Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và xã hội
1.5.1. Năng lực quản lý hoạt động DH theo chương trình GDPT mới của cán bộ quản lý nhà trường
Mục tiêu của giáo dục được thể hiện chủ yếu trong các hoạt động của nhà trường, đội ngũ CBQL là lực lượng thực thi nòng cốt, là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại trong việc hiện thực hóa các mục tiêu đề ra. Do vậy, nếu như các nhà lãnh đạo có trách nhiệm định hướng cho tổ chức mình thì các nhà quản lý cần có năng lực quản lý chuyên môn với các phương pháp, cách thức phù hợp với quy luật phát triển chung và tình hình cụ thể.
Sự phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào phẩm chất đạo đức và năng lực điều hành của người đứng đầu trong tổ chức. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học nói chung và dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực trong mọi hoạt động, năng lực nhận thức đúng và triển khai tổ chức hoạt động dạy học theo chương trình GDPT mới.
1.5.1.1. Năng lực dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo chương trình GDPT mới của GV Con người là yếu tố quan trọng nhất cho thành công của mọi công việc; Để quản lý HĐ dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo chương trình GDPT mới đạt hiệu quả cao thì mỗi người giáo viên trước tiên phải hiểu rõ quan điểm chỉ đạo về đổi mới giáo dục tiểu học, nắm rõ được về chương trình GDPT cấp tiểu học mới, cách tiếp cận chương trình, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cách kiểm tra, đánh giá nói chung và về môn Tự nhiên và xã hội nói riêng.
Môn Tự nhiên và xã hội đa dạng, phong phú với nhiều chủ đề khác nhau và luôn ở trạng thái động từ nội dung đến hình thức do đó đòi hỏi người tổ chức hoạt động dạy học phải có những kỹ năng dạy học: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều
khiển hoạt động học của học sinh, kỹ năng thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học; thu thập, tổng hợp thông tin, kỹ năng thuyết trình, sáng tạo và luôn có ý thức tìm tòi cái mới, biết huy động và phát huy tính tích cực của học sinh, tạo môi trường thuận lợi giúp học sinh tham gia hoạt động học tập. Nếu năng lực dạy học của giáo viên, hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút HS hứng thú tham gia hoạt động học tập, hoạt động học tập sẽ không thể đạt kết quả tốt.
1.5.1.2. Ý thức, thái độ tính tích cực tham gia hoạt động học của học sinh
Ý thức, thái độ, tính tích cực hoạt động học tập của học sinh có vai trò quan trong hoạt động dạy học. Điều này càng đòi hỏi người giáo viên phải luôn ý thức được “vai trò - chức năng” của mình trong quá trình dạy học nhằm tạo ra môi trường học tập thân thiện, tích cực thức đẩy học sinh tham gia học tập. Tư duy của học sinh tiểu học đang dần phát triển lên mức độ cao, các em có khả năng thu thập thông tin ở các nguồn khác nhau làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân. HĐ dạy học môn Tự nhiên và xã hội nếu GV tổ chức HĐ dạy học phù hợp, sẽ khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tòi kiến thức, khám phá cái mới ở tự nhiên và xã hội xung quanh trẻ, đồng thời giúp các em củng cố, trải nghiệm những kiến thức đã học ở các môn học thì chắc chắn sẽ thu hút được các em tham gia hoạt động học tập một cách tích cực. Nếu GV không biết cách tổ chức HĐ dạy học phù hợp với môn học, nội dung nghèo nàn, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đơn điệu không phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học thì sẽ khó thu hút được học sinh tham gia một cách tích cực, kết quả hoạt động học tập sẽ không mang lại nhiều hiệu quả.
1.5.2. Các yếu tố khách quan
* Cơ chế chính sách có liên quan đến HĐDH và quản lý HĐDH môn Tự nhiên và Xã hội theo chương trình GDPT mới
Đây là yếu tố có vai trò quan trọng, bởi lẽ, cơ chế chính sách có liên quan đến HĐDH và quản lý HĐDH môn Tự nhiên và Xã hội theo chương trình GDPT mới sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức, triển khai HĐDH và quản lý HĐDH dạy học môn học trong nhà trường.
* Môi trường giáo dục của địa phương có liên quan trực tiếp đến HĐDH và quản lý HĐDH môn Tự nhiên và Xã hội theo chương trình GDPT mới của nhà trường.
Mức độ thực hiện và kết quả đạt được của công tác xã hội hóa giáo dục nói chung và xã hội hóa HĐDH ở các trường Tiểu học ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
HĐDH và quản lý HĐDH môn Tự nhiên và Xã hội theo chương trình GDPT mới tại các trường Tiểu học của địa phương.
* Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Để quản lý tốt hoạt động giảng dạy của GV, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các cá nhân, giữa các tổ chức tập thể trong và ngoài nhà trường để tạo nên sự thống nhất chung, tạo nên sức mạnh đoàn kết.
Đó là đội ngũ CBQL trường Tiểu học (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn) tạo thành bộ máy quản lý hoàn chỉnh hoạt động có hiệu quả; coi trọng vai trò của tổ chuyên môn và Hội đồng sư phạm nhằm tạo sự chuyển biến về chất lượng công tác giảng dạy. Đồng thời sự phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, các tổ chức xã hội trên ở địa phương nơi trường đóng là những lực lượng hỗ trợ cho hoạt động dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo chương trình GDPT mới đạt hiệu quả cao.
* Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐDH được coi là điều kiện tiên quyết, điều kiện không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng DH môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học theo chương trình GDPT mới. Do đó, nó có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng của một giờ dạy và việc phục vụ mục tiêu GD con người phát triển toàn diện của nhà trường.
Quản lý HĐDH môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học theo chương trình GDPT mới cần quan tâm chỉ đạo tăng cường CSVC, đảm bảo những điều kiện vật chất tốt nhất cho HĐDH trong nhà trường.
Kết luận chương 1
HĐDH môn TN&XH theo chương trình GDPT mới có vai trò quan trọng, bởi lẽ, môn TN&XH là môn học bắt buộc ở các lớp 1,2,3 cấp tiểu học. Môn TN-XH tích hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội, có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh (HS) học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5. Kết quả dạy học môn học này góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn học coi trọng việc tổ chức cho HS trải nghiệm thực tế, tạo cho các em cơ hội tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với TN&XH.
Quản lý HĐDH môn Tự nhiên và Xã hội theo chương trình GDPT mới là một quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí (các thành tố của hoạt động dạy học...) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đảm bảo hoạt động dạy học môn học được diễn ra đúng hướng, thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đã được đề ra.
Quản lý HĐDH môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học theo chương trình GDPT mới bao gồm: Lập kế hoạch HĐDH, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra HĐDH môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học theo chương trình GDPT mới.
Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý HĐDH môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học theo chương trình GDPT mới. Mỗi yếu tố có những ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý HĐDH môn Tự nhiên và Xã hội theo chương trình GDPT mới. Do đó, trước khi tổ chức thực hiện công tác quản lý HĐDH môn học này ở trường TH, các CBQL cần xác định được đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng, cũng như đánh giá đúng đắn về mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với HĐDH và quản lý HĐDH môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học theo chương trình GDPT mới.
Các vấn đề lý luận trên là cơ sở khoa học để khảo sát, nghiên cứu thực tiễn quản lý HĐDH môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học và đề xuất các biện pháp quản lý HĐ DH theo chương trình GDPT mới 2018.
Chương 2