Chỉ đạo đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 99)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

3.2.4. Chỉ đạo đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này được thực hiện nhằm giúp cho lãnh đạo nhà trường thường xuyên thu thập được những thông tin về hoạt động và kết quả hoạt động dạy học môn TN&XH theo chương trình giáo dục phổ thông mới, xác định một cách đúng đắn những kết quả đạt được cùng với những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh để từ đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực học sinh của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng và hoàn thiện các văn bản có liên quan đến hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV và kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực.

Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn TN&XH của GV và kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới với các bên có liên quan.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Trước khi bắt đầu năm học mới, HT nhà trường chỉ đạo Phó HT và tổ trưởng tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động sau:

Chỉ đạo các tổ trưởng tổ chuyên môn , GV TN&XH lập kế hoạch DH môn học này trong nhà trường.

Chỉ đạo tổ chức các buổi trao đổi và đi đến thống nhất kế hoạch DH môn TN&XH theo chương trình giáo dục phổ thông mới, thông báo kế hoạch DH môn

Khi bắt đầu năm học mới, HT nhà trường chỉ đạo Phó HT và tổ trưởng tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động sau:

Nghiên cứu các văn bản có liên quan, chỉ đạo thành lập Ban kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh môn TN&XH theo chương trình giáo dục phổ thông mới với thành phần bao gồm lãnh đạo nhà trường và tổ trưởng bộ môn.

Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, đánh giá kết quả DH môn TN&XH theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV và kết quả học tập của học sinh theo TCNL. Công việc này có thể được thực hiện thông qua các cuộc thảo luận trước hết ở phạm vi toàn trường, sau đó là cấp tổ chuyên môn.

Thông báo cơ chế và kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả DH cho tất cả GV môn TN&XH trong nhà trường thông qua các cuộc họp Hội đồng vào đầu năm học hay thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tại tổ chuyên môn để tất cả các GV nắm vững kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả DH môn TN&XH cho học sinh trong nhà trường.

Tổ chức và tiến hành việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV một cách thường xuyên theo kế hoạch đã được xây dựng hoàn thiện, đảm bảo các nguyên tắc cần thiết đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn TN&XHJ

Chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông theo quy trình chặt chẽ. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bao gồm các bước sau:

Bước 1. Xác định mục đích đánh giá

Bước 2. Tổ chức, chỉ đạo lựa chọn hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá.

Bước 3. Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỷ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.

Bước 4. Chuẩn bị tâm thế, các điều kiện khác cho học sinh thực hiện bài kiểm tra.

Bước 5. Ghi chép điểm và nhận xét cho từng học sinh trong sổ điểm của GV, lưu ý các trường hợp đặc biệt (đặc biệt xuất sắc, kém v.v…).

Bước 6. Nhận xét kết quả.

Công bố kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV và kết quả học tập của HS theo chương trình giáo dục phổ với các bên có liên quan.

Khi kết thúc năm học, dựa trên những kết quả kiểm tra, đánh giá, HT thực hiện

lập được nhiều thành tích trong DH và kiểm tra, đánh giá kết quả DH môn TN&XH trong các trường TH.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện hiệu quả biện pháp này cần có những điều kiện cơ bản sau:

Cần có hệ thống văn bản có liên quan đến hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV và kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục.

Cần có hệ thống các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV và kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cần xác định đúng và vận dụng phù hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV và kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cần đó đội ngũ CBQL, GV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh môn TN&XH theo theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cần đảm bảo các điều kiện CSVC, trang thiết bị cho hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV và kết quả học tập của HS theo theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cần có sự tham gia tích cực của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

3.2.5. Tăng cường các nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ hoạt động dạy học môn TN&XH trong nhà trường

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường xây dựng một hệ thống CSVC, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng đáp ứng nhu cầu học tập của người học cũng như phục vụ quá trình quản lí hoạt động dạy học môn TN&XH theo chương trình giáo dục phổ thông mới.của mỗi nhà trường. CSVC, trang thiết bị trong nhà trường là điều kiện để thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học. Đồng thời tạo điều kiện để nhà trường có những tiêu chuẩn đáp ứng được đòi hỏi của xã hội và khẳng định được vị thế của mình.

3.2.5.2. Nội dung của thực hiện

CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lí hoạt động dạy học môn

động quản lí của mỗi một trường TH. Ngoài ra còn có các CSVC phục vụ cho hoạt động học tập của người học thực hiện quá trình học tập môn TN&XH. Những CSVC, trang thiết bị này cần phải được đảm bảo về số lượng và chất lượng để hoạt động quản lí hoạt động dạy học môn môn TN&XH ở các trường TH theo chương trình giáo dục phổ thông mới diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả.

Đầu tư kinh phí xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị của các trường TH nhằm đảm bảo điều kiện CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học môn TN&XH, bồi dưỡng CBQL đảm trách công tác quản lí hoạt động dạy học TN&XH trong các trường TH trên địa bàn.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Thứ nhất: Tiến hành rà soát thực trạng về CSVC, trang thiết bị, môi trường...

phục vụ cho hoạt động dạy học môn TN&XH và quản lí hoạt động dạy học môn môn TN&XH theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Những CSVC, trang thiết bị, phương tiện phục vụ học tập, nghiên cứu và làm việc không còn đáp ứng cần lên kế hoạch tu sửa, bổ sung và trang sắm mới hoàn toàn. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu làm việc trong giai đoạn mới cũng như đáp ứng đòi hỏi của xã hội về chất lượng làm việc cũng như chất lượng quản lí hoạt động dạy học cần tiến hành lên kế hoạch, dự trù kinh phí để xây dựng và sửa chữa những thiết bị làm việc không đạt hiệu quả và không đảm bảo điều kiện làm việc.

Thứ hai: Tăng cường đầu tư hiện đại hoá các phòng chức năng, sân bãi, tham quan... Để thực hiện tốt vấn đề này, cần phải tăng cường hơn nữa công tác huy động các nguồn lực ở trong và ngoài nhà trường nhằm tạo dựng hệ thống CSVC, trang thiết bị đảm bảo phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy học môn học. Theo đó, cần nghiên cứu cơ chế đầu tư thích hợp cho việc xây dựng hệ thống CSVC phục vụ hoạt động dạy học môn TN&XH, cần phân định chủ thể tiến hành đầu tư, phương thức tổ chức đấu thầu xây dựng, phương án khai thác hiệu quả công trình trước khi tiến hành đầu tư.

Thứ ba: Tăng cường đầu tư, hiện đại hoá các trang thiết bị, phương tiện học tập, giảng dạy cho hoạt động dạy học môn môn TN&XH theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực hiện ứng dụng rộng rãi các thành tựu của khoa học, công nghệ vào giảng dạy và học tập. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào nghiên cứu, giảng dạy, việc đầu tư, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)