Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
2.3. Thực trạng về hoạt động dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh
2.3.2. Thực trạng dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh
2.3.2.1. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh
* Đánh giá của CBQL về thực trạng kết nội dung dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh
Tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 phần Phụ lục 1, kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL về thực trạng kết quả thực hiện nội dung DH môn TN&XH ở các trường TH
Stt Nội dung DH môn TN&XH ở trường TH
Mức độ kết quả
ĐTB Thứ bậc Tốt Khá Trung
bình Yếu Kém
1 Gia đình 0 10 52 8 0 3.03 1
2 Trường học 0 13 43 14 0 2.99 2
3 Cộng đồng địa phương 0 14 40 16 0 2.97 3
4 Thực vật và động vật 0 10 46 14 0 2.94 4
5 Con người và sức khỏe 0 11 43 17 0 2.92 5
6 Trái đất và bầu trời 0 12 37 21 0 2.87 6
ĐTB chung 2,95
Nội dung dạy học môn TN&XH là một thành tố quan trọng trong quá trình dạy học. Xác định được nội dung DH phù hợp và cập nhât sẽ góp phần đảm bảo nâng cao chất lượng, năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học.Qua kết quả bảng 2.4 cho thấy, kết quả thực hiện nội dung DH môn TN&XH ở các trường TH của CBQL ở mức trung bình, ĐTBC X = 2,95 (min = 1, max =5)
Trong các nội dung trên hai nội dung: Gia đình” và “trường học” xếp ở hai vị trí đầu tiên, ĐTB lần lượt là: 3.03 và 2.95. Hai nội dung được đánh giá thực hiện thấp nhát là: “Con người và sức khỏe” và “Trái đất và bầu trời”, ĐTB lần lượt là: 2.92 và 2.87.
* Đánh giá của GV về thực trạng kết quả thực hiện nội dung dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh
Tìm hiểu nội dung này trên đội ngũ GV chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 phần Phụ lục 2. Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5. Đánh giá của GV về thực trạng kết quả thực hiện nội dung DH môn TN&XH ở các trường TH
Stt Nội dung DH môn TN&XH ở trường TH
Mức độ kết quả
ĐTB Thứ Tốt Khá Trung bậc
bình Yếu Kém
1 Gia đình 0 17 30 23 0 2.91 3
2 Trường học 0 13 32 25 0 2.83 6
3 Cộng đồng địa phương 0 12 33 15 0 2.95 2
4 Thực vật và động vật 0 15 34 11 0 3.07 1
5 Con người và sức khỏe 0 14 33 23 0 2.87 4
6 Trái đất và bầu trời 0 13 35 22 0 2.87 4
ĐTB chung 2,92
Kết quả bảng 2.5 cho thấy, đánh giá về việc thực hiện nội dung DH môn TN&XH của GV xét theo ĐTB tương tự như đánh giá của CBQL khi ĐTB= 2.92 so với CBQL:
2.95. Tuy nhiên, xét theo các nội dung thì vị trí sắp xếp kết quả thực hiện là khác nhau.
Chẳng hạn, hai vị trí đầu tiên là: “Thực vật và động vật”, xếp thứ 1, ĐTB= 3.07; “Cộng đồng địa phương” xếp thứ 2, ĐTB= 2.95. Nội dung “Gia đình” GV đánh giá thấp hơn khi xếp ở vị trí thứ 3, ĐTB= 2.91. Sự khác biệt lớn nhất ở nội dung “Trường học” GV xếp vị trí cuối cùng (CBQL, xếp thứ 2). Lý giải cho sự khác biệt này, thầy H.V.T trường Tiểu học Trà Cổ cho rằng: “GV là người trực tiếp giảng dạy nên họ đưa ra đánh giá chính xác hơn. CBQL thường nghĩ rằng Gia đình và trường học là gần gũi nên đánh giá cao. Tuy vậy, với trẻ tiểu học thì khác. Gia đình còn gần gũi, nhưng trường học vẫn là nơi trẻ chưa có nhiều kỷ niệm, vẫn là nơi trẻ mới được tiếp cận - nhất là lớp 1 nên nội dung này thực hiện khó hơn các nội dung khác.”
Kết quả trên mặc dù có sự khác biệt trong đành giá về thứ bậc của hai nhóm khách thể khảo sát. Nhưng kết quả chênh lệch về ĐTB của các nôi dung đánh giá của các nội dung và các nhóm khách thể là không lớn. Kết qủa trên có thể cho thấy việc thực hiện nội dung DH môn TN&XH ở TH là chưa tốt, đây là vấn đề đặt ra cho các lực lượng GD cần có các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng thực hiện các nội dung dạy học này.
2.3.2.2. Thực trạng phương pháp dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh
* Đánh giá của CBQL về thực trạng mức độ sử dụng các phương pháp dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh
Tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 phần Phụ lục 1. Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.6 dưới đây:
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL về thực trạng mức độ sử dụng các PPDH môn TN&XH ở các trường TH
Stt PPDH môn TN&XH ở trường TH
Mức độ sử dụng
ĐTB Thứ bậc Rất
thường xuyên
Thường xuyên
Chưa thường
xuyên Rất chưa
TX
Không thực hiện
1 Phương pháp thuyết trình 0 25 45 0 0 3.36 2
2 Phương pháp quan sát 0 24 46 0 0 3.34 4
3 Phương pháp vấn đáp 0 21 49 0 0 3.30 5
4 Phương pháp thực hành thí nghiệm 0 19 51 0 0 3.27 8
5 Phương pháp kể chuyện 0 21 49 0 0 3.30 5
6 Phương pháp dạy học nêu vấn đề 0 33 37 0 0 3.47 1
7 Phương pháp thảo luận nhóm 0 25 45 0 0 3.36 2
8 Phương pháp dạy học theo tình huống 0 23 57 0 0 3.29 7 9 Phương pháp Bàn tay nặn bột 0 27 43 0 0 3.16 9
ĐTB chung 3.31
Qua kết quả bảng 2.6 cho thấy, đánh giá của CBQL về thực trạng mức độ sử dụng các PPDH môn TN&XH ở các trường TH ở mức trung bình đến khá, ĐTBC ở mức trung bình: X= 3.31 (min = 1, max=5).
Trong các phương pháp dạy học trên, phương pháp được CBQL đánh giá thực hiện thường xuyên với tỉ lệ cao, xếp loại khá là: “Phương pháp dạy học nêu vấn đề”, xếp thứ 1, ĐTB= 3.47. Kết quả này theo CBQl là “hợp lý vì đây là phương pháp phù hợp với học sinh tiểu học, rất được giáo viên quan tâm”. Hai phương pháp xếp thứ 2 là: “Phương pháp thuyết trình” và “Phương pháp thảo luận nhóm”, ĐTB = 3.36. Các phương pháp còn lại đều được đánh giá ở mức độ thường xuyên có độ chênh lệc ĐTB là không đáng kể. Điều này cho thấy trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và xã hội,
GV các trường Tiểu học thành phố Móng Cái đã biết sử dụng các phương pháp khác nhau, tuy nhiên mức độ thường xuyên chưa nhiều.
* Đánh giá của GV về thực trạng kết quả sử dụng các phương pháp dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh Sử dụng câu hỏi số 4 phần phụ lục 2 để điều tra trên đội ngũ GV, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.7 dưới đây:
Bảng 2.7. Đánh giá của GV về thực trạng kết quả sử dụng các PPDH môn TN&XH ở các trường TH
Stt
PPDH môn TN&XH ở trường TH
Mức độ kết quả
ĐTB Thứ bậc Rất
thường xuyên
Thường xuyên
Chưa thường xuyên
Rất chưa
TX
Không thực hiện
1 Phương pháp thuyết trình 0 25 45 0 0 3.36 1
2 Phương pháp quan sát 0 24 46 0 0 3.34 2
3 Phương pháp vấn đáp 0 24 46 0 0 3.34 2
4 Phương pháp thực hành thí nghiệm 0 16 54 0 0 3.18 9
5 Phương pháp kể chuyện 0 20 50 0 0 3.29 7
6 Phương pháp dạy học nêu vấn đề 0 23 47 0 0 3.33 4 7 Phương pháp thảo luận nhóm 0 22 48 0 0 3.31 5 8 Phương pháp dạy học theo tình huống 0 22 48 0 0 3.31 5 9 Phương pháp Bàn tay nặn bột 0 19 51 0 0 3.27 8
ĐTB chung 3,30
Qua kết quả bảng 2.7 cho thấy, Đánh giá của GV về thực trạng kết quả sử dụng các phương pháp dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh không khác biệt lớn so đánh giá ĐTB của CBQL nhưng đánh giá của GV thấp hơn, ĐTB X= 3,30; không phương pháp nào được đánh giá mức độ thực hiện điểm trung bình xếp loại khá.
Phương pháp được GV đánh giá thực hiện với mức độ thường xuyên cao nhất nhất là: “Phương pháp thuyết trình”, xếp thứ 1, ĐTB = 3.36 (gần tương tự đánh giá của CBQL); “Phương pháp quan sát” và “ Phương pháp vấn đáp” cùng xếp thứ 2,
ĐTB= 3.34. Qua phỏng vấn về việc đánh giá cao 3 phương pháp này và tại sao phương pháp dạy học vấn đề không được đánh giá cao nhất, cô N.T.T trường tiểu học Lý Tự Trọng cho rằng: “Ba phương pháp này chúng tôi thường hay sử dụng nó phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Còn phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học hiện đại nhưng nó phù hợp hơn đối với lứa tuổi HS lớn hơn”
Kết quả bảng trên cũng chỉ ra, mặc dù có sự khác nhau về thứ bậc nhưng không có sự khác biệt lớn về ĐTB, thậm chí từ vị trí thứ nhất đến vị trí thứ 9 độ chênh lệch cũng khá nhỏ chỉ 0,22.
Tóm lại, so với thực hiện nội dung DH môn TN&XH ở các trường TH thì việc thực hiện phương pháp là tốt hơn. Có phương pháp còn được đánh giá thực hiện khá.
Tuy vậy, kết quả vẫn đa số là mức thực hiện trung bình. Do đó, việc đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện các phương pháp này trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội là hết sức cần thiết.
2.3.2.3. Thực trạng các hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh
* Đánh giá của CBQL về thực trạng kết quả sử dụng các hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học
Tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 phần Phụ lục 1. Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.8 dưới đây:
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL về thực trạng mức độ sử dụng HTTC dạy học môn TN&XH ở các trường TH
Stt
Hình thức DH môn TN&XH
ở trường TH
Mức độ kết quả
ĐTB Thứ bậc Rất
thường xuyên
Thường xuyên
Chưa thường xuyên
Rất chưa
TX
Không thực hiện
1 Lớp Bài 0 33 37 0 0 3.47 1
2 Tham quan 0 18 52 0 0 3.26 4
3 Tự học 0 21 49 0 0 3.30 3
4 Trải nghiệm 0 24 46 0 0 3.34 2
ĐTB chung 3,34
Qua kết quả bảng 2.8 cho thấy, CBQL đánh giá sử dụng các HTTC dạy học môn TN&XH ở các trường TH với kết quả xếp loại trung bình là ở thang mức độ trung bình đến khá, ĐTB= 3.34 (min = 1, max=5).
Trong các hình thức dạy học trên, hình thức dạy học Lớp - bài vẫn là hình thức được CBQL đánh giá GV sử dụng thường xuyên với mức độ cao nhất, ĐTB là 3.47 xếp thứ bậc 1. Tiếp theo là hình thức dạy học thông qua trải nghiệm xếp thứ bậc 2 với số lượng đánh giá thường xuyên là 24, điểm TB là 3.34. Hình thức Tham quan được đánh giá mức độ thấp nhất, ĐTB= 3.26 xếp thứ bậc 4. Hình thức Tự học cũng là hình thức được GV quan tâm thực hiện với mức độ thường xuyên là 21 ý kiến”, ĐTB=
3.30. Kết quả trên cũng cho thấy độ chênh lệch giữa các mức độ đánh giá về các hình thức tổ chức dạy học là không đáng kể.
* Đánh giá của GV về thực trạng kết quả sử dụng các hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học
Tìm hiểu vấn đề này chung tôi tiến hành khảo sát trên giáo viên với câu hỏi số 5, phụ lục 2.
Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.9 dưới đây:
Bảng 2.9. Đánh giá của GV về thực trạng kết quả sử dụng các HTTC dạy học môn TN&XH ở các trường TH
Stt
Hình thức DH môn TN&XH ở trường TH
Mức độ kết quả
ĐTB Thứ bậc Rất
thường xuyên
Thường xuyên
Chưa thường xuyên
Rất chưa
TX
Không thực hiện
1 Lớp Bài 5 45 20 0 0 3.78 1
2 Tham quan 0 15 55 0 0 3.21 4
3 Tự học 0 30 40 0 0 3.42 2
4 Trải nghiệm 0 25 45 0 0 3.35 3
ĐTB chung 3,44
Qua kết quả bảng 2.9 cho thấy, đa số GV đánh giá mức độ thực hiện các HTTC dạy học môn TN&XH ở các trường TH với thang đánh giá xếp loại ở mức khá và trung bình cao hơn đánh giá của CBQL ở các hình thức, ĐTB= 3,44 min =1,
Có sự phù hợp trong đánh giá hình thức thực hiện tốt nhất và thực hiện thấp nhất giữa CBQL và GV. Tuy vậy, với hình thức tổ chức dạy học Lớp - Bài thì ở Gv có ý kiến đánh giá ở mức độ Rất thường xuyên giáo viên thực hiện. Hình thức tự học được GV đánh giá mức độ thực hiện xếp thứ bậc 2, ý kiến cho rằng thường xuyên là 30/70 ý kiến. Điều này có thể thấy, GV vẫn coi trọng hình thức DH Lớp - bài trong quá trình thực hiện hoạt động DH với môn Tự nhiên và xã hội. Và coi trọng việc giao nhiệm vụ học tập về nhà cho học sinh tự học. Hình thức dạy học thông qua trải nghiệm cũng đã được giáo viên quan tâm thực hiện nhưng vẫn chỉ đứng thứ bậc 3.
Hình thức tham quan là ít được sử dụng hơn cả. Trao đổi với cô giáo P.T.B.V trường tiểu học Hải Hoà về vấn đề này cô cho biết: “HS tiểu học, các em còn nhỏ, mỗi lần tổ chức cho các em đi tham quan, ra khỏi phạm vi khuôn viên nhà trường là kèm theo đó rất nhiều vấn đề, tài chính, thời gian… nhưng lo nhất chính là sự an toàn của các em.
Vì vậy, trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, với hình thức này chúng tôi ít sử dụng hơn cả”.
Qua đánh giá của 2 nhóm khách thể cho thấy, việc sử dụng các HTTC dạy học môn TN&XH ở các trường TH là chưa đồng đều ở các mức độ, đặc biệt qua đánh giá của GV- những người trực tiếp thực hiện giảng dạy trên lớp. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng các hình thức DH môn TN&XH giúp học sinh có hứng thú với môn học là hết sức cần thiết, góp phân nâng cao chất lượng DH tiểu học nói chung.
2.3.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh
* Đánh giá của CBQL về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học
Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.10 dưới đây:
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL về thực trạng mức độ thực hiện KT, ĐG kết quả dạy học môn TN&XH ở các trường TH
Stt Nội dung KT,ĐG kết quả DH môn TN&XH ở trường TH
Mức độ kết quả
ĐTB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Kém
1
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả DH môn Tự nhiên và Xã hội phù hợp với mục tiêu dạy học môn học theo quy định của chương trình GDPT mới.
0 38 32 0 0 3.54 2
2
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả DH môn Tự nhiện và Xã hội đảm bảo các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá kết quả DH.
0 37 33 0 0 3.53 3
3
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả DH môn Tự nhiên và Xã hội đảm bảo các yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá.
0 39 31 0 0 3.56 1
4 Sử dụng phương pháp, công cụ
đánh giá phù hợp, hiệu quả. 0 35 35 0 0 3.50 5 5 Sử dụng các hình thức kiểm tra,
đánh giá phù hợp, hiệu quả. 0 36 34 0 0 3.51 4
6
Thu hút được nhiều lực lượng tham gia vào hoạt động kiểm tra, đánh giá.
0 9 40 21 0 2.83 6
ĐTB chung 3,41
Qua kết quả bảng 2.10 cho thấy, Đánh giá việc thực trạng thực hiện KT, ĐG kết quả dạy học môn TN&XH ở các trường TH ở mức khá với hầu hết các nội dung khảo sát (5/6), ĐTB mức khá= 3.41 (min = 1, max=5).
Trong 5 nội dung kiểm tra đánh giá đầu tiên trong bảng đánh giá thực hiện khá và có ĐTB chung tương tự nhau, mức độ chênh lệch rất nhỏ từ thức nhất đến thứ 5 chỉ là: 0,06. Nội dung thứ 6 đánh giá thực hiện thấp nhất và ở mức trung bình: “Thu hút được nhiều lực lượng tham gia vào hoạt động kiểm tra, đánh giá”, ĐTB = 2.83.
Kết quả trên cũng hợp lý bởi trong kiểm tra đánh giá cũng như các hoạt động khác,
* Đánh giá của GV về kết quả thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học
Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.11 dưới đây:
Bảng 2.11. Đánh giá của GV về thực trạng kết quả thực hiện KT, ĐG kết quả dạy học môn TN&XH ở các trường TH
Stt Nội dung KT, ĐG kết quả DH môn TN&XH ở trường TH
Mức độ kết quả
ĐTB Thứ Tốt Khá TB Yếu Kém bậc
1
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả DH môn Tự nhiên và Xã hội phù hợp với mục tiêu dạy học môn học theo quy định của chương trình GDPT mới.
0 24 46 0 0 3.34 3
2
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả DH môn Tự nhiên và Xã hội đảm bảo các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá kết quả DH.
0 25 45 0 0 3.36 2
3
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả DH môn Tự nhiện và Xã hội đảm bảo các yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá.
0 26 44 0 0 3.37 1
4 Sử dụng phương pháp, công cụ
đánh giá phù hợp, hiệu quả. 0 20 50 0 0 3.29 5 5 Sử dụng các hình thức kiểm tra,
đánh giá phù hợp, hiệu quả. 0 22 48 0 0 3.31 4 6
Thu hút được nhiều lực lượng tham gia vào hoạt động kiểm tra, đánh giá.
0 10 39 21 0 2.84 6
ĐTB chung 3,25
Qua kết quả bảng 2.11 thấy rằng, GV đánh giá kết quả thực hiện KT,ĐG kết quả dạy học môn TN&XH ở các trường TH thấp hơn đánh giá của CBQL, các nội dung đánh giá đều ở mức trung bình, ĐTB = 3.25( min = 1, max= 5).
Qua kết quả trên cho thấy giống như CBQL, GV cũng đánh giá khá tương đồng trên hầu hết các nội dung đánh giá, như nội dung: “Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả DH môn Tự nhiên và Xã hội đảm bảo các yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, đỏnh giỏ ằ cao nhất. Nội dung đỏnh giỏ thấp nhất nội dung thứ 6: "Thu hỳt được nhiều lực lượng tham gia vào hoạt động kiểm tra, đánh giá".