Một số nội dung chủ yếu của phát triển bền vững làng nghề chè

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài luận văn

1.1.3. Một số nội dung chủ yếu của phát triển bền vững làng nghề chè

- Phát triển sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề chè, được thể hiện qua sự gia tăng số lượng làng nghề chè đảm bảo đủ tiêu chuẩn là làng nghề theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm chè, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề chè. Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề chè bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

các hộ ngành nghề; các Tổ hợp tác sản xuất; Hợp tác xã và các doanh nghiệp.

Các hình thức này có ý nghĩa quan trọng trong việc đa dạng hóa kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong các làng nghề chè.

Phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh là đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh, tăng thêm số lượng các HTX và các doanh nghiệp; đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của các hộ ngành nghề chè, các HTX và doanh nghiệp.

- Phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất và kinh doanh tại các làng nghề chè. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của liên doanh, liên kết là cần thiết hơn bao giờ hết, giúp hạn chế tính nhỏ lẻ, manh mún trong sản xuất theo truyền thống của các hộ dân làng nghề. Hiện nay, có 2 hình thức liên kết chủ yếu: liên kết ngang giữa các hộ dân trong các làng nghề hình thành các THT, HTX và liên kết dọc giữa HTX và doanh nghiệp đang phát triển phổ biến ở các làng nghề. Phát triển các hình thức liên kết trong các làng nghề chè nhằm giúp các hộ nghề mở rộng sản xuất và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu làng nghề chè. Cơ cấu lao động theo hướng chuyển dần từ lao động thủ công lạc hậu sang lao động công nghiệp và dịch vụ; gia tăng nguồn vốn tín dụng cho hộ nghề; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm nghề, hình thành những khu vực sản xuất kinh doanh ngành nghề chuyên môn hóa, tạo ra năng suất lao động cao hơn và sản phẩm đa dạng hơn.

- Mở rộng thị trường trong và ngoài nước: ổn định thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất của làng nghề chè và phát triển thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm) cho sản phẩm chè. Thông qua việc phát triển thương hiệu sản phẩm chè và phát triển du lịch làng nghề sẽ là tiền đề quan trọng trong việc nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Tác động của phát triển kinh tế địa phương: (i) gia tăng giá trị xuất khẩu của tỉnh; (ii) chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh; (iii) phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; (iv) phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

1.1.3.2. Phát triển xã hội làng nghề chè

- Thứ nhất, giảm nghèo cho các hộ dân làng nghề: Nghèo là một hiện tượng xã hội phổ biến trong các làng nghề chè hiện nay, đặc biệt là vùng núi.

Giảm nghèo là một mục tiêu xã hội quan trọng hàng đầu ở mỗi vùng chè. Đó là kết quả của quá tình phát triển kinh tế trong các làng nghề chè cũng như kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo của Chính phủ tại các địa phương.

- Thứ hai, tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn: Phát triển làng nghề chè kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề liên quan như: công nghiệp chế biến chè, công nghiệp chế tạo máy móc, dụng cụ cho sản xuất chè, dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất chè, phát triển dịch vụ du lịch làng nghề. Nhờ đó, nhiều việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp được tạo ra nhằm giải quyết công ăn việc làm và ổn định cuộc sống cho người dân nông thôn.

- Thứ ba, nâng cao dân trí và đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

Nâng cao dân trí được thực hiện thông qua phát triển giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, cung cấp các thông tin văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật cho người dân. Với trình độ dân trí cao hơn, người dân có thể có những quyết định đúng đắn hơn trong sản xuất kinh doanh cũng như trong tham gia phát triển cộng đồng. Ngoài ra, phát triển làng nghề chè về xã hội đảm bảo các hộ dân được đào tạo nghề thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn, lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng về sản xuất nghề chè tại các làng nghề.

- Thứ tư, phát triển làng nghề phải gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa trong các làng nghề chè: Hoạt động nghề chè cũng như các hoạt động nghề khác của làng nghề Việt, nó chính là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, các sản phẩm nghề được tạo ra từ bàn tay của các thợ nghề, hay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nghệ nhân nghề. Do vậy, cần phải gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thông qua việc duy trì và phát triển các lễ hội văn hóa chè, và tôn vinh nghệ nhân nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)