực hiện một cách thường xuyên việc tăng cường các hoạt động củng cố và phát triển mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giữa gia đình - nhà trường - xã hội,... các yếu tố tâm lý như động cơ, nhu cầu, hứng thú, tích cực học tập học sinh và phong cách, phương pháp giảng dạy của GV tạo nên môi trường học tập, nhóm, lớp.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy và quản lí hoạt động học tập của học sinh đảm bảo mục tiêu giáo dục của cấp học, thực hiện tốt mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh học sinh,… nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn động cơ học tập, ý thức đạo đức học sinh.

Nhà trường cần mở rộng quan hệ hợp tác với cộng đồng và các tổ chức liên quan để có sự hỗ trợ về CSVC, về các nguồn nhân lực phù hợp cho các em có thể đến tập luyện, thi đấu, tham quan, học hỏi...

Nhà trường cần tạo điều kiện mời các vận động viên nổi tiếng về trao đổi để tạo cho các em động cơ phấn đấu...

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để biện pháp này được thực hiện thuận lợi và hiệu quả cần có những điều kiện cơ bản như:

Sự quan tâm sâu sát, thường xuyên của lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền;

lãnh đạo Phòng GD&ĐT, cùng với sự nhiệt tình ủng hộ, đóng góp về mọi mặt của toàn thể nhân dân địa phương.

Năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL, GV cùng với ý thức trách nhiệm cao của họ trong HĐDH và quản lí HĐDH môn TN&XH theo chương trình giáo dục phổ

Cần có cơ chế, chính sách mang tính hoàn thiện có liên quan đến hoạt động dạy học và quản lí dạy học môn TN&XH trong nhà trường theo tiếp cận năng lực; xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh.

Cần đảm bảo về nguồn kinh phí phục vụ cho việc hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học động dạy và hoạt động học trong nhà trường.

Cần có vai trò chủ đạo của nhà trường trong công tác huy động các lực lượng cộng đồng tham gia xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)