Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững làng nghề chè

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài luận văn

1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững làng nghề chè

Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những nguồn lực và là cơ sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng, miền nói chung và các làng nghề chè nói riêng. Tuy nhiên, do đặc trưng về điều kiện tự nhiên mỗi vùng miền, dẫn đến chất lượng và sản lượng chè ở mỗi vùng là khác nhau. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển làng nghề chè. Bên cạnh đó, vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, điện, nước, viễn thông,... cũng sẽ tạo cho sự giao lưu kinh tế, mở rộng hợp tác, hội nhập kinh tế, phát triển thị trường,… tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển.

1.1.4.2. Quy mô đầu tư nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất nghề là chè búp tươi. Do vậy, chi phí nguyên liệu sẽ bao gồm toàn bộ các chi phí: giống chè, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí điện, nước tưới cho chè,... tính đến khi thu hái sản phẩm chè búp tươi để đưa vào sao sấy. Mỗi vùng chè, mỗi hộ chè đầu tư chi phí cho vườn chè khác nhau, dẫn đến chất lượng nguồn nguyên liệu chè cũng khác nhau. Thông thường, những hộ nghề có quy mô vườn chè lớn thì chi phí nguyên liệu cho sản xuất chè cũng lớn.

1.1.4.3. Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn lao động được thể hiện qua trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm làm nghề của hộ, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất, khả năng tìm kiếm thị trường,... Tuy nhiên, lao động nghề chủ yếu là lao động thủ công không qua đào tạo, phần lớn là lao động nữ, dẫn đến khó khăn trong công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.1.4.4. Công cụ, phương tiện sản xuất

Tư liệu sản xuất tại (công cụ sản xuất) các làng nghề chè bao gồm: cuốc, xẻng, máy bơm nước, bình phun thuốc trừ sâu, máy sao sấy chè,... Các yếu tố này đảm bảo cho quá trình sản xuất của làng nghề diễn ra liên tục, và đảm bảo cho làng nghề có điều kiện đầu tư, phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.

1.1.4.5. Quy mô vốn

Quy mô vốn tại các làng nghề chè thường không lớn, sản xuất theo thời vụ nên thường tận dụng lượng tiền nhàn rỗi trong dân (vốn tự có) hoặc các hộ có thể tự huy động từ anh em, họ hàng,... hay nguồn vốn tín dụng chính thức từ các quỹ tín dụng, các ngân hàng thương mại,… Đối với nguồn vốn tín dụng, các hộ có thể vay nhưng thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn cho vay ít, thời gian vay ngắn nên thực tế của nguồn vốn này thấp so với nhu cầu của các hộ dân làng nghề. Chính những khó khăn như quy mô vốn nhỏ lẻ, tỷ lệ vốn chủ yếu là vốn tự có, những khó khăn khi vay vốn ảnh hưởng rất lớn đến quy mô sản xuất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nghề.

1.1.4.6. Sự phát triển của khoa học và công nghệ

Đặc thù của các làng nghề chè là một chuỗi liên tiếp của quá trình từ trồng trọt, chăm sóc, thu hái, chế biến, tiêu thụ. Do vậy, trình độ công nghệ ở các làng nghề chè bao gồm công nghệ về giống, công nghệ phân bón, công nghệ về quy trình kỹ thuật quản lý chăm sóc, công nghệ thu hoạch và công nghệ chế biến. Công nghệ không chỉ ảnh hưởng tới năng suất lao động, sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm của các hộ nghề mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển của làng nghề chè.

1.1.4.7. Các hình thức liên kết trong phát triển làng nghề

Tại các làng nghề chè hiện nay các hộ, HTX, THT, các doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm chè hoạt động độc lập và manh mún, giữa họ chưa có sự liên kết chặt chẽ. Cần khuyến khích các hình thức liên kết trong các làng nghề: liên kết ngang, liên kết dọc và liên kết với các cơ quan, tổ chức quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nhằm hỗ trợ để ổn định các yếu tố đầu vào cho các hộ dân làng nghề với chất lượng và giá cả hợp lý, mở rộng hơn thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề. Những quan hệ liên kết quan trọng cần được tập trung đẩy mạnh là liên kết giữa giữa doanh nghiệp chè với các nhà phân phối, liên kết HTX với hộ dân làng nghề, liên kết giữa HTX với doanh nghiệp. Nội dung liên kết bao gồm: liên kết về tài chính đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, tăng vốn lưu động, liên kết trong phân phối và xuất khẩu, để mở rộng thị trường hoặc để có thể đáp ứng được những đơn hàng có số lượng lớn.

1.1.4.9. Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề chè

Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tại các làng nghề chè gồm hộ ngành nghề, THT, HTX và các loại hình doanh nghiệp. Trong đó, hình thức sản xuất kinh doanh phổ biến là hộ ngành nghề. Chính hình thức hộ ngành nghề nhỏ lẻ đã làm cho sự phát triển sản phẩm chè không đồng đều về sản lượng và chất lượng trong cùng một làng, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến thị trường đầu ra không ổn định. Sự xuất hiện và phát triển THT, HTX, doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy áp dụng công nghệ vào sản xuất và chế biến sản phẩm chè chất lượng cao, gia tăng sản lượng và các hình thức này đã có vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm thị trường, phát triển thương hiệu sản phẩm chè nói chung và cho các làng nghề chè nói riêng và là đầu mối tiêu thụ chính sản phẩm nghề cho các hộ dân làng nghề.

1.1.4.10. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề chè hiện nay chủ yếu cho các thương lái tại làng nghề, tiêu thu tại các chợ truyền thống, các cửa hàng đại lý,… Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường xuất khẩu của làng nghề chè đang được mở rộng. Sản phẩm xuất khẩu của làng nghề là chè xanh và chè xanh đặc sản được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài qua các doanh nghiệp xuất khẩu, và một số HTX. Thông qua xuất khẩu, giá trị sản phẩm chè tăng lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.1.4.11. Môi trường tại các làng nghề chè

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề đang được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm. Đối với làng nghề chè, ô nhiễm chủ yếu do khí thải từ các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, nếu hộ dân trong làng nghề chè bón phân, và dùng các loại thuốc trừ sâu quá liều lượng và không theo quy định thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và tăng lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong chè, làm ảnh hưởng tới chất lượng chè của hộ, ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong hộ chè. Do vậy, để hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm chè, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chè, các hộ cần phải chăm sóc, chế biến chè theo quy trình sản xuất chè an toàn (VietGAP, Global GAP,...).

1.1.4.12. Các yếu tố thể chế, chính sách

Sự phát triển làng nghề chè phụ thuộc rất lớn vào quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước thông qua việc ban hành, thực thi các chính sách và pháp luật, sự ổn định của hệ thống chính sách, điều kiện và tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của địa phương, sự hoàn thiện của hệ thống chính trị, đường lối, chính sách, pháp luật,... Để thúc đẩy làng nghề phát triển, trong chính sách nhà nước cần chú trọng đến hỗ trợ chuyển giao, cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải tiến chính sách xúc tiến thương mại, chiến lược xây dựng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuân lợi cho các làng nghề chè phát triển và hội nhập

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)