Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU27 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Thanh Sơn

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp tiếp cận của đề tài luận văn 2.3.1.1. Tiếp cận có sự tham gia

Phát triển làng nghề chè ở huyện Thanh Sơn có liên quan đến nhiều đối tượng, ở nhiều cấp khác nhau. Các đối tượng này gồm: các hộ sản xuất và chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

biến chè, các hợp tác xã, doanh nghiệp và các cơ quan, các nhà quản lý chỉ đạo ở các cấp. Vì vậy, phương pháp tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở các khâu, các nội dung của đề tài. Từ khâu khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng đến việc đề ra các giải pháp phát triển bền vững chè ở tỉnh đều có sự tham gia của các bên liên quan.

2.3.1.2. Tiếp cận theo hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

Trong các làng nghề hiện nay tồn tại nhiều hình thức tổ chức kinh tế ngành nghề như: hộ sản xuất trong ngành nghề, hợp tác xã, danh nghiệp. Mỗi hình thức tổ chức kinh tế lại sử dụng các cách thức tổ chức sản xuất khác nhau, mục tiêu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình và cải thiện môi trường trong làng nghề. Vì vậy, khi phân tích đánh giá sự phát triển làng nghề chè, nghiên cứu xem xét sự phát triển của từng hình thức tổ chức kinh tế ngành nghề, từ đó có những giải pháp hợp lý đối với những hình thức kinh tế đó.

2.3.1.3. Tiếp cận hệ thống

Làng nghề chè là một hệ thống, trong đó do những hộ dân làng nghề, những hợp tác xã, doanh nghiệp trong làng nghề tạo thành. Sự phát triển làng nghề là kết quả của sự phát triển và tác động lẫn nhau giữa các hộ dân làng nghề, các hợp tác xã, và các doanh nghiệp. Mỗi làng nghề lại là một đơn vị cấu thành nên nền kinh tế địa phương, chịu sự chi phối tác động của Nhà nước, và các tổ chức bên ngoài làng nghề như cơ quan khuyến công, khuyến nông, các trường đại học, các viện nghiên cứu, phong tục tập quán địa phương,... Do vậy, khi nghiên cứu về phát triển làng nghề chè cần phải xem xét các nội dung trong một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau.

2.3.1.4. Tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường

Luận văn nghiên cứu sự phát triển bền vững của làng nghề chè trên địa bàn huyện Thanh Sơn dựa trên việc tiếp cận theo 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường để có thể phân tích, đánh giá sự phát triển này; từ đó có cách nhìn toàn diện về phát triển bền vững làng nghề chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp là: Thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như Hiệp hội chè tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Thanh Sơn, các phòng ban có liên quan để thu thập các báo cáo tổng kết liên quan đến vấn đề làng nghề chè, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định,…

2.3.2.2 . Thu thập số liệu sơ cấp

a) Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị trước

Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin sơ cấp từ hộ sản xuất chè tại các làng nghề chè huyện Thanh Sơn được dựa trên một mẫu phiếu điều tra đã thiết lập. Nội dung phiếu điều tra gồm đặc điểm danh tính của hộ sản xuất chè, nguồn lực của hộ (nhân lực, diện tích chè, vốn,...), sản phẩm và một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh chè của hộ (như doanh thu các năm,...), hạn chế, bất cập,.... Mẫu phiếu điều tra được trình bày ở Phụ lục 1.

Chọn làng nghề chè điều tra:

Hiện nay trên dịa bàn huyện Thanh Sơn có 5 làng nghề chè chính, tập trung ở 4 xã là: Sơn Hùng (có 1 làng nghề chè, được công nhận sớm nhất năm 2006), xã Thục Luyện (có 2 làng nghề chè Đồng Lão và Ngọc Đồng, đều được công nhận năm 2011), xã Địch Quả (có 1 làng nghề chè được công nhận năm 2015) và xã Võ Miếu (có 1 làng nghề chè, được công nhận năm 2017), do đó chúng tôi lựa chọn 4 làng nghề để điều tra hộ sản xuất chè là làng nghề chè Khuôn (xã Sơn Hùng), làng nghề chè Đồng Lão (xã Thục Luyện), làng nghề chè Mai Thịnh (xã Địch Quả) và làng nghề chè Thanh Hà (xã Võ Miếu).

Chọn mẫu điều tra:

Trong tổng số 432 hộ sản xuất chè tại các làng nghề chè hiện có trên địa bàn huyện Thanh Sơn, chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp Slovin (1984) theo công thức sau đây:

n = N/(1 + N.e2) Trong đó: n là dung lượng mẫu được chọn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

N: Tổng thể hộ sản xuất chè ở các làng nghề chè. Ở đây tổng số hộ sản xuất chè trong các làng nghề chè ở huyện Thanh Sơn hiện nay là 432.

e: Sai số. Vì các hộ sản xuất chè trong các làng nghề chè ở địa phương được đánh giá khá đồng đều, nên chúng ta xác định sai số chọn mẫu không vượt quá 10%, tức e = 0,1. Tính toán theo công thức trên đây, ta có: số lượng hộ sản xuất chè trong các làng nghề chè cần chọn là n = 81,2; do đó mẫu được chọn lấy tròn số là 80 hộ sản xuất chè. Với 4 làng nghề chè đã được chọn trên đây, mỗi làng nghề chè điều tra 20 hộ, được trình bày ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Số hộ điều tra ở các làng nghề chè

Tên làng nghề chè Số hộ điều tra

Làng nghề sản xuất chè Khuôn Sơn Hùng 20

Làng nghề chế biến chè Đồng Lão Thục Luyện 20

Làng nghề chế biến chè Mai Thịnh Địch Quả 20

Làng nghề chế biến chè Thanh Hà Võ Miếu 20

Tổng số 80

Lựa chọn hộ sản xuất chè để điều tra:

Việc lựa chọn hộ sản xuất chè để điều tra được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, dựa theo sự thuận tiện trong quá trình điều tra thực tế và tác nghiệp trên hiện trường dưới sự tư vấn của cán bộ khuyến nông xã và trưởng làng nghề chè.

b) Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc những người có liên quan

Phương pháp này sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc một số đối tượng có liên quan đến làng nghề chè dựa trên một bảng kiểm kê liệt kê những thông tin cần thu thập. Đối tượng liên quan gồm: lãnh đạo HTX, doanh nghiệp chè,.... Nội dung bảng kiểm kê gồm ít nhất các thông tin liên quan đến đặc điểm danh tính của cơ sở, nguồn lực chủ yếu, kết quả sản xuất kinh doanh, hạn chế bất cập, xu hướng phát triển,.... Việc phỏng vấn các nhà quản lý nhằm sàng lọc các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững làng nghề chè ở huyện Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Sơn. Đồng thời, các nhà quản lý đưa ra quan điểm, để định hướng phát triển bền vững làng nghề là gì? Các yếu tố nào tác động đến nó? Hướng giải pháp can thiệp để có thể phát triển bền vững làng nghề chè. Bảng kiểm kê thông tin được trình bày ở Phụ lục 2 và 3.

c) Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận nhóm được tác giả sử dụng là kỹ thuật phỏng vấn một số nhà quản lý liên quan đến làng nghề chè. Đối tượng thảo luận nhóm là lãnh đạo làng nghề chè, lãnh đạo xã, cán bộ quản lý các cấp,... Việc phỏng vấn các nhà quản lý nhằm tìm kiếm các hạn chế đối với phát triển bền vững làng nghề chè như: kinh tế, xã hội, môi trường. Đồng thời, các nhà quản lý đưa ra quan điểm, để định hướng phát triển bền vững làng nghề là gì? Các yếu tố nào tác động đến nó? Giải pháp phát triển bền vững làng nghề chè?

Bảng kiểm kê thông tin được trình bày ở Phụ lục 2 và 3.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin số liệu 2.3.3.1. Phương pháp phân tích trên Excel PivotTable

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích excel để phân tổ thống kê số liệu được phân thành các nhóm số liệu đại diện cho các nhóm hộ sản xuất khác nhau về hình thức tổ chức sản xuất (HTX, hộ gia đình cá thể), phân chia theo nhóm sản phẩm làng nghề (chè búp tươi, chè khô); hay số liệu điều tra được phân thành các bộ số liệu theo hình thức tổ chức kinh tế trong làng nghề chè như: kinh tế hộ làm nghề chè, HTX, doanh nghiệp,… Các dữ liệu sau khi tổng hợp sẽ được trình bày bằng hai hình thức chủ yếu là bảng thống kê và đồ thị thống kê.

2.3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được tác giả sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát. Nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu là chỉ tiêu bình quân, chỉ tiêu lớn nhất, chỉ tiêu nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, sai số, hệ số biến động,… để phân tích, phản ánh thực trạng phát triển làng nghề chè

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

của huyện Thanh Sơn ở các mốc thời gian nghiên cứu theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

2.3.3.3. Phương pháp so sánh

So sánh theo không gian trong cùng một mốc thời gian để thấy tác động của yếu tố vùng miền tới phát triển làng nghề chè; So sánh giữa các hộ làm nghề chè trong làng nghề chè có tham gia hợp tác xã và không tham gia hợp tác xã để thấy tác động của liên kết ngang trong phát triển làng nghề chè; So sánh theo thời gian để thấy sự phát triển và tính bền vững trong phát triển của làng nghề chè về kinh tế, xã hội và môi trường.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)