Giới thiệu về quá trình khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 106)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH

3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

3.4.1. Giới thiệu về quá trình khảo nghiệm

Thăm dò về sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH môn TN&XH theo chương trình GDPT mới ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

3.4.1.2. Khách thể khảo nghiệm

Đề tài tiến hành khảo sát kết quả về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH môn TN&XH theo chương trình GDPT mới ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trên đối tượng khách thể là 70 CBQL giáo dục (CBQL phòng GD&ĐT và CBQL các trường Tiểu học) trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

3.4.1.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH môn TN&XH theo chương trình GDPT mới ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bao gồm các biện pháp sau:

- Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học.

- Biện pháp 2: Phối hợp các lực lượng trong nhà trường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn TN&XH đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Biện pháp 3: Xây dựng và phát triển môi trường học tập tích cực cho học sinh.

- Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học

- Biện pháp 5: Tăng cường các nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ hoạt động dạy học môn TN&XH trong nhà trường.

3.4.1.4. Phương pháp khảo nghiệm

Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất với CBQL phòng GD&ĐT và CBQL các trường Tiểu học đã được xác định.

3.4.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả

Để có cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm, trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết (CT) và tính khả thi (KT) của các biện pháp quản lý HĐDH môn TN&XH theo chương trình GDPT mới ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh được đề xuất với các mức độ cần thiết và khả thi như sau:

- Mức độ cấp thiết: Không cấp thiết: 1 điểm; Ít cấp thiết: 2 điểm; Bình thường:

3 điểm; Cấp thiết: 4 điểm; Rất cấp thiết: 5 điểm

- Mức độ khả thi: Không khả thi: 1 điểm; Ít khả thi: 2 điểm; Bình thường: 3 điểm; Khả thi: 4 điểm; Rất khả thi: 5 điểm

Công thức tính giá trị trung bình:

Trong đó: xi: là điểm số trong thang điểm; ai: số khách thể đạt điểm tương ứng với xi; N: là tổng số khách thể thực hiện khảo sát.

Thang đo khoảng được sử dụng trong các câu hỏi về mức độ, tần suất có giá trị từ nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 5 và giá trị khoảng cách là 0.80. Ý nghĩa của giá trị trung bình đối với thang đo khoảng được liệt kê ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thang đo khoảng theo giá trị trung bình

Giá trị 1 - 1.80 1.81 - 2.60 2.61 - 3.40 3.41 - 4.20 4,21 - 5,00

Mức độ CT Không CT Ít CT Bình thường CT Rất CT

Mức độ KT Không KT Ít KT Bình thường KT Rất KT

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý HĐ DH môn TN&XH theo chương trình GDPT mới ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Stt Các biện pháp

Mức độ

ĐTB Thứ Rất CT CT Bình bậc

thường Ít CT Không CT SL % SL % SL % SL % SL %

1

Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học.

59 0,00 11 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4.84 1

2

Phối hợp các lực lượng nhà trường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới

56 80,00 14 20,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4.80 2

3

Xây dựng và phát triển môi trường học tập tích cực cho HS

50 71,43 20 28,57 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4.71 4

4

Chỉ đạo đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới

53 75,71 17 24,29 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4.76 3

5

Tăng cường các nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ HĐDH trong nhà trường

45 64,29 25 35,71 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4.64 5

ĐTB chung 4,75

Qua kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.2 chúng ta nhận thấy rằng:

Nhìn chung, Các ý kiến của các CBQL tham gia khảo sát đánh giá cao về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý HĐDH môn TN&XH theo chương trình GDPT mới ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với tỉ lệ các ý kiến lực chọn ở mức độ “Cần thiết” và “Rất cần thiết” là 100%. Không có ý kiến nào đánh giá các biện pháp đã được luận văn đề xuất ở mức “Bình thường”,Ít cần thiết

hay “Không cần thiết”. Bên cạnh đó, ĐTB của các biện pháp tương ứng với năm mức độ cũng ở mức cao (ĐTB chung = 4,75 và dao động từ 4,64 đến 4,84.

Xét theo từng biện pháp cụ thể chúng ta có thể thấy rằng: Trong số các biện pháp được đề xuất, biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học cho

giáo viên tiểu học” được đánh giá có mức độ thiết ở vị trí cao nhất với ĐTB là 4,84.

Đứng ở vị trí thứ hai là biện pháp “Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới” với ĐTB là 4,80. Đứng ở vị trí thứ 5 là biện pháp “Tăng cường các nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ HĐDH trong nhà trường” nhưng cũng có ĐTB ở mức cao (4,64).

3.4.2.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3. Tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐ DH môn TN&XH theo chương trình GDPT mới ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh Stt Các biện pháp

Mức độ khả thi

ĐTB Thứ Rất KT KT Bình bậc

thường Ít KT Không KT SL % SL % SL % SL % SL %

1

Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học.

52 74,86 18 25,14 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4.74 1

2

Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới

42 60,00 28 40,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4.60 2

3

Xây dựng và phát triển môi trường học tập tích cực cho HS

21 30,00 49 70,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4.35 5

4

Chỉ đạo đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới

36 51,43 34 48,57 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4.51 3

5

Tăng cường các nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ HĐDH trong nhà trường

32 45,71 38 54,29 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4.46 4

ĐTB chung

Từ kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.3 cho thấy:

Các biện pháp quản lý HĐDH môn TN&XH theo chương trình GDPT mới ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh được các khách thể khảo sát đánh giá cao về tính khả thi với ĐTB chung là 4,53 và dao động từ 4,35 đến 4,74 tương ứng với năm mức độ được đưa ra. 100% khách thể tham gia khảo sát đều khẳng định các biện pháp luận văn đề xuất có tính khả thi, không có ý kiến nào đánh giá ở mức “Bình thường”, “Ít khả thi” hay “Không khả thi”.

Xét theo từng biện pháp cụ thể chúng ta có thể nhận thấy: Trong số các biện pháp được luận văn đề xuất, biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học” được đánh giá có tính khả thi cao nhất với ĐTB là 3,74 và biện pháp được đánh giá có tính khả thi ở vị trí thấp nhất trong số các biện pháp đề xuất là biện pháp “Xây dựng và phát triển môi trường học tập tích cực cho HS” là 4,35 tương ứng năm mức độ.

Như vậy, dựa vào những kết quả khảo nghiệm thu được chúng tôi có thể khẳng định về tính đúng đắn của các biện pháp quản lý HĐDH môn TN&XH theo chương trình GDPT mới ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã được đề xuất.

Kết luận chương 3

Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn của đề tài, đồng thời dựa trên những định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp, luận văn đã đề xuất 05 biện pháp quản lý HĐDH môn TN&XH theo chương trình GDPT mới ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bao gồm:

- Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học.

- Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn TN&XH đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Biện pháp 3: Xây dựng và phát triển môi trường học tập tích cực cho học sinh.

- Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Biện pháp 5: Tăng cường các nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ hoạt động dạy học môn TN&XH trong nhà trường.

Kết quả khảo nghiệm thu được đã cho thấy các biện pháp quản lý HĐDH môn TN&XH theo chương trình GDPT mới ở các trường TH thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh mà luận văn đã đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tự nhiên và xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)