Một số hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 66)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng phát triển làng nghề chè huyện Thanh Sơn

3.2.1. Một số hạn chế

Làng nghề chè huyện Thanh Sơn đang phát triển theo hướng bền vững, tuy nhiên xu hướng bền vững này chưa thực sự mạnh mẽ thể hiện thông qua một số hạn chế, yếu kém sau đây:

3.2.1.1. Hạn chế về kinh tế

- Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của các hộ dân trong các làng nghề đạt mức khá cao, song chưa tương xứng với tiềm năng của các làng nghề chè.

Chất lượng sản phẩm của làng nghề chè chưa cao, không có sự đồng đều về chất lượng sản phẩm, mẫu mã đơn điệu. Chưa đa dạng sản phẩm được chế biến từ chè (sản phẩm chè của các làng nghề chè hiện nay là búo tươi và chè xanh),....

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Doanh thu và lợi nhuận của các hộ dân làng nghề được đánh giá khá đồng đều. Doanh thu bình quân/năm của hộ làm nghề chè trong làng nghề chè năm 2017 là 107,689 triệu đồng/hộ, năm 2018 đạt 119,031 triệu đồng/hộ, mặc dù có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm hộ tham gia HTX, hộ không tham gia HTX, hộ chuyên sản xuất chè búp tươi và hộ chế biến chè khô xanh.

- Chính sách tín dụng cho các hộ dân làng nghề chưa cụ thể dẫn đến các hộ dân trong các làng nghề chè khó tiếp cận với các nguồn tín dụng. Chưa có cơ chế thu hút các nguồn vốn tín dụng phi chính thức, chưa có nguồn kinh phí riêng để phục vụ cho phát triển làng nghề chè.

- Công nghệ sản xuất ở các làng nghề chè còn lạc hậu, dù các hộ dân trong làng nghề đã áp dụng máy móc thiết bị cho một số công đoạn cho sản xuất và chế biến chè, song hiệu quả chưa thực sự cao.

- Kiến thức thị trường, tính năng động trong tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm nghề chè còn thấp. Chưa tìm tòi phát triển sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

- Các làng nghề chè chưa quan tâm chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển thương hiệu. Các sản phẩm của làng nghề chè chưa được quảng bá rộng rãi và tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao.

- Vai trò của HTX còn chưa thực sự được thể hiện hết. Hiệu quả của các HTX chưa cao; tỷ lệ các hộ áp dụng sản xuất chè an toàn chưa phải hoàn toàn;

mặc dù HTX đóng vai trò liên kết hợp tác, hiệu quả điều phối giám sát chưa được thường xuyên, dẫn đến có tiến bộ hơn (đồng đều hơn) nhưng chưa đồng nhất.

- Kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển làng nghề chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch làng nghề còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch.

- Các hình thức tổ chức kinh tế trong và ngoài làng nghề liên quan đến hoạt động nghề chè của tỉnh hoat động chưa thực sự hiệu quả, một số doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nghiệp, HTX còn hoạt động cầm chừng, có tư tưởng ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước. Các mối liên kết giữa các tổ chức kinh tế còn lỏng lẻo.

- Ngân sách địa phương để hỗ trợ cho đầu tư cho phát triển làng nghề còn thấp. Nội dung công tác khuyến công mới đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển nghề và làng nghề. Đối tượng được hưởng ưu đãi còn đang là vấn đề tranh luận nhiều trong các hộ dân làng nghề chè hiện nay.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân về vai trò của nghề và làng nghề chưa toàn diện. Các cấp, các ngành chưa tập trung cao cho công tác phát triển nghề, làng nghề.

3.2.1.2. Hạn chế về xã hội

- Lao động tại các làng nghề đang có xu hướng già hóa (36,47% lao động thường xuyên trên 50 tuổi). Số lao động trẻ theo nghề chè đang có nguy cơ thiếu hụt (45% lao động trẻ tại các làng nghề không theo nghề chè mà làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, hoặc đi xuất khẩu lao động).

- Công tác đào tạo còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lao động được đào tạo mang tính chuyên nghiệp còn ít, phần lớn người lao động được đào tạo qua phương pháp “cầm tay chỉ việc”.

- Vai trò của nghệ nhân nghề chưa thực sự được chú trọng. Tính đến nay, huyện Thanh Sơn chưa công nhận nghệ nhân nghề chè.

- Làng nghề chè được công nhận theo TT 116/ BNN-PTNN thông qua Hiệp hội làng nghề. Tuy nhiên, làng nghề hiện nay chưa có tư cách pháp nhân, nên người dân không thể thông qua làng nghề đại diện như một tổ chức kinh tế để hoạt động kinh doanh.

3.2.1.3. Hạn chế về môi trường

- Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường và sản xuất chè an toàn chưa cao.

- Nguồn kinh phí đầu tư, hỗ trợ xử lý môi trường tại khu vực nông thôn nói chung và khu vực làng nghề nói riêng chưa được chú trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)