Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng phát triển làng nghề chè huyện Thanh Sơn
3.1.2. Một số đặc điểm chung làng nghề chè huyện Thanh Sơn
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ (2018), Thanh Sơn là huyện có nhiều làng nghề chè đứng thứ hai toàn tỉnh với số lượng là 5 làng nghề chè, tập trung tại các xã Thục Luyện: 2 làng nghề chè, các xã Sơn Hùng, Địch Quả và Võ Miếu mỗi xã có 1 làng nghề chè (Bảng 3.2).
Về thời gian của làng nghề: Làng nghề chè Khuôn (xã Sơn Hùng) được công nhận sớm nhất vào năm 2006, cách đây 13 năm. Làng nghề chè Thanh Hà (xã Vĩ Miếu) được công nhận gần nhất là năm 2017. Sản phẩm của tất cả các làng nghề chè này đều chè nguyên liệu thô chưa chế biến (sau đây gọi tắt là chè búp tươi) và chè chế biến thành phẩm chè xanh (gọi tắt là chè xanh). Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề chủ yếu là trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Đánh giá về tiêu chí môi trường theo Thông tư số 31/2017/TT- BTNMT ngày 27/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường đều đạt yêu cầu. Kết quả đánh giá tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tiêu chí số 17 (tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm) cũng đều đạt yêu cầu (Bảng 3.2).
Theo báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, năm 2017 tổng sản lượng chè của tất cả 5 làng nghề chè huyện Thanh Sơn đạt 466 tấn, trung bình mỗi làng nghề có sản lượng đạt 93,2 tấn, độ lệch chuẩn là 37,6 tấn, nên hệ số biến động đạt 40,3%. Tổng doanh thu của tất cả 5 làng nghề chè này năm 2017 đạt 32,6 tỷ đồng, bình quân mỗi làng nghề chè có doanh thu 6,5 tỷ đồng, độ lệch chuẩn đạt 2,7 tỷ đồng, nên hệ số biến động đạt 40,8% (Bảng 3.3).
Bảng 3.2. Một số thông tin làng nghề chè huyện Thanh Sơn Tên, địa chỉ làng nghề
Năm công nhận
Sản phẩm
Thị trường
tiêu thụ
Tiêu chí môi
trường
Tiêu chí NTM Làng nghề sản xuất chè
Khuôn, xã Sơn Hùng 2006 Chè xanh, chè búp tươi
Trong tỉnh, ngoài tỉnh và
xuất khẩu
Đạt Đạt
Làng nghề chế biến chè
Đồng Lão, xã Thục Luyện 2011 Chè xanh,
chè búp tươi Đạt Đạt
Làng nghề sản xuất và chế biến chè Ngọc Đồng, xã Thục Luyện
2011 Chè xanh,
chè búp tươi Đạt Đạt
Làng nghề chế biến chè
Mai Thịnh, xã Địch Quả 2015
Chè xanh,
chè búp tươi Đạt Đạt
Làng nghề chế biến chè
Thanh Hà, xã Võ Miếu 2017 Chè xanh,
chè búp tươi Đạt Đạt
Nguồn: Chi cục PTNT tỉnh Phú Thọ (2018) và tính toán của tác giả Tất cả 5 làng nghề chè ở huyện Thanh Sơn có tổng số 432 hộ làm nghề chè, bình quân mỗi làng nghề chè có 86,4 hộ gia đình làm nghề chè, độ lệch chuẩn là 38,8 hộ, nên biến động đến 45,1%.
Tất cả 5 làng nghề chè có tổng số 786 lao động, bình quân mỗi làng nghề có 157,2 lao động. Trong đó cả 5 làng nghề này có tổng số 639 lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thường xuyên, bình quân mỗi làng nghề chè có 127,8 lao động thường xuyên, độ lệch chuẩn số lao động thường xuyên đạt 61,9 lao động, nên biến động đạt cao tới 48,4% (Bảng 3.3).
Thu nhập bình quân lao động của mỗi làng nghề chè này đạt 4,3 triệu đồng/người/tháng, được đánh giá là thu nhập tốt và ổn định giữa các tháng trong một năm. Độ lệch chuẩn về thu nhập là 1,1 triệu đồng/tháng, nên biến động đạt 25,3%, khá đồng đều giữa các làng nghề chè trên địa bàn huyện (Bảng 3.3).
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế làng nghề chè huyện Thanh Sơn năm 2017
Tên, địa chỉ làng nghề Sản lượng
(tấn)
Doanh thu (tỷ đồng)
Số hộ làng nghề
Thu nhập lao
động (triệu đ/tháng)
Tổng số lao động (người)
Số lao động thường
xuyên (người) Làng nghề sản xuất chè
Khuôn, xã Sơn Hùng 124 8,7 65 2,6 135 55
Làng nghề chế biến chè
Đồng Lão, xã Thục Luyện 99 6,9 54 4,5 165 165
Làng nghề sản xuất và chế biến chè Ngọc Đồng, xã Thục Luyện
107 7,5 56 4,8 164 164
Làng nghề chế biến chè Mai
Thịnh, xã Địch Quả 108 7,6 135 5,5 82 67
Làng nghề chế biến chè
Thanh Hà, xã Võ Miếu 28 1,9 122 4,0 240 188
Sum 466 32,6 432 - 786 639
Mean 93,2 6,5 86,4 4,3 157,2 127,8
SD 37,6 2,7 38,9 1,1 57,3 61,9
SE 16,8 1,2 17,4 0,5 25,6 27,7
CV% 40,3 40,8 45,1 25,3 36,4 48,4
Nguồn: Chi cục PTNT tỉnh Phú Thọ (2018) và tính toán của tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hiện nay, tại các làng nghề chè huyện Thanh Sơn, các hộ dân đang sử dụng công nghệ thủ công truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại vào sản xuất: Máy sao cải tiến, máy vò chè mini, máy xào gas,… đã giảm thiểu đáng kể sức lao động, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, một số hộ đã đầu tư thêm máy hút chân không, máy đóng gói để để bảo quản và nâng cao chất lượng mẫu mã, bao bì sản phẩm. Bên cạnh đó, phát triển làng nghề chè giúp cho nhiều dịch vụ phát triển như: dịch vụ cung cấp giống, phân bón, dịch vụ thu mua sản phẩm,… Đặc biệt là dịch vụ du lịch cộng đồng mới phát triển từ năm 2015 trở lại đây đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho các làng nghề chè của tỉnh. Sự phát triển này đã giúp cho cơ cấu kinh tế của địa phương chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại - dịch vụ.